GS Hồ Ngọc Đại: "Kỳ 1 của lớp GS Ngô Bảo Châu không học chữ mà chỉ học hình vuông, tròn"

GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, cuốn sách ông dành tâm huyết, công phu nhất là Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục và ông không chấp, để ý những người phê phán.

GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, cuốn sách ông dành tâm huyết, công phu nhất là Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục và ông không chấp, để ý những người phê phán.

Cuốn sách tâm huyết và công phu nhất là Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục

Sáng 8/9, tại Hà Nội, Giáo sư Hồ Ngọc Đại, "cha đẻ" của cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục với cách đánh vần lạ, “ô vuông, hình tròn” đã có buổi trao đổi về chuyên đề Công nghệ giáo dục trong kỉ nguyên 4.0.

Mở đầu buổi nói chuyện, GS Hồ Ngọc Đại đã dành hơn 30 phút kể về khoảng thời gian đi học tại Nga.

Theo vị GS, tại đây ông đã thu thập được những kiến thức làm nền tảng cho Công nghệ giáo dục sau này mà ông đã dày công nghiên cứu.

Ông nêu rõ, sống và làm việc tại Nga trong thời gian đất nước còn khó khăn nên luôn nỗ lực hết mình để làm tốt công việc được giao.

"Tôi là người có ý thức trách nhiệm với đất nước, cái đó chính là sức mạnh của tôi. Tôi luôn áy náy khi đất nước chiến tranh mà mình lại đi học ở Nga, chính vì thế tôi luôn cố gắng học tập và nghiên cứu nghiêm túc.

Tôi vốn là giáo viên Toán, khi tôi học, tôi học rất thật, nhờ những năm tôi ở Nga đã cho những bài học tôi hoàn toàn tự tin để xử lý những vấn đề giáo dục. Cả đời tôi gắn vào giáo dục và thực sự chắc chắn về những gì đã làm", ông nêu rõ.

GS Hồ Ngọc Đại: "Tôi là người có ý thức xây dựng lý thuyết về giáo dục...".

Chia sẻ về công nghệ giáo dục, GS Hồ Ngọc Đại cho hay, ông làm giáo dục và bắt đầu xây dựng từ nhỏ đến lớn.

"Tôi là người có ý thức xây dựng lý thuyết về giáo dục. Tôi có bộ sách viết về giáo dục nhất quán từ đầu đến cuối. 

Năm 1968 khi sang Liên Xô chứng kiến cuộc nổi loạn của sinh viên, những đổi mới thất bại trong giáo dục. Tôi cho rằng những cái cũ kỹ trong giáo dục chắn chắn thất bại. Một nền giáo dục mới sẽ thành công.

Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục chưa từng có, để cho mỗi cá nhân trong xã hội trở thành chính nó, chứ không phải là bản sao của riêng ai", GS Đại nói.

Ông cho rằng, khi 100% dân cư đi học thì ngôn ngữ đó phải là ngôn ngữ hàng ngày, chứ không phải chỉ ngôn ngữ sách vở. Tức là người học phải nghe, nói được ngôn ngữ hàng ngày và viết được cách khác. 

 “Nguyên tắc sư phạm của tôi là học sinh tự làm nên mọi việc, tức là thầy giao việc, trò làm việc. Khi trò làm việc thì thầy theo dõi... 

Phải dùng những cái tích cực trong cuộc sống để dạy trẻ con, tôi đưa nhiều chuyện vui vào bộ tài liệu để dạy học sinh", GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ.

"Tôi là Tiến sĩ khoa học về trẻ em, tại sao mọi người lại nói tôi không biết gì về trẻ em? Cái gì tôi viết là vì đất nước, vì tương lai. Học sinh của tôi học có 2 cái quan trọng nhất là vật thật và vật thay thế, vật thật là tiếng nói, âm nghe. Chữ chỉ là vật thay thế", GS Đại nêu.

Cũng theo vị GS, cuốn sách ông dành tâm huyết và công phu nhất là tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục. Trẻ con rất hồn nhiên và tin người lớn, lớp 1 phải đưa những thứ tốt đẹp vào đó.

Ông bày tỏ thêm, mỗi một thời điểm của đời người là duy nhất, anh mất là mất tuyệt đối. Cho nên, đời ông phải làm cho đời người không mất 1 giây nào.

"Tất cả chương trình của tôi không bao giờ ôn tập (lập lại thời gian), phải tận dụng từng giây phút của học sinh. Tôi là người cuối cùng viết lại cuốn Tiếng Việt, để chịu trách nhiệm tôi ký tên tôi.

Anh mở trang 24 là tôi biết được 23 trang trước đứa trẻ đó học thế nào, tôi mở trang 124 thì tôi biết 123 trang trước nó học thế nào. Chính vì vậy, học sinh học chữ của tôi là chắc chắn không thể tái mù.

Một lý thuyết giáo dục phải có công nghệ thực thi. Tôi có công nghệ giáo dục. Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, trẻ con 6 tuổi nói sõi, 7 tuổi nói đúng, 8 tuổi nói chuẩn…

Nhưng khi tôi dạy trẻ con học hết lớp 1, dù ở bất cứ đâu trên đất nước này, chỉ 1 năm đọc thông viết thạo, đúng chính tả và không thể tái mù.

Một ông Bí thư xã nói với tôi rằng, chỉ mất 5 tháng học Tiếng Việt của tôi là có thể viết được đơn, còn cách dạy cũ học hết năm lớp 1 cũng không làm được", GS Đại nói thêm.

Vị GS chia sẻ, ông có cái may rất lớn là dùng những thứ đã có và không sáng kiến ra.

"Ví dụ tiếng Việt lớp 1 là thành tựu 300 năm nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt, tổng kết lại làm giáo trình cho sinh viên năm thứ 3 năm 1977 và đến 1978, tôi đưa vào lớp 1 với khóa đầu tiên của GS Ngô Bảo Châu.

Học kỳ 1 của lớp GS Châu không học chữ mà chỉ học hình vuông, hình tròn, hình tam giác", ông kể và nhấn mạnh thêm, người ta chửi về chữ ô vuông, phê phán nhưng ông không có để ý và cũng không chấp.

Sứ mệnh giáo dục là tạo ra cái mới chưa hề có

Nêu lại lý do ra đời của trường Thực nghiệm, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, việc này xuất phát từ một lần trò chuyện với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về cuộc cải cách giáo dục.

Theo ông, ngày đó, ông góp ý vào cuộc cải cách và dự đoán nó sẽ thất bại khi được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hỏi.

GS Hồ Ngọc Đại đứng giữa trao đổi với người tham dự.

"Lý do thứ nhất là đề cương cải cách giáo dục thực hiện trong 20 năm chiến tranh, khi thực hiện đã qua thời kỳ đó rồi, nếu vẫn dùng nó thì sẽ thất bại. Thứ hai, cuộc cải cách phải ưu tiên cho những người đã bỏ ngang học tập để vào chiến trường.

Sau đó, tôi có nhận được đề nghị của Thủ tướng ở nhiều cương vị quan trọng nhưng tôi xin dạy lớp 1, với điều kiện cho tôi mở trường Thực nghiệm. Khi tôi mở trường, nhiều người nói làm như thế là phí nhưng tôi tin với việc tôi làm, không có nhiều người giỏi hơn mình", ông nhấn mạnh.

Ông nêu rõ, trong quan niệm về người thầy giáo lý tưởng hiện nay là phải thay đổi lại cơ bản nền giáo dục, cả nội dung, phương pháp, tổ chức.

"Thế kỷ 21, một thế hệ chưa từng có trong lịch sử phải có một hệ thống giáo dục chưa từng có trong lịch sử! Phải đổi mới giáo dục! Bỏ chấm điểm để các cháu phát huy thế mạnh, năng khiếu, nó yếu cái nọ nhưng nó mạnh cái kia", GS chia sẻ.

GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, trẻ con không bao giờ làm điều vô lý và cha mẹ nên căn cứ vào cái lý của trẻ để dạy trẻ, "phải chịu thua" trẻ. 

"Người lớn không nên lấy mình làm khuôn mẫu cho trẻ con, để trẻ được sống hồn nhiên, như nó cần được sống.

Tôi biết không tự làm ra sẽ không có cái để nói nên việc tôi mở trường Thực ghiệm là hành vi trách nhiệm nhất với đất nước. Tôi lấy tư tưởng cá nhân làm cơ bản nên thường bị phản ứng.

Chúng ta cứ thích quyền lực, áp bức người khác nên khi có thế hệ mới, lịch sử mới cũng cần có nền giáo dục mới.

Sứ mệnh giáo dục là tạo ra cái mới chưa hề có, không bác bỏ quá khứ, tận dụng quá khứ nhưng nên được hưởng những cái mới, thành tựu mới", ông nhấn mạnh thêm.

Trước khi kết thúc buổi nói chuyện, GS Hồ Ngọc Đại bày tỏ, ngữ âm và tiếng nói là khác nhau, học sinh của ông không để ý đến nghĩa mà chỉ đến âm. Khi chứa nghĩa là từ, nhưng nếu chứa nghĩa là thành tiếng.

"Tôi lắng nghe những đóng góp có ích cho việc của tôi để điều chỉnh. Tương lai của Công nghệ giáo dục là vĩnh viễn", ông tin tưởng.


Theo Trí Thức Trẻ


GS Hồ Ngọc Đại

cách đọc vuông tròn

tiếng Việt

phương pháp giáo dục


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.