Sẽ thí điểm mô hình quản lý các hoạt động “nhạy cảm”

Cho phép thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.

Cho phép thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.

Phải xây dựng tiêu chí lựa chọn địa phương và tổ chức các hoạt động can thiệp tại địa bàn lựa chọn. Ảnh: Internet

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa phê duyệt chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, để phòng chống tệ nạn mại dâm, thời gian tới một số địa phương sẽ được lựa chọn các mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, trung tâm công tác xã hội, hoặc thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.

Hoạt động thí điểm này sẽ rà soát, đánh giá điều kiện làm việc, đảm bảo quyền của người lao động trong các sơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.

Theo Chính phủ, hiện nay xuất hiện những đối tượng và hình thức hoạt động mại dâm như: gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng Internet, Facebook,…

Tình trạng người mại dâm sử dụng ma túy có xu hướng gia tăng; đối tượng mua dâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau. Trong đó số người không có nghề nghiệp ổn định, làm ăn tự do chiếm hơn 75%, doanh nghiệp 30%, cán bộ công nhân viên chức 3%.

Tại các TP lớn hiện tượng mại dâm công cộng xuất hiện trở lại ảnh hưởng đến môi trường văn hóa, thuần phong mỹ tục.
 
Người bán dâm có hồ sơ quản lý là hơn 11.240 người

Theo đánh giá của Chính phủ, tệ nạn mại dâm đã và đang gây nhiều hệ lụy cho xã hội, nguy cơ lây lan HIV/AIDS. Người hoạt động mại dâm thường bị bạo lực, chiếm đoạt tài sản, bóc lột tình dục…

Bên cạnh đó mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm mua bán ma túy, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mua bán người, tổ chức hoạt động mại dâm ở một số địa phương. Tệ nạn này đang hình thành những đường dây mua bán người vì mục đích mại dâm... khiến cho tình trạng mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm có chiều hướng gia tăng không chỉ ở trong nước và ngoài nước.

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến nay số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 11.240 người. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn do đây là một hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình của nó.
 
Theo Viết Long (Pháp Luật TPHCM)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.