Cửa trường mẫu giáo, hai câyhoàng lan tỏa hương thơm ngát. Nghìn nghịt người đứng đợi cạnh những chiếc xemáy sang trọng và những chiếc ôtô bóng lọng. Trong bối cảnh ấy, người phụ nữ nhưcó vẻ lạc lõng. Trong khi đứa trẻ thì sặc sỡ trong áo quần, giày, mũ đủ màu, thểhiện một mức sống và trình độ thẩm mỹ cao, thì chị, mẹ nó, vẫn cái thân mìnhmảnh khảnh giản dị trong một chiếc áo sơmi trứng sáo cùng tấm áo len xanh lụchơi quê mùa chẽn bên ngoài. Đặc sắc chăng là từ lúc bất ngờ gặp người đàn ôngtuổi trung niên. Lúc ấy, gương mặt trái xoan đang xanh trắng của chị bỗng hồngrạng lên tới tận chân tóc mai. Ánh xạ trên gương mặt chị là một nỗi ngượng ngậpchen lẫn sung sướng và vui mừng.
- Đi đi, Hồng! Hồng và cháu vềđường nào?
- Em về đường Nguyễn Thái Học.Nhà em ở ngõ 31, ngách 1, số nhà …, đường Nguyễn Chí Thanh.
- Thế thì ta đi cùng đường. Cháuđây à? Kháu quá! Cháu tên gì? Ta làm quen với nhau nhé!
Người đàn ông bước lại gần chúbé. Đặt tay lên mái tóc tơ của nó, anh ngắm nó, thấy gương mặt rất đẹp của nóvừa có nét của Hồng, mẹ nó, vừa pha trộn một vài nét vẻ của một người nào đó,một người thứ hai. Giữa nó và anh, chẳng có mối liên hệ nào.
- Ứ ừ, đi ăn kem cơ!
- Thái! Không được hỗn. Đây làbác Đường. Con chào bác đi!
- Ứ ừ…
Thằng bé rền rĩ, quẫy đạp vàngước nhìn Đường. Đường, người đàn ông xa lạ, vóc dáng gầy gùa. Cái áo bu dôngxanh dương thợ thuyền. Cái mũ cối sờn vành. Nét nghiêm chính mực thước chỉ hiểnlộ ở vẻ gọn gàng, ngay ngắn và ở gương mặt xương xương, có đôi mắt thâm trầm,thể hiện một nội tâm bao dung và tự chủ.
Gương mặt ấy lấp lánh niềm âu yếmkhi nghiêng xuống, đưa chiếc kem vừa mua ở cửa hàng ra cho chú bé:
- Nào, chú mình ăn đi, rồi bácmua nữa cho.
- Xin bác đi, Thái.
- Xin bác.
Thằng bé đáp miễn cưỡng và thèlưỡi liếm đầu chiếc kem. Chiều xuống nhanh. Gió lết thết. Rập rờn mấy cànhphượng gầy trên cao. Chiếc xe lăn nhè nhẹ trên vỉa hè, chốc chốc lại dừng. Vìngười phụ nữ thi thoảng lại phải lấy khăn tay chùi miệng cho đứa bé:
- Ăn từ từ chứ. Rớt hết cả ra áolen rồi, Thái.
Lại hơi nghiêng mặt cúi xuống,người đàn ông nhoẻn cười:
- Ăn kem là cả một nghệ thuậtđấy, Thái à. Để bác lau giùm cho không về bố lại mắng.
- Ứ ừ, bố không có nhà, bố khôngmắng. Chỉ có bà mắng thôi.
- À, ra thế!
- Thế mà không biết!
Thằng bé vứt tạch que chiếc kemđã ăn hết, ngẩng lên. Rõ ràng nó là một đứa bé được chiều chuộng, hiểu biết giàdặn hơn độ tuổi. Vì khi Đường ghé xuống một lần nữa để hỏi rõ nguồn cơn về bố nóthì nó chồm lên, áp tai Đường, hét toáng toàng: "Đang ở Hungari ! Thế mà khôngbiết à!".
Ngượng nghịu, người phụ nữ saukhi mắng đứa bé, nhìn Đường, chớp chớp mắt:
- Bố cháu đi làm ở Hungari. Thôi,ta gặp nhau sau anh nhé. Muộn rồi, em về đã. Anh nhớ địa chỉ em chưa. ĐườngNguyễn Chí Thanh. Ngõ 31…
Những tiếng nói cuối cùng trượtqua vành môi. Người phụ nữ ngoái lại phía sau. Đằng sau chị, Đường đứng lặng. Láme trên đầu rụng lả tả không khuất lấp được tiếng đứa bé hét trong tiếng bánh xelăn: "Mẹ, sao mẹ lại khóc, hả mẹ!".
*
Hồng đã khóc. Đa cảm, ủy mị,nhưng là người tự trọng nên chị chỉ khóc thầm. Chị khóc vì thương anh, vì thươngmình. Ôtô quân sự đậu một dãy dài bên quảng trường Nhà hát Lớn. Chiều mùa thu,gió phập phồng se lạnh, mái tóc thiếu nữ vờn bay bên những bộ trang phục quânnhân. Mặt trận mở ở phía biên giới TâyNam. Buổi học chiều nay có hai tiết Anh văn vàmột tiết Tâm lý học. Chị bỏ cả hai. Anh nắm tay chị, gương mặt nổi gờ đôi lưỡngquyền sáng bóng trong ánh chiều hôm hồng hồng hắt lại từ phíaTây. "Sang năm em ra trường thành cô giáo rồi nhỉ?" - Anh nắm taychị, tiếng nói thoảng trong hơi gió quẩn. Giữa quảng trường hoáy tròn một cơnlốc nhỏ, như ẩn dụ điều chẳng lành. Tương lai là một bóng hình mờ ảo. Biết baogiờ anh trở về? Tiếng còi lệnh vừa dội lên gắt gỏng. Xách khẩu súng lên vai, anhchoàng hai tay qua vai chị, kéo sát lại và hôn phớt lên má chị. "Chúng mìnhkhông chỉ sống riêng cho bản thân, em à". Anh nói vội rồi buông tay, quay ngườihấp tấp chạy đi. Chiếc xe cuối cùng phụt một làn khói xanh mờ. Chị nhìn thấybóng anh bíu tay vào thùng xe, dún chân leo lên.
Cả đêm đó Hồng không về nhà. Chịđi qua những địa điểm lưu dấu kỷ niệm của hai người. Vườn hoa Canh Nông, nơi cácchiều thứ bảy, anh từ đội Cầu Thăng Long đạp xe xuống và chị từ trường Sư phạmđi xe buýt lên. Vuông cỏ cạnh gốc sồi cổ thụ, nơi hai người hôn nhau cái hôn đầutiên. Con đường nhỏ bên Hồ Tây ngan ngát hương sen. Chiếc ghế đá không hiểu saolại lún nghiêng một đầu. Một kiốt sách bán bưu ảnh những thắng cảnh thành phố.Cửa hàng kem Bốn mùa. Hành lang một biệt thự phủ trùm những thân hoa lan tiêu,nơi hai người đứng trú mưa một đêm hè. Và cuối cùng, căn buồng nhỏ, ấm cúng ởtầng trệt nhà anh, nơi anh ôm chị và lần đầu bật hàng khuy áo chị, hôn hai bầuvú nở nang của chị và sau đó quyết liệt và bồng bột hơn anh, chị níu anh xuống,tự động khỏa thân dâng tặng tình yêu trinh trắng nguyên vẹn đầu đời thiếu nữ choanh.
![]() |
Minh họa: Phạm Minh Hải. |
Sáng tinh mơ, chị trở vềnhà, mặt tái nhợt. Mẹ chị sờ đầu con gái, xót xa: "Chết thôi, con đi đâuđêm qua. Khéo con bị cảm lạnh rồi!". Chị gỡ tay mẹ, đến gầm cầu thang,dắt chiếc xe, đạp tới trường. Các bạn cùng tổ ùa tới: "Hồng, chiều qua,kiểm tra môn Tâm lý, mày không biết à?". Như đang trong cơn mê ngủ, chịthở hắt ra, đáp: "Đi rồi!". Rồi tìm một chỗ ngồi khuất nẻo trên giảngđường. Suốt buổi ấy, chị không hiểu thầy dạy môn Lịch sử nói gì? Lịch làquá khứ hay là hiện tại đây!
Một tháng trời liền chị sốngtrong thảng thốt. Lúc như mê sảng. Lúc ủ ê ngơ ngác. Có đêm mơ thấy mình mặc bộđồ cô dâu trắng tinh trong đám cưới với Đường. Lại có đêm mê thấy ác mộng, vộitrở dậy, thắp hương, thì thầm khấn vái trên bàn thờ. Và hôm sau, lại bỏ hai tiếthọc, lần mò đi tìm ông Thống nghe đồn là thầy bói giỏi như thần. Trở về, cả đêmđó, chị bàng hoàng không ngủ và bật khóc thầm. Một bức tường thành đã sụp đổ tantành trong khi ngày đêm chị khắc khoải nghĩ tới một chấn động sâu xa sẽ xảy ranơi cơ thể mình, nghĩa là anh và chị đã tạo được một tổ thành liên kết bền vữngở trong chị. Tiếc thay, cuộc ân ái của anh và chị thế là không để lại một dấutích nào của tình yêu rồi!
Còn bây giờ thì… Cuộc gặp gỡ sauphút bồi hồi, đã là những khoảnh khắc hai người có thể điềm tĩnh đôi hồi cùngnhau.
Người đàn ông nói:
- Anh hiểu hết sự tình rồi. Lỗiở chiến tranh. Ở cái số của anh. Anh chết đi, sống lại ba lần. Một lần ở biêngiới Tây Ninh, lái chiếc Uóat chở một phóng viên người nước ngoài, bị một viênđạn tiểu liên xuyên qua phổi. Một lần bị sét đánh ở Tây Nguyên, mặt cháy đenthui. Một lần bị bom vùi. Cả ba lần đơn vị đã cho anh vào áo quan làm lễ truyđiệu rồi mà, em.
Người thiếu phụ nói:
- Em đến nhà anh, hỏi tin tức vềanh. Mẹ anh khóc, bảo: Đã hai lần đơn vị gửi giấy báo tử cho mẹ. Em nằm mê thấymột người cho em một quả cam héo. Sợ quá, em đi hỏi ông Thống, ông Thống bóicau, bói gạo bảo: anh đã tận mệnh. Em đau buồn quá! Nhưng... em vẫn cứ bănkhoăn. Năm bố em mất được một trăm ngày. Em đi theo mẹ em về tận Thủy Nguyên,Hải Phòng, tìm một ông thầy gọi hồn cho bố em. Vong bố em về. Em hỏi: "Bố ơi, bốcó thấy anh Đường con ở dưới ấy không?". Bố em đáp: "Bố biết Đường của con,nhưng ở dưới này không có đâu". Trời! Em run hết cả người!
Chồm lên ôm choàng người đàn ông,rồi rối rít chằm bặp, người thiếu phụ rền rã trong nước mắt. Rằng, thế là emkhông mất anh rồi. Và bây giờ em quyết không bao giờ để mất anh nữa! Bừng dậytrong hơi hướng quen thuộc từ ký ức toả ra, Đường riết chặt người phụ nữ yêu dấuvào ngực mình. Nơi đó là hành lang căn nhà số…, ngách 1, ngõ 31, đường NguyễnChí Thanh. Trong làn sáng mờ mờ hư tạo, rộn rực và bồng bột, người phụ nữ mởtoang hai vạt áo. Ngực chị nồng nẫu mưng mẩy hai bầu vú trắng ngần. Anh hôn emđi! Chị nói không ra hơi. Và ngây ngất trong cảm giác được sống lại trong mốitình đầu.
*
Hai người quyết định lặp lại nếpsinh hoạt trước đây.
Lịch thời gian đột ngột biếnđộng. Nhất là ở Hồng. "Bà nội đón cháu Thái hộ con! Con có việc phải đi đằng nàymột lát". Đó là một tình huống bà mẹ chồng thường thấy. Hồng nói, đang là lúcchị bù đầu với công việc. Tuần lễ này, có đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục vềtrường. Tháng tới, phải đón lớp giáo sinh về thực tập. Hôm nay, bình bầu giáoviên dạy giỏi. Chiều mai, hội giảng xong, hết giờ tầm, tối rồi nhưng con vẫnphải đến nhà cô bạn có chồng sắp đi Hungari để gửi cho nhà con ít bánh đa nem.
Tình yêu luôn biết chọn lối đicho mình. Hai người tình xưa muốn được luôn luôn ở bên nhau. Thực hiện nhữngchuyến du hành ngược thời gian, hai người háo hức trở lại những vùng in dấu kỷniệm xưa. Vườn hoa Canh Nông. Vuông cỏ cạnh gốc sồi cổ thụ. Con đường ven HồTây. Chiếc ghế đá nghiêng. Kiốt sách. Hiệu kem. Rặng lan tiêu.… Và đêm nào cũngnhư đêm nào, cuộc chia tay dùng dằng diễn ra lúc mười hai giờ khuya, trong khôngkhí mờ ảo siêu thực ở cái hành lang trước cửa nhà Hồng. Ở đây, hai người ôm riếtnhau, không muốn rời nhau, cùng rạo rực vì những lời âu yếm nhằm bù đắp lỡ dở,thiệt thòi và thổn thức giật mình vì nghĩ tới cái giới hạn của cuộc tình xưa mớiđược nối lại dẫu thế nào cũng mang sắc thái phiêu lưu!
Một đêm, Hồng giật mình tỉnhgiấc. Giấc mơ gì mà dữ dội thế! Chị lần sờ tìm cái khăn lau lớp mồ hôi đang ứara đầm đìa làn da cổ và vồng ngực nở thì con chị thức giấc:
- Mẹ! Mẹ mê gì mà gào thét tothế!
- Sao cơ?
- Ơ kìa! Sao mẹ lại cởi trần, hảmẹ?
Thái đã bật dậy, thao láo nhìnvào khuôn ngực không mảnh vải của chị.
- Nằm xuống ngủ đi, con.
Nhấc vội tấm khăn che ngực, miệnggiục, Hồng kéo con trai nằm xuống cạnh mình và thao thức từ đó đến tận sáng.
Mùa đông năm ấy dài và rét chưatừng thấy. Tháng mười hai gió bấc đã ù ù thổi tới tấp hết ngày này qua ngàykhác, hết tuần này sang tuần khác. Ban ngày, nhiệt độ có khi xuống tới 9 độ. Cònban đêm thì không chỉ rét mà còn cóng buốt. Học trò trường Hồng nghỉ học suốtlượt. Nhưng, những cuộc hò hẹn của hai người lúc chiều tối vẫn diễn ra đều đều.Trong giá lạnh, má chị càng ửng hồng. Mê man trong cảm xúc tình xưa, vượt rakhỏi thói thường của đàn bà là hay giữ kẽ, bây giờ chị công khai thú thật vớilòng mình và với Đường rằng, chị không hề yêu chồng, tức bố thằng bé Thái, mộtchút nào.
- Ông ấy già hơn em gần hai mươituổi. Bố em ốm, vào bệnh viện phẫu thuật thay van tim, mất hơn một trăm triệuđồng. Là hàng xóm của em, biết tin, ông ấy đã bỏ tiền ra chi trả cho bố em. Mẹem bảo: Ông ấy đã cứu mạng bố con đấy!
Chị nói trong cơn ho nghẹn. Cuộckết đôi của chị với bố thằng Thái bây giờ có dáng dấp một cuộc trả ơn, một lầntrả nợ. Đó là một người đàn ông thô lỗ, cục cằn, một kẻ dâm đãng; ngay trongtuần trăng mật có hôm đã bỏ đi Đồ Sơn chơi với nhân tình. Năm bốn mươi chín tuổiđã một lần vì rượu mà mắc chứng xuất huyết não, bị méo mồm, nói ngọng hơn nửanăm trời. Còn từ ba năm nay thì si mê kiếm tiền đến điên rồ, nên đã bay sangHungari mở công ty buôn bán, sống cùng một người đàn bà khác, vốn là một gáinhẩy ở nước sở tại.
"Anh ơi! Chúng mình hãy thuê mộtcăn buồng rồi đến ở với nhau ngay đêm nay đi! Xa anh, để mất anh, em không thểchịu được nữa rồi!" - Chị níu lấy anh, quấn riết thân anh, nồng nã, bạo liệtnhư trỗi dậy của bản năng đàn bà, sau hồi tưởng nọ, ở phút sắp chia tay.
Đêm ấy trở về, cơn ho lại trỗidậy lúc Hồng vừa đi nằm. Mở mắt, chị thấy đèn bật sáng. Và nhận ra, nằm ở mépgiường bên kia, thằng bé Thái từ lúc chị về, vẫn còn thức, giờ đã ngồi dậy.
- Mẹ ơi.
- Gì thế, con?
- Bác Đường bác ấy là người thếnào, hả mẹ?
- Tại sao tự dưng con lại hỏi bácấy?
- Con hỏi mẹ cơ mà ! Bác Đườngmua kem cho con hồi nào ấy. Sao bác ấy hay đến gặp mẹ thế? Có lần con thấy bácấy cầm tay mẹ.
- Đâu có! Thôi, yên lặng để bàngủ. Lúc khác nói chuyện, con à.
- Mẹ à, bà bảo…
- Bà bảo gì, con?
- Bà bảo, một đêm, ra sân đóngcửa sau, bà thấy bác Đường ôm hôn mẹ mà mẹ thì mở hết cúc áo ngực.
- Nói nhảm gì thế, con!
Chống tay ngồi vụt dậy, đưa tayvơ mớ tóc xõa sau lưng, Hồng trừng trừng nhìn con, rồi buồn bã thoát một hơi thởdài. Thằng Thái con chị thế là đã trở thành một phần tử tham gia vào câu chuyệntình xưa của chị rồi!
- Mẹ ơi, mẹ có nhớ bố ở bênHungari không? Bà bảo: Tết này, bố sẽ về nhà đấy! Mà mẹ à, hình như vừa rồi bốbị làm sao ấy?
- Làm sao!
Như chỉ đợi Hồng cất tiếng kêuthảng thốt, bà mẹ chồng nằm ở giường bên đã tung màn, ngồi dậy, cất tiếng khênồng:
- Chị Hồng! Thế chị không biết gìthật à! Chị thật là người vô tâm sung sướng quá đấy. Giờ thì chị đang còn mải mêvui thú chuyện tình riêng nên có biết đến ai! Chồng chị, con trai tôi, bị taibiến mạch máu não, nằm liệt cả tháng trời nay ở nơi xứ người rồi, chị ơi!
*
Đó là một cuộc hẹn hò thường lệ,nhưng chỉ có người đàn ông là Đường có mặt. Chờ đợi cho tới tận khuya, Đường mớitrở về nhà trong tâm trạng rối bời.
Cuối cùng, một tuần lễ sau thìĐường nhận được tin, qua một người bạn gái của Hồng, Hồng đã sang Hungari đónchồng. Và hiện thời, chị phải ngày đêm có mặt bên giường bệnh để săn sóc ngườiđàn ông chồng chị một lần nữa bị xuất huyết não sau một quá trình ham mê tửu sắcgiữa lúc công việc buôn bán bị thất thoát và cô gái nhẩy nhân tình phản bội cuỗmsạch tài sản. Người đàn ông giờ đây sống cuộc sống thực vật. Còn Hồng thì rộcrạc như một thân xác không hồn. Việc chăm nom người ốm hút cạn sức lực của chị.Đã vậy, chị lại phải sống trong sự trách móc, đay đả nặng nề, thậm chí căm hậncủa người mẹ chồng.
Và rồi một đêm nọ, Hồng vội vã rakhỏi nhà của mình, hớt hải phóng xe đến điểm hẹn hò quen thuộc trước đây vớiĐường. Chị vừa nhận được thư anh. "Chúng mình không chỉ sống cho bản thân, emà". Câu nói đầy tinh thần trách nhiệm cao cả lúc Đường chia tay chị lên đường ramặt trận Tây Namđược nhắc lại với nỗi xót xa không che giấu. Còn chị, trong bản chất mạnh mẽ vàkhôn ngoan của đàn bà, thì gào lên như mãnh thú bị tử thương, với âm sắc quyếtliệt và bản năng chưa từng thấy: "Không! Em cấm anh chuyển cư vào Sài Gòn đấy!Không còn bóng hình anh ở thành phố này thì em không sống nổi đâu!".
Bây giờ thì mười năm thấm thoátđã trôi qua, kể từ ngày chồng Hồng ngã bệnh. Ông vẫn sống đời sống của cây cỏ,vẫn ăn uống hít thở đều dặn, nhưng không tư duy, không ngôn ngữ và vô cảm. Hồngthuê một người chăm sóc chồng. Chị bình phục dần và trở lại với công việc thườngnhật của một cô giáo.
Mười năm trôi qua, vẫn lặng lẽtồn tại một mối tình thầm, một tình yêu trong suốt, cao cả, không vượt ra khỏiquy tắc của đạo đức và luật pháp hiện hành, nhưng đã trở thành niềm vui sống lớnlao, tươi sáng nhất của hai con người. Thế đó, cuộc sống gây ra ngáng trở, thìchính nó cũng tìm ra cách giải thoát, đem lại dù là chút ít niềm vui đền bù chocon người.
Bây giờ, mỗi khi Đường tới thămhỏi người chồng bán thân bất toại của Hồng ra về, bà mẹ chồng của Hồng đã khôngcòn là con người chỉ biết bảo vệ con mình, riết nghiệt với con dâu như trướcđây. Lại một lần nữa, bà như là lần đầu giới thiệu với những người hàng xóm,rằng Đường là một người đàn ông đứng đắn và vô cùng tốt bụng, rồi chép miệngthan: "Cũng là vì chiến tranh mà cậu ấy không thành thân được với cô Hồng condâu tôi đấy, các bác ạ. Khổ! Cũng là cám cảnh quá, những người tốt thường hay bịthiệt thòi, nhưng biết làm thế nào được!".
Truyện ngắn của Ma Văn Kháng
VNCA