“Dò mạng” làm đẹp, nam thanh niên lĩnh hậu quả không thể đắng hơn

Bệnh nhân đừng vì thiếu hiểu biết, chủ quan hay tiết kiệm... mà chữa trị theo cách thiếu khoa học để nhận về hậu quả nặng nề không đáng có.

Hiện nay y học phát triển, khả năng chữa lành các loại bệnh và tổn thương rất cao nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên các bệnh viện hằng ngày vẫn đang tiếp nhận những ca bệnh nặng không tưởng chỉ vì người dân tin tưởng và chạy chữa theo những “lời đồn” thiếu khoa học.



Đừng để mất mạng vì dùng thảo dược truyền miệng

Có thể xuất phát bệnh chưa nghiêm trọng, nếu đến bệnh viện kịp thời thì việc điều trị không quá khó khăn nhưng vì chủ quan hay một lý do nào đó, người bệnh đã “tự xử” ở nhà dẫn đến những hậu quả nặng nề hơn, thậm chí đối diện nguy cơ tử vong.

“Dò mạng” làm đẹp, nam thanh niên lĩnh quả đắng

Đó là trường hợp của anh Nguyễn Thanh Tùng (40 tuổi, ngụ Q.9, TP.HCM). Vì ngán ngẩm với cảnh quá tải, đợi chờ rất lâu mới tới lượt thăm khám tại các bệnh viện, anh Tùng đọc thấy bài thuốc dân gian từ một trang mạng nọ nên đã tự ý điều trị. Bài thuốc này khuyên rằng, khi khuôn mặt xuất hiện các vết tàn nhang hoặc nốt ruồi làm giảm đi sự tự tin của quý ông, không cần đến bệnh viện mà chỉ cần dùng tỏi hoặc gừng giã nát rồi bôi lên đó.

Vết thương vì dùng tỏi của anh Tùng

Tin tưởng “bác sĩ” trên internet, anh Tùng hí hoáy làm theo bằng cách dùng tỏi bôi lên nốt ruồi rồi lấy băng keo cá nhân dán qua mũi. Sáng hôm sau, anh Tùng tá hỏa khi lớp da xung quanh cánh mũi cao của anh có dấu hiệu bị hoại tử, từng lớp da bị bong tróc nham nhở. Chưa thấy nốt ruồi bị mờ đi hay đẹp trai hơn phần nào như lời rao trên mạng mà cánh mũi người đàn ông này đã bị biến dạng đáng sợ.

Rước họa do thuốc tẩy nốt ruồi
Một trường hợp đau lòng khác là ông Nguyễn Tấn Sĩ (49 tuổi, ở Tây Ninh). Gương mặt ông bị hủy hoại gần hết do dùng hóa chất trong tiệm cắt tóc để tẩy nốt ruồi

Tương tự, từ một vết thương viêm mô tế bào, chị Đ.T.H. (48 tuổi, ngụ tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) có nguy cơ bị tháo khớp bàn chân vì quá tin vào cách chữa bệnh trên internet. Dù vẫn điều trị ngoại trú tại bệnh viện, nhưng chị H. lại không hoàn toàn đặt niềm tin vào bác sĩ, cầm toa thuốc do bác sĩ kê, chị lên mạng tìm hiểu công dụng của từng loại thuốc kháng sinh rồi thấy loại nào có tác dụng phụ là chị tự mua thuốc khác thay thế, thậm chí vừa uống thuốc tây, chị vừa đắp các loại lá cây rừng theo hướng dẫn trên internet. Hậu quả, chân chị bị viêm ngày càng nặng dẫn đến hoại tử, còn các bác sĩ đành bất lực với bệnh nhân này.

Suýt mất “của quý” vì tin thầy lang băm

Bị ngã trong lúc leo lan can lau máy lạnh, ông Phạm Thanh T. (55 tuổi) ngụ quận Phú Nhuận TPHCM không may bị gẫy 5 xương sườn. Tuy nhiên thay vì đi bệnh viện chữa trị, người đàn ông này đã bắt con chở xuống tận Đồng Nai để nhờ một thầy lang “cao tay” nắn bóp, chữa trị.

Vậy nhưng, sau đó ít ngày, bệnh tình của ông T chẳng những không hề thuyên giảm mà càng trầm trọng hơn với những triệu chứng khó thở, đau ngực… Đặc biệt là bộ phận sinh dục sưng tấy đau đớn. Bà L, vợ ông T khi đó mới gấp rút chuyển chồng đi cấp cứu tại bệnh viện 115.


Ông T khi đang được điều trị tại Bệnh viện 115

Tại đây, các bác sỹ cho biết, ông T đã bị gãy 5 xương sườn ở khung sau bên phải và bị tràn khí màng phổi xuống tận bộ phận sinh dục. Bệnh viện đã tiến hành đặt ống dẫn lưu và gấp rút cứu chữa để giữ “của quý” cho bệnh nhân.

Trong quá trình điều trị, ông T còn tự ý rút ống dẫn lưu ra để đi chơi cho khỏi vướng. Việc này đã khiến cho chất khí ứ đọng vẫn còn tồn tại bên trong cơ thể của bệnh nhân. Để tránh nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra đối với ông T. các bác sĩ đã yêu cầu ông tiếp tục nằm viện để theo dõi lại từ đầu.

Bé trai 4 tuổi hoại tử da vì đắp lá thầy lang chữa bỏng

Vụ việc vừa được BSCKI. Đỗ Hữu Nghị, trực cấp cứu tại Khoa Cấp cứu, BVĐK Hà Đông thông tin tới báo chí nhằm cảnh báo người dân trước tình trạng không ít người đang chủ quan tự chữa bệnh tại nhà rất nguy hiểm.

Theo đó, một bé trai 4 tuổi ở Mỹ Đức, Hà Nội bị bỏng nước sôi nhưng gia đình không cho con đến bệnh viện chữa trị kịp thời mà lại đưa đến thầy lang đắp lá điều trị để lại hậu quả nặng nề. Ngày 23/11, bé mới được nhập viện cấp cứu trong tình trạng bỏng sâu độ 4 rất nguy kịch, da đã bị biến chứng viêm loét và hoại tử nặng.

ha noi: be trai 4 tuoi hoai tu da vi dap la thay lang chua bong hinh anh 1
Bé trai bị hoại tử da do bỏng nặng lại đắp lá thầy lang. (Ảnh: BS cung cấp)

Theo lời kể của gia đình, cháu bé bị bỏng nước sôi nửa dưới lưng, mông phải, đùi, cẳng chân phải trước đó 9 ngày. Do hoàn cảnh bố mẹ đi làm ăn xa, cháu sống cùng ông bà nên thay vì đi viện điều trị, nghe lời đồn thổi, ông bà đã tự ý lấy lá đắp lên vết bỏng chữa cho cháu.

Đến khi, thấy cháu đi ngoài phân đen, da tái nhợt, sốt cao gia đình mới cho đi viện cấp cứu thì vùng đắp lá đã tổn thương nghiêm trọng, rất khó khăn trong điều trị...

Mẹ đắp dọc mùng chữa nhọt, con bị hoại tử vùng mông

Đó là trường hợp đau lòng xảy ra với cháu Vàng Quáng V (18 tháng tuổi, ở Hà Giang). Khi thấy con bị mọc nhọt ở vùng mông trái kèm theo sốt, thay vì đưa con đến Trạm y tế, mẹ cháu V đã tự ý chữa cho con theo kinh nghiệm của mình. Cụ thể, chị này lấy kim thêu chọc cho vỡ nhọt, sau đó lấy lá cây dọc mùng và một số lá khác giã nát, đắp để chữa nhọt cho con.

Tuy nhiên, vùng nhọt của bé V không những không khỏi mà còn sưng to lên kèm tình trạng sốt cao li bì. Khi ấy, gia đình mới đưa bé lên bệnh viện tỉnh, thì các bác sĩ đãchẩn đoán trẻ bị bệnh áp-xe mông trái, sốc nhiễm khuẩn. Sau 3 ngày điều trị không tiến triển, bé V được chuyển lên BV Nhi Trung ương trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng. Vùng áp xe tại mông cháu bé hình thành khối mủ to.

Chỉ vì chích nhọt, đắp lá mà bé trai bị nhiễm trùng máu, hoại tử da nguy kịch. Ảnh: L.M
Chỉ vì chích nhọt, đắp lá mà bé trai bị nhiễm trùng máu, hoại tử da nguy kịch. Ảnh: L.M


Dù đã được chống sốc, dùng thuốc kháng sinh, truyền dịch, truyền máu và rạch dẫn lưu mủ ở vùng mông do áp-xe nhưng da vùng mông và đùi trái của trẻ tiếp tục hoại tử. Các bác sĩ đã phải phẫu thuật 2 lần, mổ cắt lọc tổ chức hoại tử mới khống chế được vùng da hoại tử lan rộng...

Việc điều trị sau đó đã vô cùng vất vả và tốn kém. Không chỉ phải điều trị bằng kháng sinh, thuốc chống nhiễm trùng dài ngày, bệnh nhân còn phải ghép da nhiều lần (khi thích hợp) mới mong khắc phục được phần nào hậu quả...

Đừng chuốc họa vì thiếu hiểu biết

Theo các chuyên gia, thói quen chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian hay bài thuốc gia truyền của các thầy lang vườn, các “thần y” mới nổi hoặc “bác sĩ internet” của thời hiện đại đang tồn tại khá phổ biến xong lại rất nguy hiểm.


Cùng một loại bệnh, trên mạng rao bán đủ thứ các loại thuốc khác nhau không rõ nguồn gốc. Người bệnh rất dễ "mắc lừa" nếu không tỉnh táo

Mỗi cách chữa trị có thể đều có điểm hợp lý nào đó nhưng người bệnh đừng vì thế mà tin tưởng mù quáng để rồi chuốc hậu quả đáng tiếc như những trường hợp kể trên.

Đối với mỗi loại bệnh đều cần có sự thăm khám, chỉ định trực tiếp của bác sỹ cũng như cần được điều trị một cách khoa học trong điều kiện đảm bảo vệ sinh mới có thể khỏi dứt điểm và an toàn.

Bệnh nhân đừng vì thiếu hiểu biết, chủ quan hay tiết kiệm... mà chữa trị theo cách thiếu khoa học để nhận về hậu quả nặng nề không đáng có. Tốt nhất khi có bệnh, chúng ta nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc bày bán trên mạng hay “tự xử” theo lời đồn.

>> Vui vẻ mời người lạ vào nhậu chung và cái kết không thể ngờ

V.K/Tintuconline tổng hợp

bác sĩ internet

chữa bệnh theo lời đồn

lang băm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.