"Thu phí lưu hành xe là đổ gánh nặng cho dân"

Ngày 30122011, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có tờ trình gửi Thủ tướng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.

Trước việc, Bộ Giaothông vận tải đề xuất thu phí lưu hành xe máy 500.000-1 triệu đồng và ôtô 20-50triệu mỗi năm, các chuyên gia cho rằng việc này không hiệu quả mà chỉ thêm gánhnặng cho người dân.

Ngày 30/12/2011,Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có tờ trình gửi Thủ tướng đề nghịỦy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết bổ sung phí lưu hành phương tiệngiao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.

Theo đó, cả ôtô vàxe máy đều phải đóng thêm một loại phí gọi là "phí lưu hành phương tiện giaothông cá nhân đường bộ". Ôtô tùy theo dung tích xilanh sẽ phải đóng thấp nhất 20triệu đồng và cao nhất 50 triệu đồng mỗi năm. Với môtô, xe máy tại 5 thành phốlớn (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng) phải đóng 500.000 đồng choxe có dung tích dưới 175 cm3 và 1 triệu đồng cho xe có dung tích lớn hơn.

Ngoài thu phí lưuhành, Bộ cũng đề xuất thu phí ôtô đi vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm(buổi sáng là từ 6h đến 8h30, buổi chiều từ 16h đến 19h hằng ngày, trừ ngàynghỉ, ngày lễ), trong đó miễn thu phí với xe công và xe buýt. Việc thu phí ápdụng tại khu vực nội đô thành phố, thu qua các trạm thu phí ở chiều vào với mứcdự kiến là 30.000 đồng một lượt xe ôtô đến 7 chỗ và 50.000 đồng với các loại ôtôcòn lại. Khu vực thu và mức thu cụ thể sẽ do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.

Theo Tiến sĩNguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP HCM,trước hết phải đặt câu hỏi đề xuất thu phí "lưu hành phương tiện giao thôngđường bộ" nhằm mục đích gì? Nếu để hạn chế xe cá nhân và giảm ùn tắc giao thôngthì không thực tiễn bởi hiện nay tình trạng kẹt xe do rất nhiều nguyên nhân chứkhông chỉ vì gia tăng các loại phương tiện.

Theo ông Phúc, nếuchỉ để hạn chế xe cá nhân thì cũng không hiệu quả. "Đa số người dân có thói quenthích đi xe riêng hơn xe công cộng. Nếu thu 1 triệu đồng mỗi năm, tức là mỗitháng khoảng 80.000 đồng thì tôi nghĩ 99,9% người dân sẵn sàng đóng để được đixe của mình", ông Phúc nhận định.

Còn việc chỉ thuphí ôtô cá nhân vào nội đô mà không thu tiền xe công là sai luật và bất bìnhđẳng. Hơn nữa, những người sử dụng xe ôtô là những người giàu nên vào trung tâmphải đóng 30-50.000 đồng không là gì đối với họ. Họ sẽ vẫn đi xe ôtô chứ khôngsử dụng phương tiện công cộng. "Như thế Nhà nước chỉ thu được nhiều tiền nhưngkhông thể đạt được mục tiêu hạn chế xe cá nhân", ông Phúc phân tích.

"Thu phí lưu hành xe là đổ gánh nặng cho dân"
..và dù có thu phí, việc ùn tắc giao thông cũng không thể thuyên giảm. Ảnh: H.C.

Cùng quanđiểm, luật sư Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốcTP HCM cho rằng, việc thu phí để hạn chế phương tiện cá nhân và giảm kẹtxe trong thời điểm này là không hợp lý vì tình trạng kẹt xe còn do đườngsá chật hẹp, ý thức người tham gia giao thông...

"Người dân đã phảichịu quá nhiều loại phí trong khi giá cả mọi thứ đều tăng cao. Giờ mà phải đóngthêm phí lưu hành thì chẳng khác nào tăng gánh nặng cho họ", ông Đằng bức xúc.

Cũng theo ôngĐằng, giao thông công cộng hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân mà cứmuốn hạn chế phương tiện cá nhân là không đúng. "Bộ GTVT thu phí như vậy chẳngkhác nào đẩy khó khăn của ngành sang cho người dân gánh hộ. Đó không phải là mộtgiải pháp hay, không thể giảm phương tiện cá nhân và kẹt xe", ông Đằng đánh giá.

Còn tiến sĩ NguyễnHữu Nguyên, Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam (SVEC) cho rằng, với đặc thùcủa các đô thị Việt Nam hiện nay nếu chỉ đơn thuần đánh thêm phí lưu hành và phílưu thông giờ cao điểm thì không thể giảm được xe cá nhân. Đó là loại phươngtiện đi lại và làm ăn hiệu quả nhất của người dân. Do vậy có thu phí cũng khôngcản trở nhu cầu này, mà chỉ là một điều kiện để người dân lựa chọn phương tiệnđi lại.

Trong khi đó, ôngThái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM nhận định, nhà nướcthu phí cao chưa chắc người dân từ bỏ phương tiện cá nhân. Họ không có lựa chọnnào khác bởi xe buýt không đáp ứng đủ nhu cầu mà tàu điện ngầm thì còn lâu mớicó.

Theo Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.