Tréo ngoe việc học, thi văn

Việc một học sinh có thuộc lòng các câu văn dẫn chứng hay không hoàn toàn chưa nói lên được gì về khả năng cần phải có của học sinh đó đối với môn văn. Học thuộc để làm gì?

Trên lý thuyết,có một ngàn lẻ một lý do để mọi người tin rằng học văn là điều luôn luôncần. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc học sinh hiểu và học vănvới thái độ yêu thích.

Những thầy cô giáo đứng lớp nhiều trải nghiệm,sống chết với nghề dạy văn sẽ hiểu một sự thật không ai muốn thừa nhận, đólà việc không dễ tìm được học sinh chịu học văn với một cảm hứng thật sự.Nguyên nhân trực tiếp chính là việc các em bị bắt phải học thuộc lòng dẫnchứng trong tác phẩm tự sự.

Môn văn là môn trau dồitình cảm thẩm mỹ và rèn luyện tư duy hình tượng, trí tưởng tượng cho họcsinh thông qua việc tìm hiểu tác phẩm văn học. Kỹ năng lĩnh hội, cảm thụtác phẩm văn chương là yêu cầu bắt buộc đối với người học văn.

Vậy thì cái cốt lõi cầnphải đạt của việc học văn trước hết là kỹ năng cảm thụ, soi rọi tácphẩm. Sau nữa là kỹ năng diễn đạt, lập luận để trình bày vấn đề mìnhhiểu, mình rung cảm vào bài viết sao cho thuyết phục.

Tréo ngoe việc học, thi văn
Ảnh minh họa

Một số lượng lớn học sinhđã không có cơ hội thể hiện hết điều đó vào trong bài viết chỉ vì khôngthuộc dẫn chứng tác phẩm truyện ngắn hay trích đoạn tiểu thuyết.

Việc một học sinh cóthuộc lòng các câu văn dẫn chứng hay không hoàn toàn chưa nói lên đượcgì về khả năng cần phải có của học sinh đó đối với môn văn. Học thuộc đểlàm gì?

Nhồi nhét cố nhớ để trảnợ thầy cô cho qua kỳ thi rồi quên vĩnh viễn ngay sau đó hoặc nếu nhớthì những dẫn chứng thuộc lòng kiểu đó liệu có bao nhiêu giá trị thựctiễn đối với các em sau này?

Chẳng phải những nhà phêbình văn học nổi tiếng cũng đều làm việc khi có tác phẩm trước mắt dù họđã đọc nó rất nhiều lần? Không ai yêu cầu nhà phê bình khi viết đến tácphẩm nào thì cứ phải thuộc tác phẩm đó. Vậy thì tại sao trong thi cử,kiểm tra môn văn lại không cho học sinh thể hiện những kỹ năng của mìnhkhi có tác phẩm trước mắt?

Ở các nước phát triển,người ta không hề có cách dạy văn như nước ta. Đề thi văn hoàn toàn mở,quan trọng là người học thể hiện được kỹ năng cảm thụ và diễn đạt.

Trong khi ở nước ta, đềthi tác phẩm thơ (lẽ ra học sinh phải thuộc) thì lại cung cấp văn bảntrong khi đối với truyện ngắn thì lại yêu cầu ghi nhớ dẫn chứng. Chínhyêu cầu học thuộc lòng dẫn chứng đã khiến học sinh ngán ngẩm, thấy sợ,thậm chí chán ghét môn văn mà không hết lòng học với niềm say mê hứngthú.

Chúng ta không thể sosánh với những nho sĩ hiếu học thời phong kiến thông làu cả Tứ thư, Ngũkinh, vẫn chuộng lối viết tầm chương trích cú. Bởi vì điều đó xuất pháttừ ý thức tự học, tự tu dưỡng bản thân của một bộ phận trí thức tinhlọc.

Ngày nay, giáo dục làdành cho mọi người. Không nuông chiều học sinh song giáo dục cũng phảibiết cách thu hút, thúc đẩy sự nhập tâm theo đuổi và cũng nên tránh đinhững chướng ngại khiến người học mất cảm tình với môn học.


Theo Hồ HoàngKhải
Người Lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.