Xa vời trường mới

Những ngày này, trên công trình xây dựng Trường THPT Thạnh Tân tại huyện Thạnh Trị Sóc Trăng (vốn đầu tư 14 tỉ đồng, do Công ty Xây dựng 386 ở Hà Nội trúng thầu thi công), hàng trăm lao động đang phải làm ngày, làm đêm để “chạy nước rút” vì đã quá thời hạn cam kết trong hợp đồng mà trường vẫn chưa hoàn thành để kịp đưa vào sử dụng cho năm học mới.

Toàn tỉnh SócTrăng có 3.363 phòng học đã xuống cấp. Nhiều dự án xây dựng trường học đượctriển khai nhưng chậm tiến độ nên không kịp đưa vào sử dụng dịp khai giảngnăm học mới.

Những ngày này, trên công trình xây dựng TrườngTHPT Thạnh Tân tại huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng (vốn đầu tư 14 tỉ đồng, doCông ty Xây dựng 386 ở Hà Nội trúng thầu thi công), hàng trăm lao động đangphải làm ngày, làm đêm để “chạy nước rút” vì đã quá thời hạn cam kết tronghợp đồng mà trường vẫn chưa hoàn thành để kịp đưa vào sử dụng cho năm họcmới.

Đủ lý do để chậm

Cũng ở huyện Thạnh Trị,dự án xây mới Trường THPT Châu Hưng tại thị trấn Hưng Lợi (vốn đầu tư 12tỉ đồng, do Công ty Xây dựng 386 trúng thầu thi công) khởi công từ cuốitháng 12-2008, kế hoạch sẽ hoàn thành vào tháng 3-2010 nhưng hiện trêncông trình chỉ có khoảng 10 lao động mỗi ngày.

Xa vời trường mới
Trường THPT Thạnh Tân (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) – một trong những dự án trường học chậm tiến độ thi công

Có những dãy phòng họchiện chỉ mới xong phần đổ cột trên tầng 1. Cơ sở vật chất chưa hoànthiện nên năm học mới, ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng chưa thể thành lậpở thị trấn này một ngôi trường THPT như dự định.

Ông Trần Lái, Giám đốcBan Quản lý dự án các công trình xây dựng tỉnh Sóc Trăng, cho biếtTrường THPT Châu Hưng chậm tiến độ là do được xây dựng trên khu đất nôngnghiệp nên phải chờ dân gặt lúa xong mới khởi công được. Sau khi khởicông, phải mất thêm vài tháng để đắp kênh thủy lợi mới có đường vậnchuyển vật tư vào công trình.

Về việc chậm trễ tiến độbàn giao dự án Trường THPT Thạnh Tân, ông Lái cho rằng do trời mưa nênviệc vận chuyển vật tư từ đường nhựa vào công trình cực kỳ khó khăn. Lýdo mà ông Lái đưa ra thật khó thuyết phục vì đoạn đường này chỉ dàikhoảng... 200 m!

Năm 2012: Xóaphòng học xuống cấp

Trường THPT Lịch HộiThượng với vốn đầu tư khoảng 8 tỉ đồng theo kế hoạch sẽ hoàn thành vàotháng 10-2010 nên không chỉ có học sinh tiểu học và THCS ở thị trấn LịchHội Thượng vừa học vừa ngóng chờ được đổi trường mà thầy và trò TrườngTHPT Lịch Hội Thượng cũng đếm từng ngày, vì cơ sở của trường xây dựng từlâu và hiện đã quá xuống cấp.

Ông Phạm Huy Quang, Hiệutrưởng Trường Tiểu học Lịch Hội Thượng B, cho biết khi hoàn thành dự ánTrường THPT Lịch Hội Thượng thì cơ sở hiện giờ của trường này sẽ giaolại cho trường THCS và khi đó, thầy và trò Trường Tiểu học Lịch HộiThượng B sẽ sang tiếp quản cơ ngơi cũ của trường THCS theo kiểu “cũngười mới ta”.

Theo ông Kim Sơn, PhóGiám đốc Sở GD–ĐT tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh Sóc Trăng có 3.363 phòng họcđã xuống cấp, hiện các địa phương đang triển khai xây mới trên 1.870phòng. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2012, những phòng học xuống cấp sẽđược thay thế hoàn toàn bằng những phòng học mới.

Còn nhiều phòng học tạm bợ

Theo Phòng GD-ĐT huyện Gò Quao - Kiên Giang, hiện huyện này vẫn còn 12 phòng học tạm bợ bằng tre lá và khoảng 30% phòng học không đạt chuẩn.
 
Trường Tiểu học Định An 1, xã Định An, huyện Gò Quao có tổng số 38 lớp với 1.080 học sinh, được chia làm 5 địa điểm thì 4 địa điểm phụ đều đã tương đối ổn, riêng địa điểm chính thì xuống cấp trầm trọng.
 
Bà Nguyễn Thị Tường Oanh, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết có những dãy phòng học của trường  được xây dựng từ năm 1973 nên xuống cấp nghiêm trọng. Trường đã rất nhiều lần sửa chữa để học tạm chờ cơ sở mới hoàn thành để di dời.
 
. Ông Võ Văn Tốt, Hiệu trưởng Trường THCS Hiệp Mỹ Đông (xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), cho biết trường này được tách ra từ Trường THCS Hiệp Mỹ vào năm 2008.
 
Từ đó đến nay, giáo viên và học sinh phải chịu cảnh học tập trong các phòng học tre lá, tạm bợ. “Cơn gió lốc hồi giữa tháng 6 làm sập trường. Chúng tôi vừa xây cất lại 5 phòng học mới nhưng cũng bằng tre lá trên đất mượn tạm của dân.
 
Ngôi trường tuềnh toàng này không biết có qua được mùa mưa bão hay không?”- ông Tốt lo lắng.

Q.Dũng

 

Theo Giang Thanh
Người lao động




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.