Rất khó sáp nhập lương tối thiểu vào năm 2012”

Tuy nhiên, theo bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động Tiền lương (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), đây không phải là việc dễ dàng, vì khoảng cách chênh lệch lương tối thiểu giữa các vùng hiện quá xa, có nơi đến 30%.

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đãdự kiến xây dựng đề án cải cách tiền lương, trong đó đề cập tới việc phải sápnhập lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp vào năm 2012, để phù hợp xuthế hội nhập với khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, theo bà Tống Thị Minh,Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), đâykhông phải là việc dễ dàng, vì khoảng cách chênh lệch lương tối thiểu giữa cácvùng hiện quá xa, có nơi đến 30%.

Chưa đến 5% doanh nghiệp trảlương dưới mức tối thiểu

Rất khó sáp nhập lương tối thiểu vào năm 2012”
Nhiều nước trên thế giới hiện nay không còn quan tâm đến vấn đề lương tối thiểu, vì tiền lương là do thị trường lao động điều tiết

Thưa bà, thời gian gần đây,nhiều ý kiến đánh giá mức lương tối thiểu của Việt Nam hiện nay quá thấp, chỉđáp ứng được 60 - 65% nhu cầu tối thiểu, quan điểm của bà thế nào?

Tôi không phủ nhận mức lương tốithiểu của chúng ta hiện nay thấp, tuy nhiên để so sánh với một số nước trên thếgiới thì sẽ không chuẩn. Với lương tối thiểu, chúng ta cần phải định nghĩa rõ,lương tối thiểu để làm gì?

Thực tế, lương tối thiểu là cáicận dưới, là “lưới đỡ” cho nhóm lao động nghèo, yếu thế, chứ hiện nay rất ítdoanh nghiệp trả lương theo mức lương tối thiểu. Theo điều tra của chúng tôi,hiện chỉ có chưa đến 5% doanh nghiệp trả lương dưới mức tối thiểu, hơn 95% doanhnghiệp trả lương theo năng suất lao động.

Hiện có không ít doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài đang bám vào lương tối thiểu để trả cho người laođộng...?

Đúng là hiện nay nhiều doanhnghiệp FDI đang bám vào lương tối thiểu để trả công cho người lao động, bởi vậytrong quy định chúng tôi đã bắt buộc doanh nghiệp phải trả cho người lao động đãqua đào tạo mức lương cao hơn lương tối thiểu ít nhất 7%.

Tuy nhiên, nếu đổ tại lương tốithiểu thấp là không đúng, bởi như đã nói, nó chỉ là "lưới đỡ" cho lao động yếuthế. Còn mức thu nhập cụ thể thì phải do người lao động và chủ sử dụng thỏathuận với nhau.

Ở nước ta hiện nay người lao độngrất khó mặc cả với chủ sử dụng về vấn đề lương thưởng vì trình độ của người laođộng thấp, năng suất lao động tăng quá chậm, chỉ khoảng 0,4%/năm... khiến mứclương thị trường khó có thể tăng nhanh được. Đó là còn chưa nói tới chuyện đạidiện của người lao động chưa đủ mạnh để hỗ trợ họ đàm phán lương.

Nhiều nước trên thế giới khôngquan tâm đến vấn đề lương tối thiểu vì tiền lương là do thị trường lao động điềutiết. Ví dụ tại Mỹ, hơn 30 năm nay họ không điều chỉnh lương tối thiểu vì bảnthân năng lực thỏa thuận của người lao động rất tốt, người ta thậm chí còn khôngcần đến công đoàn.

Hàng chục chính sách đang bámvào lương tối thiểu

Thưa bà, việc chia lương tốithiểu thành 4 vùng và hai loại hình doanh nghiệp như hiện nay có tạo ra sự bấtbình đẳng đối với đời sống của người lao động và cạnh tranh thu hút nhân lựctrong các doanh nghiệp?

Chúng tôi đang thực hiện lộ trìnhsáp nhập lương tối thiểu tới năm 2012 giữa các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiêncũng có nhiều vấn đề khiến việc sáp nhập khó có thể diễn ra như mong muốn.

Có thể, tới năm 2012, mức lươngtối thiểu tại vùng 1 của hai loại hình doanh nghiệp là trong nước và FDI sẽ sápnhập được, nhưng những vùng khác thì rất khó khăn.

Lý do ở đây là, ở những vùng kháckhoảng cách giữa hai loại hình doanh nghiệp khoảng 10 - 15% thì dễ sáp nhậpnhưng ở vùng 4, hiện thời khoảng cách lương tối thiểu giữa hai loại hình doanhnghiệp là 30%.

Đây là khoảng cách quá xa, nếutăng lương tối thiểu khu vực trong nước lên cao quá để có cùng lương tối thiểuvới khu vực FDI thì các doanh nghiệp trong nước sẽ khó thực hiện được.

Ở nước ta hiện có hơn 90% doanhnghiệp là vừa và nhỏ, tăng một đồng lương đối với những doanh nghiệp này khônghề đơn giản chút nào.

Như vậy, để sáp nhập mức lươngtối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp vào năm 2012 là điều không thể thựchiện?

Chúng tôi có đề xuất tới việc đónhưng cũng đang phải cân nhắc. Bởi hiện tại lương tối thiểu vùng 4 đang gắn vớilương tối thiểu chung. Đây cũng là căn cứ để chi trả nhiều loại phụ cấp ở nướcta.

Hiện tại có hàng chục chính sáchđang bám vào lương tối thiểu, từ chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp người cócông, trợ cấp xã hội... đều bám vào lương tối thiểu, bởi vậy khi lương tối thiểutăng một đồng thì ngân sách Nhà nước sẽ phải chi trả nhiều nên phải tính kỹ.

Trong thời gian tới chúng tôimuốn tách lương tối thiểu công chức ra thành hệ thống riêng, không đi cùng lươngtối thiểu vùng như hiện nay nữa, nhưng việc này mới là đề xuất chưa được chấpnhận.

Tuy nhiên, tôi cho rằng không nênquá coi nặng vấn đề lương tối thiểu mà quan trọng hơn là cơ chế thỏa thuận giữachủ sử dụng và người lao động như thế nào. Tăng lương cũng phải tính đến khảnăng của doanh nghiệp.

Ví dụ, ở khu vực FDI nhiều doanhnghiệp đã báo cáo lỗ trong nhiều năm liền, thuế còn không thu được thì khó cóchuyện tăng lương cho người lao động. Thực tế hàng năm, lương của lao động chỉtăng rất ít, nếu cộng trượt giá vào thì coi như chẳng tăng gì cả.

Vì thế, vấn đề cải cách tiềnlương hay tăng lương phải đặt trong tổng thể chiến lược nguồn nhân lực, kể cảchính sách dân số, thể lực người Việt tạo nên năng suất lao động.

Theo Vũ Quỳnh
Rất khó sáp nhập lương tối thiểu vào năm 2012”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.