Ô nhiễm môi trường Hà Nội: 5 cửa ô mù mịt bụi

Kết quả quan trắc, có tới 72% số điểm được đo kiểm có hàm lượng bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Thực tế là vậy, song việc tìm giải pháp vẫn chưa thực sự khả thi.

Kết quả quan trắc, có tới 72% số điểm được đokiểm có hàm lượng bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Thực tế là vậy, songviệc tìm giải pháp vẫn chưa thực sự khả thi.

Các tuyến đường đều... bụi
 
Đường Phạm Văn Đồng, chạy trên địa phận xã CổNhuế, huyện Từ Liêm là một trong những tuyến đường đứng đầu về bụi bẩn. Conđường dài gần 5 km tính từ đầu cầu vượt Mai Dịch cho tới chân cầu Thăng Longlúc nào cũng chìm trong khói bụi mịt mù. Đây là tuyến đường cửa ngõ Thủ đôcó lưu lượng phương tiện tham gia giao thông cao, trong đó có nhiều xe tảihạng nặng.
 
Thêm vào đó, những năm gần đây, 2 bên hành langliên tiếp mọc lên những công trình xây dựng mới. Đi theo công trình, khóibụi được dịp tung hoành, người đi qua đây nếu không đeo kính thì phải mắtnhắm, mắt mở để... nhìn đường. Mỗi ngày, tuyến đường này đều được phun rửabằng nước. Tuy nhiên, tình trạng bụi bay mù trời vẫn không thể cải thiện.Hai bên lề đường bụi bẩn đã bám thành vệt dày đặc và chạy dài. Hơn nữa,nhiều ô tô tải cỡ lớn vận chuyện vật liệu xây dựng như cát, sỏi chạy trênđường cũng không tuân thủ tốt việc che phủ hay đậy bạt khiến bụi bẩn tại đâycàng thêm nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường Hà Nội: 5 cửa ô mù mịt bụi

Bụi như khói trên đường Chiến Thắng, quận Hà Đông.

 
Bà Nguyễn Nhật Ánh, bán quán nước trên tuyếnđường này cho hay: "Mỗi lần đi đường đều phải che kín mặt nếu không muốnbị bụi táp thẳng vào mặt. Trời mưa thì bùn lầy, nắng hửng thì bụi bay khủngkhiếp. Tường nhà, mái nhà đều bị nhuộm bụi quanh năm nhưng cũng không cóbiện pháp nào khắc phục...".
 
Cùng hoàn cảnh với đường Phạm Văn Đồng, tuyếnđường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân) cũng ngập chìm trong khói bụi. Các hộgia đình sinh sống tại tuyến đường này càng khốn khổ hơn khi vài năm trước,công trình mở rộng con đường được bắt đầu nhưng chẳng biết đến bao giờ thìhoàn thành. Ông Nguyễn Trọng Mạnh, chủ một hộ gia đình tiếp giáp với đườngKhuất Duy Tiến than thở: "Bụi mù mịt, cửa đóng cả ngày bụi vẫn bay vàonhà bám đặc vào tất cả các vật dụng. Không lúc nào là không có bụi. Nhiềukhi bụi bay dày đặc như mây, đứng bên này đường nhìn không tới bên kiađường. Càng những ngày thời tiết hanh khô, bụi bay càng khủng khiếp...".
 
Không chỉ 2 tuyến đường điển hình trên, tại cáccửa ngõ Thủ đô như đường Giải Phóng, đường Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, đườngNguyễn Trãi, Minh Khai khói bụi cũng mịt mù suốt ngày đêm. Điều đó khiến chocác tuyến đường trong nội thành, kể cả khu phố cổ bị ô nhiễm khói bụi nghiêmtrọng chưa từng thấy.
 
Giải pháp nào?
 
Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môitrường Hà Nội năm 2009, tại 250 điểm đo kiểm có tới 180 điểm đo (chiếm 72%)có hàm lượng bụi lơ lửng vượt TCCP. Các tuyến đường có hàm lượng bụi cao chủyếu thuộc về các vùng ngoại thành, đặc biệt là các tuyến đường vành đai củaThủ đô.
 
Cụ thể, đường Nguyễn Trãi, có vị trí vượt TCCPtới 11 lần; Đường Nguyễn Văn Linh vượt 10,8 lần; Ngã ba Tam Trinh - Lĩnh Namcó nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn 5,2 lần; Đường Phạm Văn Đồng vượt 3,6 lần...Cùng với đó là một loạt các "phố bụi" khác như Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương,Kim Giang, Khương Đình có nồng độ bụi cao gấp từ 3,8 đến 6,3 lần so vớiTCCP.
 
So sánh kết quả quan trắc bụi tại 45 điểm trong2 năm cho thấy, có những đường phố có hàm lượng bụi cao gấp đôi, thậm chígấp 5 lần chỉ trong vòng 1 năm. Cụ thể như đường Hoàng Quốc Việt, năm 2007nồng độ bụi là 222,2 microgam /m³, sang năm 2008 lên tới 414,3 microgam;Đường Trần Duy Hưng năm 2007 nồng độ bụi là 328,3 microgam/m³ đến năm 2008lên tới 861,4 microgam/m³. Tại một số tuyến phố, nồng độ bụi vọt lên trên1.000 microgam/m³ như An Dương Vương từ 244,3 lên 1.002,3 microgam/m³; NgôGia Tự từ 287,0 lên 1.278,6 microgam/m³; Khuất Duy Tiến từ 831,1 lên 1.138,1micrôgam/ m³. Vấn đề ô nhiễm bụi tại nhiều tuyến đường của Thủ đô đã ngàymột nghiêm trong hơn qua từng năm. Tuy nhiên việc tìm giải pháp giải quyếtvấn đề này xem ra vẫn chưa thực sự khả thi.
 
Ông Nguyễn Văn Lượng, Giám đốc Chi cục bảo vệMôi trường, Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: "Việc 72% cácđiểm vượt quá TCCP về nồng độ bụi thực sự là con số đáng báo động. Vấn đềnày rất cần những giải pháp mang tính hiệu quả triệt để. Tuy nhiên, giảipháp hiện nay đưa ra vẫn chỉ là tăng cường kiểm tra các phương tiện giaothông vận chuyển vật liệu. Trong khi đó việc triển khai kiểm tra và tiếnhành xử phạt lại thuộc chức năng của các ban ngành khác nhau. Dó đó, giảipháp đưa ra vẫn chỉ là kêu gọi việc quản lý chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa từcác ngành chức năng".

Theo QuốcHưng
 
Ô nhiễm môi trường Hà Nội: 5 cửa ô mù mịt bụi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.