Thủ tướng: VN đủ ý chí và sức mạnh dân tộc bảo vệ biển đảo

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ: “Tiếp tục mở rộng và tăng cường hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng như với các tổ chức quốc tế trong các vấn đề có liên quan đến biển, đảo, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảo an ninh và an toàn hàng hải quốc tế; cùng nhau

Trong bài phát biểu quantrọng tối 8/6 tại Nha Trang, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố:“Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cải của Việt Nam đối với haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Đồng thời, ông khẳng định:“Nhân dân ViệtNam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn,bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình”.

Thủ tướng: VN đủ ý chí và sức mạnh dân tộc bảo vệ biển đảo
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại thành phố Nha Trang tối 08.6.2011 và được truyền hình trực tiếp. Ảnh: Trúc Nam Sơn

Kiênquyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền biển

“Tuần lễ biển vàhải đảo Việt Nam được tổ chức tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa –một thành phố du lịch xinh đẹp và danh tiếng. Thành phố năng động, có nhiềutiềm năng phát triển của tỉnh Khánh Hòa và Nam Trung bộ của nước ta. Tôiđánh giá cao việc Bộ Tài nguyên và môi trường – UBND tỉnh Khánh Hòa và TWĐoàn TNCS HCM và các bộ ngành, đoàn thể đã phối hợp tổ chức sự kiện quantrọng này. Đây chính là dịp để một lần nữa chúng ta khẳng định ý chí quyếttâm bảo vệ các vùng biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc, hưởng ứng cáchoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, gìn giữ môi trường biển vì sự pháttriển bền vững của hành tinh chúng ta.

Nhân sự kiệntrọng đại này chúng ta cần tiếp tục khẳng định và tổ chức thực hiện tốt cácnhiệm vụ quan trọng sau đây:

 Tiếp tục khẳngđịnh mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn đảng, toàn dân,toàn quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài pháncủa Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc. Từ bao đời nay, tiếpnối liên tục qua rất nhiều thế hệ, ông cha ta đã đổ biết bao công sức và cảmáu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổquốc. Ngày nay chúng ta cần vận dụng sáng tạo những bài học của lịch sử, kếthợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao chính nghĩa, lẽ phải,phát huy nội lực, đi đôi với tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồngquốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và các hoạt động kinh tếbiển. Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cải của Việt Nam đối vớihai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyềncủa Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địatheo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc.

Nhân dân ViệtNam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dântộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình. Chúng ta kiên trìchủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bìnhtrên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của LiênHiệp quốc, đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạtđộng vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của chúng ta.

Trong khi kiêntrì đàm phán, trong khi kiên trì phấn đấu tìm kiếm một giải pháp cơ bản vàlâu dài, Việt Nam yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có các hoạt độnglàm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông, tuân thủ cam kết giải quyết cáctranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc của luật phápquốc tế, Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 và năm nguyên tắcchung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực, xây dựng lòng tin, hợp tác đaphương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm, cùng nhaunghiêm chỉnh thực hiện tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)ký năm 2002 giữa một bên là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và mộtbên là Trung Quốc; hướng tới xây dựng bộ qui tắc ứng xử (COC), để biển Đôngthực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển vì lợi íchtất cả các nước trong khu vực; vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thếgiới.

Giữ vững chủquyền lãnh thổ và giữ vững hòa bình, ổn định ở biển Đông là những vấn đềmang tính toàn cục. Việc xử lý các vấn đề nảy sinh ở biển Đông cần đặt trongtổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và trong chínhsách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa cácquan hệ quốc tế; không để các thế lực phản động tìm cách lợi dụng, công kíchchống phá sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, xuyên tạc, chia rẽ quan hệ quốctế giữa nước ta và các nước liên quan.”

Hoànthiện cơ chế chính sách và luật pháp về biển đảo

Liên quan đếnphát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường biển, đảo Việt Nam, thủ tướngNguyễn Tấn Dũng đã nêu ra thêm các nhiệm vụ phải thực hiện tốt. Trong đó, cónhiệm vụ: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống, cơ chế chính sách và luật pháp vềlĩnh vực biển, đảo, quản lý tài nguyên và môi trường biển, hình thành cơ sởpháp lý đồng bộ và tổ chức thực hiện có hiệu quả để quản lý chặt chẽ, giữgìn và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển, đảo cho sự nghiệp pháttriển của đất nước, vì lợi ích của nhân dân.”

Đồng thời, cầnphải:“Có chính sách thích hợp để hình thành các doanh nghiệp mạnh đồng thờihuy động các thành phần kinh tế trong nước và nguồn lực quốc tế để khai tháchiệu quả các tiềm năng về biển và hải đảo, đóng góp ngày càng nhiều cho ngânsách nhà nước; tăng nhanh tỷ trọng của kinh tế biển vào tăng trưởng của cảnền kinh tế. Tăng cường và thực thi có hiệu quả các biện pháp đồng bộ để bảovệ ngư dân, các lực lượng làm kinh tế và các hoạt động hợp pháp trong cácvùng biển, đảo của của Tổ quốc”.

Thủ tướng nói:“Trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêngphải gắn với với bảo vệ môi trường, phải lấy phòng ngừa ô nhiễm làm phươngchâm hành động. Phải loại bỏ tư tưởng chạy theo lợi ích trước mắt mà coi nhẹviệc bảo vệ và tái tạo môi trường. Phải huy động tối đa và đa dạng hóa cácnguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệmôi trường, bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ: “Tiếp tục mở rộng và tăng cường hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng như với các tổ chức quốc tế trong các vấn đề có liên quan đến biển, đảo, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảo an ninh và an toàn hàng hải quốc tế; cùng nhau xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.”

Theo Trúc Nam Sơn

Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.