Bí quyết chọn giày thể thao

Theo các chuyên gia, khi chọn một đôi giày tập thể thao bạn cần lưu ý đến kích cỡ và sự tương thích với cấu tạo bàn chân cùng những bệnh lý nội khoa nếu có, để việc tập luyện có hiệu quả.

Theo các chuyên gia, khi chọn một đôi giày tập thể thao bạn cần lưu ý đến kích cỡ và sự tương thích với cấu tạo bàn chân cùng những bệnh lý nội khoa nếu có, để việc tập luyện có hiệu quả.

Chân lõm, chân bẹt

BS Phạm Thế Hiển - Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cho biết, bàn chân được cấu tạo từ rất nhiều xương, hệ thống dây chằng, cơ. Các xương bàn chân cấu tạo thành cấu trúc hình vòm gồm: vòm bên trong từ xương gót đến xương ngón cái, vòm bên ngoài từ xương gót đến ngón út. Vòm bên trong cao hơn vòm bên ngoài. Các xương được liên kết bởi hệ thống dây chằng, giúp vòm vững chắc và có độ đàn hồi. Chính cấu trúc này làm bàn chân có chức năng giảm sốc khi chạy nhảy, đi lại.

Nếu bàn chân bình thường, khi in dấu trên nền cát, phần ngoài lòng bàn chân sẽ chiếm 2/3 diện tích bàn chân và bên trong có phần khuyết. Khi vòm quá cao so với bình thường, được gọi là bàn chân lõm (in hình bàn chân trên cát, có thể thấy phần ngoài nhỏ hơn 50% diện tích bàn chân). Một dị tật khác là khi vòm chân quá thấp, gây bàn chân bẹt (khi in trên cát có thể nhìn gần như toàn bộ bàn chân, phần khuyết thấy ít hơn 1/3 diện tích bàn chân). Ngoài ra, còn tùy theo từng loại dị tật mà có các biến dạng ở cổ chân, gây ảnh hưởng đến khớp gối, khớp háng...

Khi bàn chân có biến dạng, chức năng giảm sốc của bàn chân giảm đi, khiến phản lực từ mặt đất trước trọng lực cơ thể sẽ tác động lên các cấu trúc như: đầu xương bàn ngón cái, cổ chân, phía bên trong khớp gối, khớp háng và cả cột sống… khi đi lại, chạy nhảy. Các tác động này ban đầu làm mất độ vững, sau đó gây đau các cấu trúc.

Giày không phù hợp gây biến dạng chân

Dựa trên cấu trúc bàn chân, BS Thế Hiển cho rằng, việc chọn giày thể thao rất quan trọng. Nên chọn giày vừa khít bàn chân, có độ co giãn tốt, ôm sát cổ chân và nâng đỡ vòm cong của bàn chân. Nếu mang giày quá chật, sẽ dẫn đến chèn ép các cấu trúc ngón chân và phần mô mềm gần xương bị loét. Lâu ngày các cấu trúc bị chèn ép, gây biến dạng bàn chân. Còn khi mang giày rộng, hoạt động bàn chân sẽ mất linh hoạt, không vững, cơ thể phải sử dụng các ngón chân để bám trụ, gây tổn thương đầu móng và mất đi chức năng nâng đỡ của vòm.

Người bị đái tháo đường, bệnh suy tĩnh mạch, càng cần chú ý hơn nữa khi chọn giày tập vì các bệnh này dễ dẫn tới bị loét nếu mang giày không đúng và tổn thương đó rất khó hồi phục. Nên chọn loại vừa chân và kiểm tra độ phù hợp tùy theo giai đoạn bệnh. Nên thay đổi đế phù hợp, đệm lót êm và cần kiểm tra bàn chân hàng ngày để tránh các vết viêm, loét.

Với bàn chân lõm, cần chọn những loại giày giúp hạn chế tổn thương các ngón chân, nên tùy theo bàn chân để có đế giày phù hợp.

TheoPNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.