- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Trung Quốc đang sử dụng vỏ bọc bán quân sự trên biển Đông"
Tiến sĩ Trần Trường Thủy đã có cuộc trao đổi với phóng viên, sau khi ông vừa trở về từ Hội thảo quốc tế về biển Đông tại Jakarta (Indonesia),
Tiến sĩ TrầnTrường Thủy đã có cuộc trao đổi với phóngviên, sau khi ông vừa trở về từ Hội thảo quốc tế về biển Đông tạiJakarta (Indonesia),
- Nhữngnội dung đáng chú ý nào đã được đưa ra tại hội thảo biển Đông lần này, thưaông?
- Hội thảotại Jakarta tuy hình thức là hội thảo học thuật nhưng đã thu hút đượcsự chú ý lớn ở Indonesia, tham dự hội thảo có cả giới quan chứcnước sở tại, ngoại giao đoàn, Ban thư ký ASEAN, báo chí, nên cótác động rất lớn đến dư luận. Các học giả tập trung đánh giá cácphát triển gần đây ở biển Đông, phân tích các cơ chế hiện có trongviệc quản lý tranh chấp, đề ra các biện pháp giúp tăng cường hợptác và giảm nhẹ căng thẳng.
Hội thảohọc thuật thường có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngượcnhau. Tuy nhiên tại Hội thảo lần này có thể thấy nhiều nội dungđược đa số đại biểu thống nhất. Các học giả đều cho rằng biểnĐông bao gồm nhiều vấn đề, có cả các vấn đề chỉ song phương (nhưtranh chấp quần đảo Hoàng Sa); đa phương (như tranh chấp quần đảoTrường Sa), các vấn đề về chồng lấn vùng biển, thềm lục địa,vấn đề tự do hàng hải, hòa bình ổn định khu vực. Ngoài ra còncó tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến hoạt động củatàu quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế. Do đó lợiích, lập trường của các bên liên quan đối với từng vấn đề cũngkhác nhau và cần có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Về các diễnbiến gần đây, có nhiều ý kiến quan ngại về tình hình sẽ ngàycàng căng thẳng do các bước đi mạnh bạo của Trung Quốc, nhất làtrong bối cảnh các cơ chế quản lý tranh chấp hiện có (như DOC) cónhiều điểm hạn chế.
Hội thảo đãra Tuyên bố Jakarta đề cập nhiều vấn đề, trong đó coi "đường lưỡi bò" làkhông phù hợp với luật pháp quốc tế và kêu gọi ASEAN cần phải đoàn kết hơnnữa để đối phó với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (hay đường lưỡi bò) Trung Quốc gửi kèm công hàm lên Liên Hợp quốc năm 2009 phản đối báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh: T.L. |
- Chiếnlược của Trung Quốc đối với biển Đông được các học giả nhìn nhận như thế nào?
- Nhiều họcgiả đánh giá tuy Trung Quốc không công khai rõ tính chất của "đườnglưỡi bò", nhưng cách hành xử của Trung Quốc là muốn kiểm soát trênthực tế. Trung Quốc muốn kiểm soát tài nguyên theo "đường lưỡi bò",nhất là dầu khí và thủy sản, và tìm cách đẩy Mỹ càng xa càngtốt bằng cách giải thích Công ước luật biển theo cách có lợinhất cho mình.
Chiến lượccủa Trung Quốc một mặt ép các nước khác “gác tranh chấp, cùng khai thác”trong đường lưỡi bò. Mặt khác, Trung Quốc ngăn cản các hoạt động pháttriển tài nguyên của các bên khác trong đường này. Ngoài các biệnpháp chính trị - ngoại giao, trên thực địa Trung Quốc ngăn cản bằngcách sử dụng các lực lượng bán quân sự như ngư chính, hải giám. Vỏ bọcbán quân sự này để tránh hình ảnh xung đột vũ trang, đụng độ, chứng tỏTrung Quốc chỉ “sử dụng các biện pháp hòa bình”.
-Ngay trước thềm hội thảo xảy ra sự kiện Bình Minh 02 và người phát ngôn BộNgoại giao Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc có chủ quyền với vùng biển xảy rasự kiện này. Các học giả bình luận gì về tuyên bố này?
- Thời điểmhội thảo xảy ra ngay sau vụ tàu hải giám của Trung Quốc cắt cápthăm dò của tàu Bình Minh 02 nên thu hút được sự chú ý của cácđại biểu. Phần tham luận của tôi khi phân tích các diễn biến gầnđây tại biển Đông và tác động đến an ninh và hợp tác khu vực, tôicũng đã dùng bản đồ để chỉ ra vị trí xảy ra sự kiện Bình Minh02. Hầu hết các học giả cho rằng hành xử và tuyên bố của phía TrungQuốc là phi lý. Vị trí xảy ra sự kiện không chỉ nằm trong vùngđặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam mà còn nằm bên trái củađường trung tuyến giả định của bờ biển Việt Nam và các vị trígần bờ nhất của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Do đó kể cảgiả thuyết là Trung Quốc lập luận chủ quyền đối với hai quần đảo(mà Việt Nam phản đối) và hai quần đảo có hiệu lực 100% đối vớiphân định biển (điều này cũng hoàn toàn không phù hợp với luậtpháp và thực tiễn quốc tế), thì theo Công ước luật biển 1982, vịtrí xảy ra sự kiện cũng thuộc vùng thềm lục địa và vùng đặcquyền kinh tế của Việt Nam. Lập luận về “quyền lịch sử” của TrungQuốc theo "đường lưỡi bò" thì hoàn toàn không phù hợp luật phápquốc tế.
Đa số đánhgiá, sự kiện này xảy ra không lâu sau sự kiện Bãi Cỏ Rong tháng 3khi Trung Quốc ngăn cản Philippines thăm dò dầu khí trong vùng đặcquyền kinh tế của nước này càng dấy lên quan ngại của các nước vềcách hành xử của Trung Quốc. Hình ảnh “phát triển hòa bình” củaTrung Quốc đang bị ảnh hưởng.
- Cóý kiến cho rằng, chiêu bài quen thuộc trên biển Đông của Trung Quốc là “vừalấn vừa đàm” và Việt Nam nên tăng cường tiềm lực quân sự. Quan điểm của ôngthế nào?
- Theo tôi,chiến lược của Việt Nam đối với vấn đề biển Đông cần tiếp tụcđược hoạch định mang tính tổng thể, hệ thống. Là nước nhỏ hơntrong quan hệ bất đối xứng thì vũ khí chính mà ta cần sử dụnglà ngoại giao, thông qua luật pháp quốc tế, tăng cường đan xen lợiích, thu hút sự ủng hộ của quốc tế và khu vực.
Thời giantới, theo các nghiên cứu của chúng tôi thì khả năng xảy ra đụng độvũ trang là rất hạn chế, bởi đụng độ về quân sự sẽ gây thiệt hại chotất cả các bên, kể cả Trung Quốc. Ngoài các nguyên tắc cơ bản củaluật pháp quốc tế thì Trung Quốc hiện đã ký Hiệp ước Thân thiệnvà Hợp tác Đông Nam Á, Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông, trongđó có điều khoản cấm sử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp. Quantrọng hơn, nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực sẽ làm các nước ASEAN losợ, đoàn kết và xích lại gần Mỹ hơn, hình ảnh “phát triển hòabình” mà Trung Quốc dày công xây dựng sẽ chấm hết, Trung Quốc sẽkhông còn môi trường hòa bình cho phát triển như hơn 30 năm qua.
Tuy nhiên,theo tôi, Việt Nam cũng cần tăng cường “sức mạnh cứng” theo hướng tựvệ, đủ để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của đất nước, trong điều kiệnhài hòa đầu tư nguồn lực cho an ninh và phát triển. “Sức mạnh cứng”cần được tăng cường theo hướng “răn đe”, ngăn ngừa đụng độ và nhằmhỗ trợ cho mặt trận ngoại giao, chính trị. Điều quan trọng nữa là cầnđầu tư cho các lực lượng thực thi pháp luật nhằm thực hiện chấppháp của Việt Nam trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủquyền và quyền tài phán của ta.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
- Đểcộng đồng quốc tế hiểu rõ về tình biển Đông, vấn đề phát triển đội ngũ cácnhà nghiên cứu biển Đông của Việt Nam cần được giải quyết như thế nào?
- Vấn đềbiển Đông là vấn đề phức tạp, liên quan nhiều nhân tố, lĩnh vực; cáctranh chấp nhiều khả năng không thể giải quyết dứt điểm trong tương laigần. Do đó cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu toàn diện về biển Đôngđể phân tích, nắm rõ tình hình mới có thể có các kiến nghịchính sách đúng đắn.
Giới học giảnghiên cứu về Biển Đông có rất nhiều nhiệm vụ: phổ biến kiếnthức; kiến nghị chính sách; đấu tranh quốc tế trên kênh 2 (kênh họcgiả) nhằm bảo vệ các lợi ích và chính sách của ta; viết bàiđăng tạp chí quốc tế nhằm thu hút sự ủng hộ của dư luận quốc tế.
Tuy nhiên, cóthể nói năng lực hiện nay vẫn còn không theo kịp yêu cầu. Đơn giảnnhư tìm người có khả năng tham dự và “chiến đấu” trong các hộithảo hội nghị quốc tế về biển Đông cũng không phải là nhiều. Hayhọc giả Việt Nam cũng không có nhiều bài viết đăng trên các tạpchí quốc tế uy tín. Do đó điều cấp thiết hiện nay là cần đầu tưhơn nữa cho việc xây dựng đội ngũ nghiên cứu về biển Đông, cả nângcao năng lực đội ngũ hiện tại và xây dựng lực lượng trong dài hạn;cử người đi học ở nước ngoài; cấp nhiều học bổng cho sinh viêntrong nước viết luận văn, luận án về đề tài Biển Đông. Không chỉNhà nước đầu tư mà cần cả theo hướng xã hội hóa. Chúng tôi sắptới cũng sẽ lập quỹ hỗ trợ các sinh viên, thạc sỹ viết luận văntốt nghiệp về đề tài Biển Đông.
|
Vnexpress
-
Thời sự1 ngày trướcMưa lũ khiến nhiều khu vực thấp trũng trên địa bàn Quảng Ngãi chìm trong biển nước, trong khi ở miền núi xảy ra sạt lở.
-
Thời sự1 ngày trước2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Bình Thuận, 1 phụ xe bị mắc kẹt được cảnh sát cắt cabin đưa ra ngoài, 2 người khác bị thương.
-
Thời sự1 ngày trướcLực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm bé 2 tuổi ở Quảng Nam mất tích 2 ngày qua, nghi bị rơi xuống suối gần nhà.
-
Thời sự2 ngày trướcMột người dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa trình báo việc phát hiện một hộp nhựa hình trụ tròn chứa hơn 1.500 viên nén nghi ma túy.
-
Thời sự2 ngày trướcHai chiếc xe máy di chuyển với tốc độ cao sau đó đâm trực diện trên đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong, 1 người bị thương nặng.
-
Thời sự2 ngày trướcTại cơ quan công an, bị can Phùng Thị Sơn nói lời hối hận muộn màng sau khi 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
-
Thời sự4 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự4 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự6 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự6 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự6 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự18/11/2024Cơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự18/11/2024Sau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.