Tủ quần áo "cũ người, mới ta" ở đường Nguyễn Chí Thanh 1 năm trước giờ ra sao?

Tủ quần áo “ai thừa ủng hộ, ai thiếu đến lấy” trên đường Nguyễn Chí Thanh dành cho người nghèo giờ đây không còn ngăn nắp như khi mới ra đời.

Tủ quần áo “ai thừa ủng hộ, ai thiếu đến lấy” trên đường Nguyễn Chí Thanh dành cho người nghèo giờ đây không còn ngăn nắp như khi mới ra đời.

Clip Tủ quần áo “ai thừa ủng hộ, ai thiếu đến lấy” trên đường Nguyễn Chí Thanh

Còn nhớ những ngày cuối cùng của năm 2016, trên đường Nguyễn Chí Thanh xuất hiện một tủ quần áo dành cho người nghèo, hoạt động với phương châm “ai thừa ủng hộ, ai thiếu đến lấy”. Khi ấy, những người sáng lập ra tủ quần áo này thường xuyên đi gom những bộ đồ cũ nhưng còn dùng được, xếp gọn ngăn nắp để những người lao động nghèo, vô gia cư, sinh viên nghèo đến lấy về sử dụng.

Cách đây 1 năm tủ quần áo gọn gàng và có nội quy rõ ràng.

Thậm chí, khi đến lấy quần áo tại tủ quần áo từ thiện này, mọi người còn phải tuân thủ theo quy định như: mỗi người chỉ được lấy tối đa 2 bộ, sau khi lấy đồ phải gấp lại gọn gàng, ngăn nắp…

Tủ quần áo hoạt động đến nay đã được hơn 1 năm. Tuy nhiên khác với những ngày đầu khi mới ra đời, mỗi khi đi qua đường Nguyễn Chí Thanh mọi người lại bắt gặp hình ảnh vô cùng xấu xí. Đó là quần áo chất thành đống trên vỉa hè, chiếc tủ sắt để ngay bên cạnh dường như không còn giá trị trong việc cất để đồ đạc.

Những đống quần áo phơi nắng phơi sương ở vỉa hè

Khoảng 2 giờ đồng hồ quan sát trực tiếp, tuy vẫn có người đến lấy, vẫn có những người nghèo đến chọn những bộ đồ để sử dụng, nhưng tại đó hoàn toàn vắng bóng người quản lý. Còn những người đến “xin” quần áo cũng không hề có ý thức cất để gọn gàng.

Tủ quần áo nhỏ bé không còn chỗ chứa.

Liên hệ với 1 trong số những người đầu tiên sáng lập ra tủ quần áo với cái tên “ai thừa ủng hộ, ai thiếu đến lấy” thì được biết, thực chất tủ quần áo đầu tiên được đặt trên đường Nguyễn Chí Thanh nay đã được chuyển đi nơi khác hoạt động.

“Những ngày đầu tủ quần áo hoạt động rất hiệu quả, nhưng sau đó do người ủng hộ nhiều, khó khăn trong việc quản lý… Đặc biệt, khi nhóm phát hiện ra có những người đến lấy đồ ủng hộ mang đi bán kiếm lời nên cả nhóm đã quyết định đóng cửa tủ quần áo này”, người từng quản lý tủ quần áo từ thiện cho hay.

Nhiều người đến cho đồ rất lịch sự.

Nhưng vẫn có những người mang đến rồi vứt ngổn ngang

Tuy nhiên, do không có chỗ để và không có người quản lý nên nhiều người để quần áo ngay trên vỉa hè.

Thấy vậy, một người dân sống gần đó đã mang chiếc tủ sắt ủng hộ, nhằm để quần áo vào cho khỏi bị mưa ướt. Nhưng sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2018 chiếc tủ này bị kẻ xấu phá hỏng, lấy hết móc treo và thanh sắt phía trong.

Những người lao động gọi nhau đến để gập lại quần áo.

Là một người đi nhặt chuyên đi mua đồng nát, đồng thời cũng thường xuyên đến lấy đồ tại đây, cô Hậu (ở Hòa Bình) ngày nào cũng đến để gấp lại quần áo mọi người đến ủng hộ. Do khối lượng quá nhiều nên có những hôm cô Hậu phải huy động cả những “đồng nghiệp” của mình đến thu gom.

“Chúng tôi phải gập 2-3 tiếng mới hết, nhưng rất nhiều người không có ý thức, đến xin đồ lại bới tung hết lên. Thấy vậy, chúng tôi thật sự ngán ngẩm”, cô Hậu nói.

Những chiếc quần áo rách nát, thậm chí cả đồ lót được người dân mang đến cho người nghèo.

Ngoài ý thức của những người đến chọn đồ, thì những người cho đồ cũng “không phải dạng vừa”. “Rất nhiều người đến cho đồ tốt, đồ đẹp thậm chí là cả những bộ đồ hàng hiệu. Nhưng có không ít người coi đây là nơi xả rác, họ cho cả quần áo rách, thậm chí là cả đồ lót đã sử dụng”, cô Hậu buồn bã nói.

Nhiều người lao động nghèo vui mừng khi chọn được những chiếc áo còn tốt.

Cuối cùng, cô Hậu cũng như những người nghèo thường xuyên phải mặc đồ từ thiện mong muốn những người cho hãy cho bằng cái tâm của mình, phân loại đồ còn dùng được trước khi mang đi làm từ thiện.

Còn những người nhận cũng cần phải có ý thức cất để gọn gàng sau khi lấy, và sử dụng đúng mục đích và biết trân trọng những bộ đồ mà những người có tâm đã dành tặng cho mình.

Theo Lê Phương (Khám phá)

tủ quần áo

quần áo từ thiện

tủ quần áo miễn phí


Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.