- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vỡ mộng bên kia biên giới
Cả làng lũ lượt kéo nhau vượtqua bên kia biên giới làm thuê, đồng tiền kiếm được nơi đất khách quê người chátđắng tủi hổ. Cực như thế nhưng người ta vẫn đổ xô đi.
Cả làng lũ lượt kéo nhau vượtqua bên kia biên giới làm thuê, đồng tiền kiếm được nơi đất khách quê người chátđắng tủi hổ. Cực như thế nhưng người ta vẫn đổ xô đi.
"Chuyến này đi có kiếm được nhiềutiền không con?", bà Hoàng Thị Đội, ngụ tại Tú Đoạn, huyện Lộc Bình, tỉnh LạngSơn, đỡ tay nải quần áo cho con trai rồi khấp khởi hỏi. Anh Hoàng Văn Tân, 26tuổi, im lặng ngồi phịch xuống góc nhà. Mái đầu bù rù, từng sợi tóc khô đét dựngđứng vì lâu ngày không được tắm gội. Khuôn mặt Tân quắt lại, đen cháy, mu bàntay nhằng nhịt sẹo đã lên da non bóng láng.
"Công cốc rồi mẹ ạ, chúng nó cướphết của con. Nhà còn gì ăn không? Con đói quá", Tân thều thào nói như muốn khóc.
Bà Đội cuống quýt xuống bếp, lụctìm bát cơm nguội cho con trai, lòng rối bời. Bao nhiêu hy vọng đặt vào chuyếnđi của cậu con trai sang bên kia biên giới nay tan tành cả. Một nỗi sợ mơ hồ dấylên trong lòng khi bà nghĩ đến những khoản nợ.
Vừa đưa bát cơm lên miệng, Tân đãnghe tiếng huyên náo ngoài ngõ: "Tân về rồi hả, trả anh tiền phân đạm, thuốctrừ sâu vợ mày nợ anh tháng trước nhé!". Tân bước ra cửa, mặt méo xệch, dúmdó, ánh mắt đã ầng ậng nước. Chủ nợ hiểu ngay, quay mặt đi thở dài thườn thượt:"Thôi anh cho chú khất lần này, lần sau về cố gắng thu xếp trả anh".
Cái kiểu vay một đồng vượt biêngiới kiếm đồng khác về trả nợ như anh Tân không còn lạ gì ở cái xã Tú Đoạn,huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Cuộc sống của người dân nơi đây gần như phụ thuộcvào những chuyến đi sang bên kia biên giới.
Vượt biên giới để tìm việc làm
Tôi đến xã Tú Đoạn khi mùa gặtvừa đi qua, từng gốc rạ trắng nhô lên trên nền đất xám xịt, khô khốc, lởm chởmđá tai mèo.
Ngồi thu lu trước căn nhà xập xệ,anh Tân thở dài kể: "Mùa khô, ông trời không cho mưa, đất rắn như đá, contrâu không cày nổi. Thiên nhiên khắc nghiệt, hạt lúa, củ khoai cũng còi cọc.Không ít nhà đói ăn, kém mặc, làm mãi chẳng khá lên. Thời gian gần đây người tarộ lên phong trào sang Trung Quốc lao động. Họ bảo sang đó việc nhàn lắm, cônglại cao, ăn uống đầy đủ nên ai nghe cũng muốn đi".
"Người lao động đi sang HànQuốc, Đài Loan mất tiền này nọ mới đi được, còn sang Trung Quốc chẳng mất đồngnào, ai đi cũng được", chị Hoàng Thị Lượng vợ anh Tân nói thêm vào.
Vì thế, đợi lúc nông nhàn, anhTân nhập hội cùng mấy thanh niên trong thôn Bản Mới lên đường đi cửa khẩu, tìmđến nơi được nhiều người quảng cáo là "thiên đường" lao động.
Họ bắt xe từ xã Tú Đoạn, đi 12 kmđến cửa khẩu Chi Ma, ai có giấy thông hành sẽ theo đường chính ngạch sang ÁiĐiểm, Trung Quốc. Người nào không có đành trốn chui trốn nhủi theo đường mònsang nơi đất khách.
Từng nhóm người Việt Nam tụ tập ởchợ người Ái Điểm để chờ người ta đến thuê, Tân cùng mấy thanh niên Việt Namkhác được một người Trung Quốc tên A Xiển từ Quảng Đông xuống thuê đi thu hoạchmía. Sau gần một ngày ngồi xe khách, vượt qua hơn 200km, A Xiển dẫn đám cửu vạnxuống cánh đồng mía rộng mênh mông, phát dao mác, nón mê, giao việc rồi quay về.Ngày ngày, mọi người theo đúng định mức ông chủ đặt ra, chặt mía từ 6h sáng đến5h chiều mới được nghỉ.
"Nếu rẫy gần chúng tôi được vềnhà chủ ngủ, còn rẫy xa đành ăn uống, tắm giặt luôn tại lán giữa rừng. Khôngđiện đóm, không thông tin liên lạc, chúng tôi chịu tủi nhục nơi đất khách cũngchỉ để đổi lấy ngày công lao động chưa đầy 50.000 đồng", anh Tân nhớ lại.
Những chuyến đi mịt mù, đầybất trắc
Cũng đặt niềm tin vào công việcbên kia biên giới , vợ chồng chị Hoàng Thị Linh, ở thôn Pò Mới, xã Tú Đoạn làliên tục thay nhau vượt biên tìm việc làm.
Chị Linh không biết chữ, mọi thứgiấy tờ người ta bảo sao, chị biết vậy, không dám cãi nửa lời. Ngay đến địa điểmmình lao động, chị cũng chỉ nhớ là bản San nào đó.
Chị hồn nhiên kể: "Người tathường hay thuê tôi đi trồng rừng, mở đất, phải leo lên tận những mỏm núi cheoleo để ươm cây. Một ngày lao động cũng được trả 20 nhân dân tệ. Có việc làm làtốt quá rồi, chứ ở quê mãi chỉ có đường chết đói. Thế nhưng, mấy lần lên núi caotrượt chân ngã suýt chết, hãi quá nên tôi không dám làm nữa".
Sau một lần ngã, chị Linh xin chủcho về nhưng họ nhất quyết không cho, họ bắt trồng hết đám rừng ấy mới trả tiềncả đợt làm.
"Lúc đó tôi không biết phảilàm sao. Trời rét đến nứt da thịt, lạnh cóng cả chân tay. Tôi thầm nghĩ, vớithời tiết khắc nghiệt này, nếu không chết rét nơi mỏm núi cũng rơi xuống vựcchết mất xác. Tôi đành bỏ cả những ngày công, quay về nước", chị kể, giọng buồnrười rượi.
Không một xu dính túi, nước mắtngười đàn bà ấy lã chã rơi khi thấy hai con reo vang đón mẹ từ đầu ngõ. Chúngchờ áo mới, bánh ngon từ lâu lắm rồi, nhưng chị biết tìm đâu ra cho con.
Cuộc sống ở xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn vẫn còn cơ cực, khắc khổ |
Công việc ở bên kia biên giớikhông chỉ thu hút người lớn mà còn tác động đến cả thanh niên như Vi Văn Tường,năm nay mới tròn 18 tuổi. Học hết lớp 3, Tường bỏ học đi chăn trâu. Được mộtthời gian, nghe người ta kháo nhau về món lương hời, Tường rủ anh trai cùng đixuất khẩu lao động mong đổi đời.
Đổi đời chẳng thấy đâu sau nửanăm quần quật xé gỗ, phát rừng, Tường nhận tiền công rồi lên đường về nước. Vừaló mặt ra đường cái, Tường bị công an sở tại bắt giữ. Họ kiểm tra, truy vấn,Tường không có bất cứ một mảnh giấy tùy thân nào trong người. Tường bị xem là cưdân bất hợp pháp.
Cậu bị thu hết tiền, nhốt haingày, sau đó đi cải tạo ba tháng mới được thả về. Ông Vi Văn Việt, bố Tường kể:"Nó về, không một xu dính túi, phải đi bộ 12 cây số từ cửa khâu Chi Mã, trôngnhư con ma đói, thương lắm".
Khi được hỏi có định đi sang bênkia làm nữa không, cậu vừa băm rau cho lợn vừa trả lời: "Em về mấy hôm, baogiờ nhà hết gạo lại đi. Mình cẩn thận hơn, người ta không bắt được mình đâu. Ởnhà lấy gì mà ăn".
Tường cứ ngô nghê như thế, hồnnhiên bán sức lao động, chỉ để đổi những vết sẹo nhằng nhịt trên tay lấy nhữngtủi nhục nơi đất khách.
Không hiểu pháp luật, làm liềunên trắng tay
Có một thực tế, những người nhưTường hay chị Linh đều hiểu mù mờ về giấy thông hành. Trước khi đi, họ cũng lênhuyện, làm giấy tờ hợp pháp để đi lao động. Tuy nhiên họ đâu biết thực ra nó chỉlà giấy thông hành có thời hạn một ngày hoặc tối đa là một tháng. Thế nhưng,những người lao động không quan tâm đến thời hạn. Họ chỉ cần có trong tay tờgiấy "xuất khẩu lao động" là yên tâm kéo nhau sang bên kia biên giới làm thuê.Đến khi bị bắt giữ, họ cứ ung dung trình giấy tờ rồi ngớ người ra khi không đượctrở về quê hương hoặc bị tịch thu hết tiền.
Anh Vi Văn Ba, trưởng thôn BảnMới, bức xúc: "Vì giấy tờ bất cập như thế, mỗi đợt họ vượt biên làm việc cókhi kéo dài đến bốn, năm tháng mới đủ tiền tàu xe. Giấy thông hành chỉ có hạntối đa là một tháng nên họ đành "trộm" đi lao động rồi "trộm" mang tiền về dù làtiền của mình".
Họ mang theo hy vọng của cả giađình rồi thất thểu trở về cùng một đống nợ nần.
Lối thoát nào cho người dân
Nói về tình trạng vượt biên làmthuê, ông Tô Văn Chí, chủ tịch xã Tú Đoạn cho biết: "Phong trào này rộ lêntại địa phương đã ba, bốn năm nay rồi. Chính quyền xã cũng không thể cấm ngườidân không được phép sang Trung Quốc lao động bởi đó là nhu cầu chính đáng. Họnghèo quá, cái ăn không đủ, không đi kiếm tiền sao được".
Đầu năm 2009, chỉ tính riêng trênđịa bàn xã Tú Đoạn, hải quan Trung Quốc đã bắt và giải về trả sáu lao động vượtbiên trái phép. Đây có lẽ chỉ là những trường hợp tượng trưng bởi khi được hỏiđến thủ tục giấy tờ cần thiết, hầu hết những lao động "xuất ngoại" này đều ngơngác không biết.
Xã đã tuyên truyền, nhưng vậnđộng hôm trước, hôm sau người ta đã lén lút trốn đi không quan tâm làm tạm trútạm vắng hay thông báo với chính quyền.
Đầu năm 2009, theo số liệu tổnghợp của các trưởng thôn, cả xã Tú Đoạn chỉ có 58 người đi lao động ở Trung Quốc,nghĩa là họ có đầy đủ giấy tờ. Thực chất, con số này lớn hơn rất nhiều lần bởihầu hết các hộ gia đình nơi đây, ít nhất có một người vượt biên tìm việc.
Với mức lương rẻ mạt, chỉ với20-30 nhân dân tệ một ngày (gần 50 nghìn đồng), những người lao động Việt Namtrở thành "cửu vạn giá hời", bởi nếu thuê một lao động bản địa họ sẽ phải trả ítnhất 100 nhân dân tệ. Anh Tân khẳng định: "Lao động Việt Nam sang đó, khôngbiết tiếng Trung Quốc nên càng dễ bị gạt. Có khi, chủ biết mình mang giấy thônghành quá hạn đến ngày về họ trả tiền xong rồi "xì" cho công an đến bắt rồi thutiền của mình, uất ức lắm nhưng không biết làm sao, không đi lấy gì mà ăn".
Với những lao động chất phác, chỉbiết bán sức mình kiếm từng miếng ăn này, những rủi ro nơi đất khách trong điềukiện bảo hộ lao động thiếu thốn, bảo vệ của pháp luật lỏng lẻo luôn rình rập đâuđó.
Tìm ra một hướng đi mới, giúpngười dân thoát nghèo, không phải đi bán sức lao động một cách vô lý và tức tưởiphải chăng cũng là việc khó?
|
Theo
-
Thời sự18 giờ trướcNgày 26/11, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.
-
Thời sự20 giờ trướcDự báo thời tiết ngày 27/11, không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa bao trùm miền Bắc, khu vực này rét trên diện rộng, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 10 độ C.
-
Thời sự21 giờ trướcLãnh đạo UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết nhiều lần yêu cầu, nhắc nhở địa phương báo cáo vụ Phó chủ tịch huyện Giang Thành cho con 600 công đất ngày cưới.
-
Thời sự2 ngày trướcMưa lũ khiến nhiều khu vực thấp trũng trên địa bàn Quảng Ngãi chìm trong biển nước, trong khi ở miền núi xảy ra sạt lở.
-
Thời sự2 ngày trước2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Bình Thuận, 1 phụ xe bị mắc kẹt được cảnh sát cắt cabin đưa ra ngoài, 2 người khác bị thương.
-
Thời sự2 ngày trướcLực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm bé 2 tuổi ở Quảng Nam mất tích 2 ngày qua, nghi bị rơi xuống suối gần nhà.
-
Thời sự2 ngày trướcMột người dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa trình báo việc phát hiện một hộp nhựa hình trụ tròn chứa hơn 1.500 viên nén nghi ma túy.
-
Thời sự2 ngày trướcHai chiếc xe máy di chuyển với tốc độ cao sau đó đâm trực diện trên đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong, 1 người bị thương nặng.
-
Thời sự3 ngày trướcTại cơ quan công an, bị can Phùng Thị Sơn nói lời hối hận muộn màng sau khi 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
-
Thời sự5 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự5 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự5 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự19/11/2024Theo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự19/11/2024Cơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng