Phát hiện đường hầm bí mật ở cung Nam Phương Hoàng hậu

Theo tài liệu lịch sử, cung Nam Phương còn có tên là dinh Nguyễn Hữu Hào – một đại điền chủ xứ Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang), thân phụ của bà Nguyễn Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng hậu (vợ Vua Bảo Đại). Dinh được đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào xây tặng cho con gái của mình vào đầu những năm 30 của thế kỷ 20

Mới đây, trong lúc dọn dẹp phòng ốc để trưng bày hình ảnh và hiện vật tại cungNam Phương Hoàng hậu, các nhân viên bảo tàng Lâm Đồng đã phát hiện ngay trongngôi nhà này một đường hầm bí mật...

Nơi ở của hoàng hậu cuối cùng

Cung Nam Phương Hoàng hậu nằm ở trục đường Hùng Vương, trên một ngọn đồi kháthoáng đãng, trong khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng, gần với dinh I và dinh II củaVua Bảo Đại.

Phát hiện đường hầm bí mật ở cung Nam Phương Hoàng hậu
Cung Nam Phương Hoàng hậu nằm trên một đồi thông rộng thoáng.

Theo tàiliệu lịch sử, cung Nam Phương còn có tênlà dinh Nguyễn Hữu Hào – một đại điềnchủ xứ Gò Công (nay thuộc tỉnh TiềnGiang), thân phụ của bà Nguyễn Thị Lan,tức Nam Phương Hoàng hậu (vợ Vua BảoĐại). Dinh được đại điền chủ Nguyễn HữuHào xây tặng cho con gái của mình vàođầu những năm 30 của thế kỷ 20.

Gọi là “cung” nhưng cung Nam PhươngHoàng hậu không lớn, chỉ có diện tíchkhoảng 500m2 với một tầng lầu, một tầngtrệt và một tầng hầm. Mới đây, khi dọndẹp để trưng bày hiện vật, các nhân viênBảo tàng Lâm Đồng đã phát hiện ngay dướichân cầu thang tầng hầm có một đường hầmbí mật, mà theo phỏng đoán của các nhânviên ở đây, “nó dẫn ra ngoài khuôn viênBảo tàng Lâm Đồng để đi đến đâu đó, nhưmột số dinh thự lớn của Bảo Đại và cácquan chức cấp cao của các chế độ sauhoàng triều cương thổ ở Đà Lạt.

Tuy cung Nam Phương Hoàng hậu là côngtrình kiến trúc hình khối nhưng bêntrong được thiết kế khá thoáng về mặtkhông gian, và nội thất tuân thủ kiểu“cửa vòm, ô kính màu” nên cả công trìnhnày vẫn toát lên sự sang trọng và khôngquá thực dụng.

Bằng mắt thường, chúng ta dễ dàng nhậnra tổng thể của công trình kiến trúccung Nam Phương Hoàng hậu là một hìnhkhối theo kiểu vừa kinh điển, vừa hiệnđại trong bố cục không gian của phongcách kiến trúc lúc bấy giờ - phong cáchtân cổ điển có hình khối làm chủ đạo,đồng thời đã được mềm hóa bằng các họatiết trang trí vừa mang phong cách kiếntrúc cổ điển châu Âu vừa mang dáng dấpkiến trúc của phương Đông.

Theo suy nghĩ chủ quan, chúng tôi chorằng Art Deco là sự lựa chọn về phongcách kiến trúc trong xây dựng công trìnhcung Nam Phương Hoàng hậu để tặng riêngcho con gái mình là sự lựa chọn đúng củađại điền chủ Nguyễn Hữu Hào lúc bấy giờ.

Phát hiện đường hầm bí mật ở cung Nam Phương Hoàng hậu
Dưới chân cầu thang này là đường hầm bí mật..

“Lần tìmmanh mối, chúng tôi biết được hiện ở ĐàLạt vẫn còn ít nhất một người từng thamgia vào việc đào đường hầm bí mật nàycòn sống; và người này đã xác nhận mộtsố thông tin về đường hầm bí mật ở cungNam Phương Hoàng hậu” – ông Phạm Hữu Thọ- Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng cho biết.Theo dự đoán (vì chưa khai thông) củacác nhân viên Bảo tàng, đường hầm bí mậtở cung Nam Phương Hoàng hậu rất có thểđược thông đến hệ thống đường hầm bí mậtcủa dinh I và dinh II Bảo Đại.

Đường hầm bí mật vẫn đang... bí mật


Xét về địa lý, cung Nam Phương Hoàng hậunằm ở vị trí giữa dinh I và dinh II –cách dinh I khoảng 1km và cách dinh IIkhoảng 2km. Từ dinh I, cách nay nhiềunăm, người ta đã phát hiện ra một hệthống đường hầm bí mật xuất phát từphòng ngủ của Vua Bảo Đại (sau này làcủa Tổng thống Ngô Đình Diệm) xuyênxuống lòng đất rồi một nhánh rẽ đến bãiđáp máy bay trực thăng ở gần đó, mộtnhánh khác tiếp tục xuyên qua nhiều quảđồi để đến dinh II cách dinh I khoảng3km dọc theo đường Hùng Vương.

Hiện chúng tôi đang tiến hành thu thập tư liệu về đường hầm bí mật này và có thể sẽ tiến hành khai thông trong nay mai để đưa vào phục vụ du lịch.

Ông Phạm Hữu Thọ

Khi còn sống, hầu cận tin cẩn của Vua Bảo Đại làcụ Nguyễn Đức Hòa (về sau là nhân viên của dinhIII Đà Lạt) từng kể lại: “Đức kim thượng (VuaBảo Đại) luôn căn dặn tôi “không biết, khôngnghe, không thấy” về hệ thống đường hầm bí mật.Sau Vua Bảo Đại, Tổng thống Ngô Đình Diệm lênnắm quyền đã cho gia cố hệ thống đường hầm từdinh I đến dinh II một cách chắc chắn hơn…”.

Theo phỏng đoán của ông Phạm Hữu Thọ, đường hầmbí mật ở cung Nam Phương Hoàng hậu không chỉthông với đường hầm từ dinh I sang dinh II màrất có thể còn thông với hệ thống đường hầm dẫnđến căn nhà ngự lâm quân của Vua Bảo Đại (nay làtrụ sở Ủy ban MTTQ VN tỉnh Lâm Đồng), hoặc cóthể xa hơn là dẫn đến biệt điện Trần Lệ Xuân,khách sạn Langbian Palace…

Có lẽ cũng nên nói thêm một chút về Hoàng hậuNam Phương sau khi Vua Bảo Đại trao ấn kiếm choViệt Minh. Bà là người được nhắc đến nhiều bởimột lá thư vừa được công bố mới đây: “Kể từtháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đã thoát khỏi sựđô hộ của người Pháp nhưng vì lòng tham của mộtthiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quânđội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dânViệt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đãcó quá nhiều đau khổ… Thay mặt cho hàng chụctriệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạnbè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênhvực cho tự do…”.

Hiện tại, chỉ một số ít đoạn của hệ thống đường hầm bí mật ở TP.Đà Lạt đã được khai thông để khai thác du lịch như đường hầm của Sofitel Dalat Palace, còn lại hầu hết vẫn đang là… bí mật. Và bởi vậy, ý định khai thông đường hầm ở cung Nam Phương Hoàng hậu của Bảo tàng Lâm Đồng sẽ khó thực hiện nếu hệ thống đường hầm bí mật của Đà Lạt vẫn đang còn “tắc”.

Rồi, những ngày ở Đà Lạt của vị hoàng hậu cuốicùng của chế độ phong kiến Việt Nam còn đượcnhắc nhiều đến việc xây lăng mộ cho bố mình –Quận công Nguyễn Hữu Hào – và tự tay đề hai cặpcâu đối ngay lối vào nhất chính đạo (lăng NguyễnHữu Hào tọa lạc trên một đồi thông gần thác CamLy): “Dữ quốc đồng hưu thiên cổ hà sơn thư khoánvĩnh/Dưỡng thân dục đãi bách niên phong thụ đỉnhchung bi/Chất giáng trụ thiên phảng phất anhlinh quy thổ lạc/Chung trừ túc địa uất thôngvượng khí hộ giai thành”; có nghĩa là: “Một lòngvới nước, ngàn năm sông núi mãi ghi trong sáchsử, khoán ước/Nuôi dưỡng cha mẹ, trăm năm câygió khắc ghi nỗi đau buồn trên chuông đỉnh/Chótvót chống trời, phảng phất khí thiên về nơi anlạc/Đất thiêng tốt lành, bao trùm vượng khí bảovệ chốn giai thành”.

“Biết đâu từ cung Nam Phương Hoàng hậu này còncó một đường hầm bí mật khác dẫn đến lăng NguyễnHữu Hào?” – trước câu hỏi khá bất ngờ của chúngtôi, Giám đốc Phạm Hữu Thọ tỏ ra dè dặt: “Đó làmột giả thuyết hay, nhưng chỉ khi nào khai thôngđường hầm mới có thể kết luận!”.
 


Theo Võ Khắc Dũng
Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.