Vụ tố phóng sự của VTV24: "Tôi được trả tiền để cưa cây"

Một nhân vật có mặt trong phóng sự điều tra phá rừng của VTV khẳng định ông không biết 3 người nhờ lên rẫy là nhà báo.

Một nhân vật có mặt trong phóng sự điều tra phá rừng của VTV khẳng định ông không biết 3 người nhờ lên rẫy là nhà báo. Đồng thời, ông chỉ cưa một cây nhỏ ngoài bìa rừng.

Chiều 3/8, thượng tá Bùi Trọng Tuấn - Chánh văn phòng Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết sau khi có kết luận điều tra việc phá rừng mà VTV phản ánh, Công an tỉnh đã báo cáo UBND tỉnh và làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông.

Theo ông Tuấn, phóng sự của VTV có một số chi tiết dàn dựng không đúng với thực tế. “Sáng nay lãnh đạo VTV đã làm việc với UBND tỉnh xung quanh các vấn đề trên. Việc xử lý phải chờ xác minh từ các bên”, trung tá Tuấn nói.

Ông Vũ Dũ Dinh (ngụ xã Ea Đáh, huyện Krông Năng) là 1 trong 3 người dân có mặt trong phóng sự phá rừng của nhóm phóng viên Chuyển động 24h. Ông cho biết sáng hôm các phóng viên VTV đi quay thì ông ở nhà với người chú.

Lúc này, có 2 đàn ông và 1 người phụ nữ đến nhà họ xin được phỏng vấn và quay phim làm phóng sự về nương rẫy. Ba người này yêu cầu ông Dinh cầm theo cưa lốc để ghi hình.

Vu to phong su cua VTV24: ‘Toi duoc tra tien de cua cay’ hinh anh 1
Ông Dinh chỉ lại cây gỗ mình đã cưa. Ảnh: M.Q

Theo ông Dinh, những người dân có mặt trong đoạn phóng sự không biết 3 người là nhà báo. Sau đó, 3 người nhờ ông Dinh cùng hàng xóm đi mượn cưa máy lên rẫy cưa cây cho phóng viên quay.

“Khi tôi cưa một cây nhỏ ngoài bìa rừng thì 3 người trên nói nhỏ quá nên yêu cầu vào rừng cấm. Tôi không đồng ý vì sợ phá rừng sẽ bị công an bắt. Sau đó cả nhóm đi về, tôi và bà Mao được nhóm người trên trả công 500.000 đồng. Ông Tu được 100.000 đồng”, ông Dinh nói.

Một lãnh đạo xã Ea Đáh cho biết khu vực nhóm phóng viên VTV quay phóng sự là tiểu khu 342A, thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng có 157 hộ dân sinh sống. Trong đó, 99% là người dân tộc H’Mông di cư từ Bắc vào.

“Sau khi VTV đăng phóng sự, công an vào cuộc điều tra xã mới biết thông tin. Tuy nhiên qua kiểm tra không có việc phá rừng ở khu vực trên. Cánh rừng này do các hộ dân tự khai hoang, sản xuất từ năm 1996, không phải diện tích rừng mới khai hoang, bị chặt phá như phản ánh trong phóng sự”, lãnh đạo này cho biết.

Trước đó, chiều 2/8, tại buổi họp báo do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, đại tá Phạm Minh Thắng - Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk thông báo kết quả điều tra ban đầu liên quan đến phóng sự phản ánh tình hình khai thác, vận chuyển trái phép gỗ của nhóm phóng viên Chuyển động 24h phát trên kênh truyền hình VTV1 ngày 4 và 5/5.

Theo đại tá Thắng, qua xác minh, một số nội dung phản ánh không đúng, không khách quan, có sự cắt ghép, dàn dựng của phóng viên khi tác nghiệp”.

Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Ngọc Tý - Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk, cho biết Sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh Đắk Lắk có văn bản gửi Bộ Thông tin - Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật. 

Theo Zing


phóng sự phá rừng của VTV


Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.