Vợ hoãn sinh, chồng 3 ngày không tắm vì mất nước

Đó là tình cảnh của rất nhiều gia đình tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khi đi đẻ trong tình trạng mất nước do sự cố vỡ đường ống nước sông Đà mới đây.

Đó là tình cảnh của rất nhiều gia đình tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khi đi đẻ trong tình trạng mất nước do sự cố vỡ đường ống nước sông Đà mới đây.

Sự việc vỡ đường ống nước sông Đà lần thứ 15 đang gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân trên địa bàn Hà Nội. Nghiêm trọng hơn, trong lần vỡ ống nước này không ít bệnh viện cũng cùng chung cảnh mất nước. Điều này khiến cho công tác khám chữa bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ba ngày không được tắm

Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Thạo (chồng sản phụ Hoa) quê ở Mỹ Đức – Hà Nội, khi chia sẻ với phóng viên về tình trạng mất nước tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
 

Anh Thao đã 3 ngày không được tắm vì mất nước.

 
Theo anh Thạo, vợ anh chuyển vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để sinh mổ, tuy nhiên do mất nước nên vợ anh phải hoãn mổ (mổ dịch vụ chọn ngày – PV) nằm ở phòng chờ, còn anh thì đã 3 ngày nay không được tắm vì không có nước.
 
“Nhà tôi ở mãi Mỹ Đức, ở ngoài này không có ai thân thích, hai vợ chồng đưa nhau ra Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để sinh cháu (cháu thứ 2 – PV), không ngờ ra đến đây gặp ngay lúc mất nước, vợ phải hoãn mổ đẻ, còn tôi thì chẳng được tắm rửa gì”, anh Thạo nói.
 

Các gia đình phải mua nước lọc về sinh hoạt.

 
Cũng theo anh Thạo, tối ngày 29/9 là cao điểm nhất của đợt mất nước, khi bệnh nhân nhao nhao vì oi nóng, không có nước sử dụng. Để giải quyết trước mắt tình trạng thiếu nước, nhiều gia đình như anh Thạo mặc dù đi đẻ dịch vụ những vẫn phải gánh thêm một chi phí khá lớn từ việc mua nước lọc để vệ sinh cá nhân.
 
“Nóng như hôm qua, một ngày vợ chồng tôi dùng hết 3 can nước 5 lavie 5 lít, đó là chỉ vệ sinh, rửa mặt, lau người cho vợ chứ tôi thì đành “nhịn” vậy. Mà nước đâu có rẻ, bình 5 lít họ bán những 30.000 đồng, ngang bằng cắt cổ chúng tôi”, anh Thạo nói.
 

Có sản phụ phải hoãn sinh mổ (sinh dịch vụ) vì mất nước.

 
Theo ghi nhận của phóng viên tại khu vực chờ sinh, sau sinh … của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, những khu vực vệ sinh đã bốc mùi vì tình trạng thiếu nước kéo dài và cắt nước luân phiên giữa các khoa phòng.
 
Thậm chí, ngay cả nhân viên của bệnh viện cũng phải thốt lên rằng: “Mong các anh lên tiếng giùm, chứ như thế này thì khổ bệnh nhân quá, nhà vệ sinh nhơ nhớp, chúng tôi muốn dọn sạch sẽ cho đỡ bốc mùi nhưng có nước đâu”, vừa nói chị lao công vừa chỉ tay vào khu vực vệ sinh đang bốc mùi nồng nặc.
 

Đối với người nhà và bệnh nhân đang ở BV Phụ sản Hà Nội, nước giờ đây được quý như vàng.

 
Chỉ ưu tiên nước cho khu vực đặc biệt

Trao đổi với phóng viên về tình trạng thiếu nước tại bệnh viện, bà Đỗ Thị Minh Nguyệt – Trưởng phòng Hành chính (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) xác nhận, tình trạng thiếu và mất nước của bệnh viện đã xảy ra từ ngày 25/9 cho đến nay.

“Từ ngày 25/9 đến nay, bệnh viện luôn trong tình trạng thiếu và mất nước, có những lúc không có nước để dùng, đều ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cấp cứu và các hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện”, bà Nguyệt cho biết.
 

Mất nước sẽ khiến vấn đề nhiễm khuẩn của bệnh viện trở nên trầm trọng.

 
Theo bà Nguyệt, trung bình mỗi ngày bệnh viện sử dụng 400m3 nước cho tất cả mọi hoạt động của bệnh viện. Tuy nhiên, hiện tại mỗi ngày bệnh viện chỉ có khoảng 200m3 được công ty nước sạch hút về bể. Như vậy, bắt buộc bệnh viện phải sử dụng tiết kiệm trong tất cả các khoa phòng.

Theo đó, tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trừ những khoa như: Cấp cứu, nhiễm khuẩn, đẻ là phải ưu tiên nước 24/24, những khoa phòng còn lại sẽ phải cắt nước luân phiên nhau để tiết kiệm nước. “Thậm chí, hiện nay nhân viên y tế còn không được tắm ở bệnh viện, mà phải về nhà tắm để tiết kiệm nước phụ vụ người bệnh”, bà Nguyệt nói.

Trước tình trạng trên, khi phóng viên đặt câu hỏi về việc: "Nếu mất nước kéo dài, liệu có trường hợp cấp cứu nào phải chuyển viện hoặc hoãn mổ không?". Bà Nguyệt giải thích: “Cho đến thời điểm hiện tại chưa có ca nào cấp cứu hay mổ đẻ phải chuyển viện vì thiếu nước. Nhưng trong trường hợp không có nước kéo dài thì chúng tôi cũng dự trù đến phương án này.
 

Biện pháp xử lý trước mắt khi chờ đường ống nước sông Đà sửa xong.

 
Còn đối với những ca mổ chủ động, nếu tình trạng sức khỏe thai nhi và bà mẹ tốt, ổn định mà chưa đến ngày sinh thì có thể kéo dài lịch mổ (chờ mổ). Còn những trường hợp phải mổ đẻ chúng tôi vẫn tiến hành bình thường”.

Để giải quyết tình trạng thiếu nước trước mắt, bà Nguyệt cho biết đã có công văn gửi Xí nghiệp nước sạch Đống Đa và Công ty Kinh doanh nước Hà Nội về vấn đề này.

“Hiện tại Xí nghiệp nước sạch Đống Đa ngày 29/9 đã điều xe chở téc đến hỗ trợ bệnh viện. Đồng thời, đêm 29, rạng sáng 30/9, công ty này đã lắp đặt máy bơm hút nước trực tiếp từ Xí nghiệp vào Bệnh viện, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời và lượng nước thực tế vẫn chưa thể đủ cho nhu cầu hoạt động của bệnh viện”, bà Nguyệt nói.

Cũng liên quan đến vấn đề này, bà Lưu Thị Liên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện bệnh viện đang tạm dừng các ca mổ chủ động, các ca không cần mổ cấp cứu cho đến khi đủ nước trở lại. Với những ca cần kíp nhưng không đủ điều kiện, phải chuyển lên Trung ương.

Đồng thời, bà Liên cho biết, khi mất nước, vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh, đặc biệt vệ sinh thường xuyên phải được quan tâm đặc biệt. "Chúng tôi cũng đã yêu cầu bệnh viện phải thành lập ngay đoàn chuyên trách, kiểm tra các nhà vệ sinh, các vị trí, nếu thấy thiếu nước phải cung ứng ngay lập tức để đảm bảo vệ sinh cho toàn bệnh viện".

Theo Lê Phương (Khampha.vn)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.