Xuất hiện vi khuẩn ăn thịt người ở Kon Tum

Chiều 31/5, bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, hiện bệnh viện đang tiếp nhận một bệnh nhân nghi có dấu hiệu bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công.

Chiều 31/5, bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, hiện bệnh viện đang tiếp nhận một bệnh nhân nghi có dấu hiệu bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công.

Bệnh nhân là bà Y Jũng (57 tuổi, trú thôn 9, xã Đăk La, huyện Đăk Hà, Kon Tum), trước khi nhập viện bà Jũng có biểu hiện sốt, sau đó cẳng chân phải bắt đầu bị sưng nề và lan ra khắp cẳng chân, khớp cổ chân.

Đến ngày 15/5, bà Jũng nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng, viêm hoại tử lan tỏa từ khớp gối xuống hết bàn chân phải, toàn bộ cẳng chân phải sưng nề, da đổi màu tím như quả sim, cẳng chân sưng đau, bệnh nhân kêu la dữ dội.

Vết thương trên chân bà Jũng.

Sau khi khám xét bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật rạch giải áp, điều trị tích cực tuy nhiên tình trạng sốc nhiễm trùng và hoại tử cơ cẳng chân phải không thuyên giảm, da đổi màu từ tím sang màu trắng bợt, trên da xuất hiện nhiều bóng nước rồi vỡ ra làm lộ lớp cơ dưới da, tổn thương lan dần lên khớp gối, qua khớp gối và lên trên mặt sau đùi phải.

Hiện bệnh nhân nằm điều trị hồi sức tại phòng 5 - khoa Ngoại chấn thương bệnh viện đa khoa Kon Tum đã được 10 ngày nay, tình trạng sốc giảm dần, tuy nhiên tổn thương ở chân phải ngày càng nặng, chưa thoát khỏi tình trạng sốc và nhiễm khuẩn huyết, hoại tử toàn bộ da cẳng chân phải, da bong ra từng mảng như rộp do phỏng và chưa thấy dấu hiệu phục hồi.

Theo bác sĩ Hồ Ngọc Linh - trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum thì, xét về góc độ chuyên môn tôi thấy có một chị Y Jũng bị "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công.

Bà Jũng đang điều trị tại bệnh viện.

Ban đầu khi siêu âm cho bệnh nhân này thì tôi nghĩ rằng đó là bệnh viêm mô tế bào có biến chứng huyết khối tĩnh  mạch nhưng qua theo dõi chân tướng “vi khuẩn ăn thịt người” đã lộ diện ngày càng rõ.

Đây là bệnh LÝ ít gặp ở người nhưng nhiễm trùng huyết do Aeromonas hydrophila là thể bệnh rất nặng. Trước đây, tỷ lệ tử vong có thể tới gần 100%. Ngày nay, nhờ những tiến bộ về hồi sức nên có thể hạn chế được phần nào tỷ lệ tử vong. Bệnh lý hiếm gặp nên người ta ít nghĩ đến bệnh do nguyên nhân này, vì thế dễ bỏ qua. Trong khi đó, bệnh diễn tiến rất nhanh, bệnh nhân hoại tử nhiều, dễ sốc nặng dẫn đến suy đa tạng, đe dọa tính mạng.

Nếu được phát hiện sớm, điều trị kháng sinh sẽ có đáp ứng tốt. Tuy nhiên, dù khỏi, người bệnh vẫn có thể chịu nhiều di chứng do hoại tử các tổ chức. Theo  các chuyên gia y tế, điều đáng lo ngại là đến nay vẫn chưa xác định được yếu tố lây nhiễm vi khuẩn này trong các ca bệnh tại Việt Nam.

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.