Thâm nhập đường dây biến người khuyết tật thành 'cỗ máy kiếm tiền'

Tìm thuê người khuyết tật rồi lê la tại các quán nhậu, các đối tượng chuyên lợi dụng lòng tốt của người đời để trục lợi.

Tìm thuê người khuyết tật rồi lê la tại các quán nhậu, các đối tượng chuyên lợi dụng lòng tốt của người đời để trục lợi.

Các thực khách khi đến các quán nhậu tại thành phố Huế, tình Thừa Thiên – Huế có lẽ không còn lạ với cảnh một người khỏe mạnh đẩy theo một người khuyết tật hoặc nạn nhân chất độc màu da cam đi quanh các quán nhậu bán hàng rong và xin sự bố thí của người đời.

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu dư luận không hoài nghi tại sao số người khuyết tật lại "đông đảo" đến vậy, những câu chuyện được lấy làm cái cớ bàn hàng lại giống nhau đến vậy.

Để làm rõ vấn đề, PV VTC News đã thâm nhập tìm hiểu về đời sống của những mảnh đời bất hạnh này và bất ngờ với nhiều sự thật được làm rõ.

Lợi dụng lòng thương người và "cú lừa" ngoạn mục

Có một dạo, ở các quán nhậu trong thành Huế, thực khách rất dễ dàng bắt gặp một người đàn ông khắc khổ đẩy theo một bé gái chừng 8 tuổi ngồi trên xe lăn để đi bán hàng rong.

Các mặt hàng mà người đàn ông này bán chủ yếu là  kẹo singum, bông gòn, ví tiền… giá của các mặt hàng này bán đắt hơn khá nhiều so với giá tại các quầy tạp hóa thông thường (một phong kẹo singum giá thường từ 3.000đ – 5.000đ/phong thì người đàn ông này bán 10.000đ/phong). Ngoài bán hàng, người đàn ông này không quên tranh thủ xin tiền của các thực khách.

Quyết định tìm hiểu, PV ghi nhận người đàn ông nói trên khoảng 35 tuổi, nói giọng Thanh Hóa và tự nhận mình là bố của bé gái, vì bị bệnh nan y nên cả hai cha con đành phải đi bán rong kiếm sống qua ngày.

Tự nhận là cha của đứa bé, người đàn ông đẩy xe lăn đến khắp các quán nhậu ở thành phố Huế kể lể xin bố thí của người đời.
Tự nhận là cha của đứa bé, người đàn ông đẩy xe lăn đến khắp các quán nhậu ở thành phố Huế kể lể xin bố thí của người đời.
Để thuyết phục các khách hàng, câu nói cửa miệng của người đàn ông này luôn là: “Các chú các bác giúp đỡ bố con em, mẹ cháu mất sớm bây giờ cháu lại tật nguyền, em bị ốm liên miên nên phải đi xin ăn qua ngày".

"Chiêu" trình bày hoàn cảnh này dường như thường rất hiệu quả, bởi chẳng thực khách nào khi nghe xong câu chuyện thương tâm lại không móc hầu bao ra mua một hai phong kẹo singum hay gói tăm, gói bông gòn...

Sau khi bán hàng xong tại quán nhậu này người đàn ông tiếp tục hành trình đẩy xe đưa đứa bé đến một quán nhậu khác và dở lại “chiêu” cũ.

Đến khoảng gần 21h, hai cha con đi đến trước trụ sở UBND TP Huế, tìm một góc tối, người cha bệnh tật đi vào quán nhậu gần đó lấy một chiếc xe máy và chở đứa bé về xóm trọ.
Lúc lên xe đứa bé từ trẻ khuyết tật ngồi xe lăn biến thành khỏe mạnh khi lên xe, ngồi xe không cần ai giúp đỡ.
Lúc lên xe đứa bé từ trẻ khuyết tật ngồi xe lăn biến thành khỏe mạnh khi lên xe, ngồi xe không cần ai giúp đỡ.
Bám theo người đàn ông này, chúng tôi đến một khu nhà trọ có địa chỉ số 30, đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường An Tây, thành phố Huế.

Thật bất ngờ khi đến đây xe máy của người đàn ông vừa dừng, đứa bé ốm yếu ngồi xe lăn ở quán nhậu bỗng "biến thành" đứa trẻ khỏe mạnh nhảy xuống xe mà không cần ai dìu rồi lập tức được một người đàn ông khác khoảng 30 tuổi đưa về một căn phòng trọ sau đó đóng sập cửa lại.


Không có người khuyết tật thì... thuê

Bất ngờ trước sự thật được chứng kiến, chúng tôi tìm đến nhà ông Lê Văn Tr.  (64 tuổi ) theo lời giới thiệu của người quen.

Ông Tr. có một người con trai năm nay đẫ 18 tuổi nhưng bị dị tật do nhiễm chất độc màu da cam. Nhưng theo ông Tr, mặc dù bị dị tật nhưng Q. (con trai ông Tr. - PV) vẫn có thể đi lại, nhận thức được những việc mình làm.

Theo lời kể của Q., trong một lần đi chơi, Q đã gặp một người đàn ông người Thanh Hóa rủ đi bán hàng rong. Chuyện này gia đình không ai hay biết cho đến khi nghe tại chợ Đông Ba rộ lên tin có nam thanh niên có đặc điểm giống con mình thì ông Tr mới biết và cấm Q. không được theo những người trên.

Q. tiết lộ, mỗi lần đi bán hàng cùng đôi vợ chồng người Thanh Hóa (Q. không nhớ tên – PV), em được bố trí ngồi trên xe lăn rồi được người đàn ông đẩy đi khắp các khu chợ, quán nhậu để chèo kéo khách mua hàng.
Hai nam thanh niên trong nhóm chăn dắt người khuyết tật ở số 30 đường Nguyễn Hữu Cảnh, thành phố Huế.
Hai nam thanh niên trong nhóm chăn dắt người khuyết tật ở số 30 đường Nguyễn Hữu Cảnh, thành phố Huế.
Quay trở lại dãy nhà trọ số 30 đường Nguyễn Hữu Cảnh, nơi ở của 2 "bố con" người đàn ông kể trên, PV ghi nhận ở bên trong đã có một nhóm người bán hàng rong đang ngồi tính toán số tiền bán được từ tối hôm trước.

Bên trong dãy trọ có nhiều xe máy mang biển kiểm soát 36 (tỉnh Thanh Hóa) và 4 chiếc xe lăn. Ở bên trong, các thanh niên đang ngồi hút thuốc, bên cạnh là những người "khuyết tật".

Trong đó có một người đàn ông tay, chân bị tật nguyền. Tuy nhiên, khác với vẻ mặt khắc khổ khi ngồi trên xe lăn để đi bán hàng, về lại phòng trọ, người đàn ông này có thể tự đi lại.

Theo tìm hiểu, những người như cặp vợ chồng từng rủ Q. "hợp tác" hay bố con bé gái tật nguyền nêu trên không hề hiếm ở TP Huế.

Những nhóm người này đa phần đến từ Thanh Hóa và Nghệ An, với độ tuổi khoảng 25 đến hơn 40 tuổi. Họ thường sống tập trung ở các khu nhà trọ trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường An Tây; đường Hải Triều, phường An Cựu, TP Huế.

Để kiếm sống qua ngày, những nhóm người này không tìm các công việc lao động bình thường mà hay tìm thuê những người khuyết tật thật hoặc khuyết tật nửa vời đóng giả để đẩy các xe lăn đi bán hàng rong với giá "cắt cổ" nhằm trục lợi.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Hà – Chánh thanh tra Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, vấn đề nói trên không chỉ ở Huế mà còn xuất hiện ở nhiều tỉnh thành khác.

Dù đã tồn tại từ lâu, nhưng để giải quyết triệt để tình trạng này, theo ông Hà cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương sở tại, đặc biệt là các phường nơi có những đối tượng chăn dắt sinh sống. Và dù tình trạng này đang ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt của thành phố thì cũng không phải một sớm một chiều là có thể giải quyết ngay được.


Theo VTC News


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.