Rau "ký sinh" trên kênh nước đen

Nhiều người đã có "sáng kiến" tận dụng các kênh rạch nội thị để trồng rau muống kiếm lợi, bất chấp sự ô nhiễm trầm trọng của dòng nước đen có thể nguy hiểm đối với sức khỏe người tiêu thụ.

Nhiều người đã có"sáng kiến" tận dụng các kênh rạch nội thị để trồng rau muống kiếm lợi, bấtchấp sự ô nhiễm trầm trọng của dòng nước đen có thể nguy hiểm đối với sứckhỏe người tiêu thụ.

Từ rau muống made in"kênh Ba Bò"...

Rau "ký sinh" trên kênh nước đen
Nguồn nước trồng rau muống ở P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức lấy từ kênh Ba Bò đang bị ô nhiễm nghiêm trọng - Ảnh: Minh Nam

Ngày 9.7, từ sự mách bảo củamột số tiểu thương bán rau ở các chợ trên địa bàn Q.Thủ Đức, chúng tôi lầnngược về nơi sản xuất rau muống có quy mô lớn lên đến vài héc-ta, nằm dọchai bên dòng kênh thối Ba Bò (P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức) - nơi có dòng nướcđược xem là ô nhiễm khủng khiếp nhất của TP.HCM.

Dù các cơ quan chức năng TPđang tích cực cải tạo môi trường tại con kênh này, song tại các cống Ba Bònằm trên tỉnh lộ 43 và đường Ngô Chí Quốc vẫn còn mùi hôi nồng nặc của cácloại hóa chất và một màu đen đặc quánh kèm theo những khối bọt trắng xóa,sủi trên miệng cống. Cách đó không xa là các ruộng rau muống nước...

Len lỏi vào những con hẻm đấtnhỏ, chạy ngoằn ngoèo nằm trên đường Ngô Chí Quốc, chúng tôi tiếp cận mộtcánh đồng rau muống rộng lớn cạnh con kênh Ba Bò. Những ruộng rau muống đangđược thu hoạch, dưới những dòng nước đen ngòm, đóng váng đặc sệt... Vốc mộtít nước lên ngửi, chúng tôi dễ dàng nhận ra mùi đặc trưng của nước từ dòngkênh chết Ba Bò.

Một phụ nữ đang cắt rau dừngtay nhìn chúng tôi với vẻ dò xét: "Mấy chú là nhà báo phải không?", rồi cứliến thoắng: "Ối dào, mấy chú xuống đây làm gì cho cực, rau ở đây bảo đảman toàn, không như mấy người trồng rau đăng trên Báo đâu”. Chúngtôi hỏi: "Thế chị trồng rau bằng nguồn nước nào? Người phụ nữ đáp: "Thìtừ... kênh Ba Bò đã được lọc kỹ, hết ô nhiễm rồi!".

Chỉ tay về khoảnh ruộng raumới cắt gốc có màu óng ánh của nhớt thải, chúng tôi đặt vấn đề: "Phảichăng đám rau này vừa mới được đánh nhớt?", người phụ nữ này nhanh nhảuđáp: "Tôi vừa rắc vôi bột lên mới có màu như vậy!".

Vòng quanh các ruộng raumuống một hồi, chúng tôi phát hiện ngay trên một bãi đất trống mọc đầy cỏdại có hàng trăm vỏ chai thuốc "mo" không nhãn mác được vứt lăn lóc, xếpchồng lên nhau, nhất là trong các bụi chuối gần đó. Điều này có thể khẳngđịnh những cánh đồng rau muống ở đây người dân đã sử dụng rất nhiều thuốc"mo" cho rau và sử dụng công khai, không lén lút phi tang bằng cách chônxuống đất hoặc cất giấu vỏ chai thuốc "mo" đã sử dụng hết như một vài nơikhác.

Tiếp tục đi qua các cánh đồngrau muống khác, chúng tôi nhận thấy những ruộng rau muống bị nhuốm màu đencủa nước thối từ kênh Ba Bò, có ruộng vừa mới cắt xong, ruộng đang chuẩn bịđến ngày phun thuốc, một số ruộng khác thì đã quá lứa, bởi phần ngọn bị vonvà cuốn vào nhau, cọng rất dài lá non mơn mởn, trên bờ vỏ thuốc các loại vứtbừa bãi...

Bà B. - một người dân (đềnghị được giấu tên) có nhà nằm sát cánh đồng rau muống ở KP2, P.Bình Chiểucho biết, trước đây gia đình bà mỗi ngày ăn từ 2 - 3 bó rau muống, nhưng từkhi mục kích quy trình sản xuất rau muống tại đây, đã nói lời chia tay vớiloại rau này. "Các cánh đồng rau ở đây do một số người từ nơi khác đến thuêđất trồng. Cứ mỗi chiều họ xịt thuốc, vài ngày đánh một loại nước gì đen sệtkhiến những nhà xung quanh phải đóng cửa vì hôi chịu không nổi. Dân ở đâykhông ai dám ăn rau ở những ruộng rau này, chỉ có các công nhân ở nhà trọxung quanh đây tiết kiệm quá nên mới mua ăn thôi...", cô B. nói.

Còn ông K. hàng xóm của bàB., cho rằng, đáng sợ nhất ở đây là nguồn nước. Theo ông K., nguồn nướctrồng rau ở đây chủ yếu được lấy từ kênh Ba Bò - con kênh tiếp nhận nướcthải trực tiếp từ những nhà máy trong các khu công nghiệp ở Bình Dương chảyvề hạ nguồn thuộc địa phận TP.HCM - vốn đã nổi tiếng vì ô nhiễm rất trầmtrọng. "Mặc dù biết rõ nước ô nhiễm nhưng nhiều hộ vẫn phải sử dụng nướckênh Ba Bò để dẫn vào ruộng trồng rau muống, vì họ đâu còn nguồn nước nàokhác...", ông K. ngao ngán.

Kết quả phân tích mẫu nước lấy dọc kênh Ba Bò của các cơ quan chức năng TP.HCM, cho thấy: Vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép cao nhất đến 11.000 lần (so với tiêu chuẩn nước mặt, loại B). Còn so với tiêu chuẩn VN dành cho nước thủy lợi (cho vùng đất trồng rau và các loại thực vật khác dùng ăn tươi, sống) thì loại vi sinh fecal coliform - nguy cơ gây các bệnh đường tiêu hóa - vượt tiêu chuẩn cho phép từ 450 lần trở lên.

Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM từng khuyến cáo, đây là vấn đề đáng quan tâm nhất và cần thiết phải cảnh báo, vì người dân làm nông nghiệp dọc khu vực kênh Ba Bò sử dụng nguồn nước của kênh để tưới tiêu cho rau tươi trồng trong khu vực...

...đến rau muống kênhnước đen!

Chưa hết kinh ngạc vì raumuống được trồng từ nước kênh Ba Bò, một vòng qua các kênh, rạch, vốn đangbị ô nhiễm rất nghiêm trọng trên địa bàn TP, chúng tôi không khỏi giật mìnhtrước sự tồn tại của nghề trồng rau muống nước ở các quận nội thành. Bởi, từnăm 2002, hàng trăm héc-ta đất trồng rau muống nước trong vùng ô nhiễm đãđược khoanh vùng và ngành nông nghiệp TP.HCM xác định "phải chuyển đổi,không phù hợp trồng rau muống nước".

Nhưng trên thực tế có nhiềuruộng rau muống diện tích khá lớn, chẳng hạn vùng trồng rau nằm bên bờ rạchVàm Thuật (Q.Gò Vấp). "Nhìn những bó rau muống bán ngoài chợ, không ai biếtđược chúng trồng ở kênh nước đen thế này đâu chú ơi. Tui dám cá ai mà đếnđây thấy nguồn nước trồng rau rồi thì họ không dám ăn!", chị H., một ngườidân sống cạnh ruộng rau muống ở P.5 khẳng định. Chị H. dẫn chúng tôi ra bờrạch chỉ xuống dòng nước đen xì, bốc mùi hôi đến nhức cả đầu, trong nhữngđám bèo còn có cả xác động vật đang thối rữa, rồi lại chỉ tay về những ruộngrau muống xanh um, chị than, cứ mỗi lần mấy người trồng rau xịt thuốc hoặcrải phân thì tui phải đóng cửa nhà, nếu không mùi hôi và ruồi bay vào khắpnhà...

Khi chúng tôi đến làm quenvới một người phụ nữ đang cắt rau và hỏi về nguồn nước để trồng rau, thì chịcũng nhìn nhận hoàn toàn là nước kênh vào, chứ không có nguồn nào khác.

Rau "ký sinh" trên kênh nước đen

Đi ngược vào nội thành, cạnhchung cư Mỹ Phước (P.2, Q.Bình Thạnh), chúng tôi bắt gặp một đoạn kênh NhiêuLộc từ nhiều năm qua đã bị một số hộ dân chiếm dụng mặt nước để trồng raumuống.

Tiếp xúc với chúng tôi, mộtngười dân đã bỏ nghề trồng rau muống trên đoạn kênh này cho biết, từ khi cóchung cư Mỹ Phước, dòng nước chảy vào những ruộng rau không còn ra vào mạnhnhư trước nên nơi này gần như là nước tù đọng. Theo ghi nhận của chúng tôi,hiện vẫn còn vài hộ tận dụng đoạn kênh đen này để trồng rau muống bít hếtmặt kênh, trong khi chung quanh vẫn còn nhiều nhà sàn tồn tại và thải cácchất sinh hoạt thẳng ra đoạn kênh này. Chúng tôi không khỏi rùng mình khinhìn thấy bên dưới những đám rau muống xanh tươi là dòng nước đen đặc, bốcmùi hôi thối... 

Chị L., một người trồng raumuống trên kênh đã bỏ nghề, cho biết rau trồng ở đây, trước cung cấp cho cácchợ ở khu vực Q.Bình Thạnh, nhưng giờ cũng đã giảm; chủ yếu là bỏ mối chocác hộ bán rau ở chợ Bà Chiểu và cho những người bán canh bún. Khi chúng tôibày tỏ lo lắng khi thấy nguồn nước trồng rau muống ở đây quá đen, quá bẩn,chị L. khoát tay và nói: "Tui bỏ mối rau nhiều năm rồi, có thấy ai bị gìđâu. Nhìn nước đen vậy chứ tốt cho rau lắm. Khi ăn cứ rửa bằng nước muối làrau sạch ngay (?!)".

TheoMinh Nam- Hoài Nam
Thanh Niên



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.