Vọng cố hương

Trong cuộc mưu sinh cơm áo đằng đẵng xứ người, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, là nơi dẫn đầu tỉnh Thừa Thiên Huế về lượng nhân khẩu ly hương mỗi năm, với hơn 2.000 người làm ăn xa xứ.

Trong cuộc mưusinh cơm áo đằng đẵng xứ người, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, là nơi dẫn đầutỉnh Thừa Thiên - Huế về lượng nhân khẩu ly hương mỗi năm, với hơn 2.000người làm ăn xa xứ. Sau bao cuộc ra đi, những tình cảm tha phương vẫn vấnvương về cố hương xa lắc, từ đó, đất Vinh Xuân mọc thêm nhiều nhà xây khôngngười ở, hoặc có chăng chỉ là vài bóng già hiu hắt đợi chờ.

>>

Quê hương bỏlại

Mùa hè, giữacái nắng nóng như thiêu đốt, hàng chục ngôi nhà hoang tại Vinh Xuân lạnh đếnnao lòng. Đây là những mái nhà mà con em Vinh Xuân xa xứ bỏ quên hoặc từngtìm về xây dựng, nâng cấp khang trang, để rồi đóng cửa ra đi.

Vọng cố hương

Không khó để tìm những ngôi nhà lạnh lẽo thiếu hơi ấm con người ở xã Vinh Xuân ( Ảnh: Ngọc Văn)

Không chỉnhà cửa đua nhau mọc lên, Vinh Xuân giờ còn có nhiều đường thôn phẳngphiu bê tông, các cổng làng, nhà thờ họ tộc uy nghi, bề thế, nhưng nhưvậy vẫn không thể lấp được vẻ đìu hiu, hoang lạnh của một vùng quê chỉcòn lại vài bóng già vò võ, quạnh quẽ bên mái hiên nhà bắt đầu loang lổrêu phong.

Tôi tầnngần hồi lâu trước một ngôi nhà to lớn xây dựng từ vài năm trước, cửađóng then cài vắng tênh, nằm giữa khu vườn vàng lá xác xơ ven đường thônXuân Thiên Thượng. Từ lâu, nhà không có người lui tới, mạng nhện dọcngang giăng kín lối vào.

Ngỡ con emở xa trở về, bà Trần Thị Tường vồn vã chạy đến để rồi chưng hửng: “Nhàthì mới như rứa, nhưng không còn ai trong đó mô. Người già thì mất rồi.Bọn trẻ làm ăn xa quê, khi khá giả thì tìm về vun đắp lại nơi hương khóicho tổ tiên. Ở đây có phong trào như rứa, cứ xây xong nhà, người trẻ lạira đi”.

Nói đoạn,bà Tường cầm chiếc chổi tre trong góc hiên xua vội đống tổ kiến, phângiun đất đùn lên dày kín mặt sân, mùi ẩm mốc theo đó xộc lên cay hai hốcmũi. Đã thành thói quen, dăm bữa nửa tháng, dân trong xóm lại thay nhauđến những ngôi nhà vắng chủ làm vệ sinh, dọn dẹp, hương khói để xóm làngbớt cảnh quạnh hiu, tàn tạ.

Chỉ trongcái kiệt xóm nhỏ chừng vài chục mét ở thôn Xuân Thiên Thượng, nằm cạnhQuốc lộ 49B, ngó ngang ngó dọc, tôi thấy có gần cả chục nhà bị bỏ hoang.Nhiều nhà cũ kỹ, con cháu đã lâu không về, không được chăm chút sửasang, mái ngói tấm còn tấm mất, bên trên phủ đầy lá tre mủn mục. Nhữngchiếc cổng sắt hoen gỉ ngả nghiêng được lấp tạm bằng vài ngọn cây khôche kín lối vào.

Cạnh nhữngngôi nhà hoang, ông Trần Sinh, 77 tuổi, gập người thu hoạch khoai langgiữa cái nắng trưa hâm hấp. Vợ ốm nặng điều trị tại thành phố Huế, bađứa con tứ tán ba nơi ở miền Nam chưa kịp về, ông tranh thủ bới khoai đểchiều còn bắt xe ôm lên bệnh viện thăm nuôi vợ.

Vọng cố hương

Những lão nông gần 80 tuổi vẫn ngày ngày ra đồng vì làng vắng người trẻ ( Ảnh: Ngọc Văn)

“Làng nivà những làng kế bên, hoàn cảnh như vợ chồng tui nhiều không kể hết. Cựclắm, già cả rồi mà ngày ngày phải ra đồng làm lụng. Nhà cửa thì to, màsuốt ngày chỉ có hai bóng già, lớp trẻ bỏ xứ đi làm ăn hết rồi. Nhiềulúc thèm bế đứa cháu nội, cháu ngoại đến quay quắt mà chẳng được”,giọng ông lão buồn đến não.

Dắt trâu điăn cỏ về qua cạnh ruộng khoai ông Sinh, bà Tuyết dừng lại góp chuyện: “Chú mà về dịp Tết, xã vui như hội, cả ngàn thanh niên từ Lào, Campuchiahay trong Nam tìm về quê. Vài ngày, lớp trẻ lại đi, để những người già ởlại thêm buồn, thêm nhớ. Cứ sau Tết, lại một lớp thanh niên mới lớn, họchành chưa tới nơi tới chốn nối gót anh chị bôn ba khắp các xứ kiếm sống.Làng xã vốn đã ít người lại càng thêm vắng”.

Lyhương bất ly tổ

Tôi tình cờ gặp ông TrầnLành đang về quê lo chuyện hương khói, mồ mả tổ tiên. Ông vào Kon Tumlập nghiệp đã hơn 20 năm, giờ con đàn cháu đống trên quê mới.

Ông kể:“Buổi còn rừng thiêng nước độc, vì đói nghèo, dân trong xã cứ mo sắn đùmkhoai lần lượt dắt díu lên vùng cao kiếm sống. Da diết nhớ quê, dân VinhXuân xa xứ đã lập nên xóm Huế trên đất Kon Tum.

Mỗi dịplễ tết, đây là nơi gặp gỡ sum họp của những ai không có điều kiện về quêhương khói cho ông bà, ba mẹ. Con cháu sinh ra trên đất khách, người lớnkhông ngần ngại lấy tên làng, tên xã đặt cho chúng, để khi lớn lên lớptrẻ còn nhớ quê hương bản quán mà tìm về”.

Ông Lànhcòn kể, nhiều gia đình gốc Vinh Xuân ở Kon Tum hiện rất khá giả. Họ sẵnsàng bao cả xe ô tô đưa những gia đình khó khăn về thăm quê, thậm chí hỗtrợ cả tiền tiêu vặt dọc đường.

Ông TrầnVăn Đê, Chủ tịch UBND xã Vinh Xuân, cho biết: “Toàn xã hiện có hơn2.000 nhân khẩu đi làm ăn xa, chưa kể số đã rời hẳn quê từ nhiều nămtrước. Bình quân mỗi hộ dân chỉ có 250m2 đất nông nghiệp cằncỗi, do thiếu ăn, nhiều gia đình lần lượt ra đi. Dù đến đâu, dân VinhXuân vẫn luôn hướng về quê hương, với tâm niệm: ly hương bất ly tổ. Quênhà giờ càng vắng người trẻ, những bậc cha mẹ không muốn lớp thanh niênlàm ăn xa đánh mất cái gốc, rỗng luôn cái tình với cố hương nơi từngchôn nhau cắt rốn”.

"Chú mà về dịp tết, xã vui như hội, cả ngàn thanh niên từ Lào, Campuchia hay trong Nam tìm về quê. Vài ngày, lớp trẻ lại đi, để những người già ở lại thêm buồn, thêm nhớ. Cứ sau tết, lại một lớp thanh niên mới lớn, học hành chưa tới nơi tới chốn nối gót anh chị bôn ba khắp các xứ kiếm sống. Làng xã vốn đã ít người lại càng thêm vắng".

Theo ông Đê, hiệnlượng tiền con em xa quê và những người lớnthành đạt gửi về quê mỗi năm ngót nghét 70 tỷđồng, nhờ đó, bộ mặt làng xã giờ khác xưa rấtnhiều.

Lớp trẻhướng về quê không chỉ bằng những đồng tiền lấm lem bụi đường kiếm được.Ông Nguyễn Hiền, trưởng thôn Xuân Thiên Thượng, bộc bạch: “Vừa rồi, Đạihội TDTT toàn xã, chỉ vài cuộc điện thoại, nhiều thanh niên làm ăn xahăng hái về quê tham gia phong trào cùng địa phương. Thôn tui giành giảinhất môn bóng đá một phần nhờ sự góp sức của số thanh niên đi xa”.

Theo ôngHiền, những lúc ở quê cần, người trẻ sẵn sàng quay về đỡ đần gia đìnhnhiều thứ công việc nặng nhọc như xây nhà, làm đường, tuy chỉ là vàingày ngắn ngủi. Gia đình ông trưởng thôn cũng có ba người con ly hương.“Chúng chịu khó đi làm ăn xa để đỡ đần học hành cho ba đứa em nhỏ còn ởquê. Vụ tôm năm nay, tôi thua lỗ gần 30 triệu đồng, lại phải nhờ nhữngđứa ở xa giúp đỡ”, ông Hiền cho biết.

Ba năm nay,những người lớn tuổi gốc Vinh Xuân đi lập nghiệp xa xứ còn đưa ra mộtsáng kiến tâm huyết được các hội đồng họ tộc tại quê nhà đồng tình. Họyêu cầu thay đổi thời gian tảo mộ chung toàn xã từ tháng Tám âm lịchxuống tháng Bảy.

Vọng cố hương

Đất cằn Vinh Xuân không níu được chân hàng nghìn thanh niên trai tráng ở lại quê .( Ảnh: Ngọc Văn)

“Vớithời gian này, tranh thủ lớp trẻ nghỉ hè, người lớn có điều kiện đưađược chúng về quê thăm nom họ hàng, lối xóm”, ông Trần Văn Đê phântích.

Phía saunhững cuộc ly hương chưa có hồi kết đó, luật tục làng quê Vinh Xuân đangcó một vài điều chỉnh, đổi thay để hài hoà với cuộc sống mới. Tại đây,dân làng còn nghĩ ra cách thay đổi phương tiện đưa đám tang, từ bộ dàngỗ cồng kềnh cần đến 20 trai tráng gánh bộ, giờ chuyển sang chiếc xe đẩychuyên dụng gọn nhẹ, chỉ cần sức của vài người trung niên.

Cũng từ tácđộng của gia đình, làng xã, đa số các trường hợp thanh niên làm ăn xa,khi có lệnh gọi nhập ngũ của địa phương, họ tự giác quay về chấp hànhnghiêm túc.

Nước mắt ngày về

“Làng,xã phải luôn chung lòng kêu gọi con em hướng về quê hương, bằng không,lớp trẻ không còn biết giữ mình, sẽ dễ bị sa ngã”, ông Trần Sinh vẫnđau đáu. Nhiều người ở Vinh Xuân chưa quên, vài năm trước, dân chúngtừng một thời nơm nớp về tai họa HIV/AIDS giáng xuống xóm làng, đã cógần 10 thanh niên trai tráng làm ăn xa thân tàn ma dại trở về, sau đóchết mòn vật vã.

Điều gìcũng có mặt trái, nhưng thời dân làng sống trong nỗi lo bệnh tật từ nơikhác mang về đã qua lâu rồi. Nay, cũng có đôi khi một vài thanh niên tócxanh, tóc đỏ, nhậu nhẹt, chạy xe nẹt pô ầm ĩ khi trở về quê. Đó chỉ làhiện tượng không phổ biến”, Chủ tịch Trần Văn Đê tâm sự.

Hàng nghìnngười dân Vinh Xuân đã ra đi kiếm sống, từng có bao cuộc chia tay đầynước mắt. Ngày trở lại, dân làng cũng chứng kiến những cuộc hội ngộnghẹn ngào. Có những ông lão, bà lão sau mấy chục năm lưu lạc vì miếngcơm manh áo đã oà khóc như trẻ thơ lúc về lại mái nhà xưa. Họ hứa trướcbàn thờ tiên tổ và bà con lối xóm sẽ không đi đâu nữa, sẽ sống nốt phầnđời còn lại trên mảnh đất họ từng cất tiếng chào đời.

TheoNgọc Văn
Tiền phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.