"Dạy vợ thế này thì chết!"

Thấy con dâu cứ hơn hớn, tối đó, con trai vừa đi làm về, bà lôi tuột anh lên phòng rồi giáo huấn: “Mày dạy vợ mày thế là hỏng, hỏng hẳn. Đàn ông phải đanh thép, vợ nó mới sợ chứ”.

Thấy con dâu cứ hơn hớn, tối đó, con trai vừa đi làm về, bà lôi tuột anh lên phòng rồi giáo huấn: “Mày dạy vợ mày thế là hỏng, hỏng hẳn. Đàn ông phải đanh thép, vợ nó mới sợ chứ”.

Mắng vợ để “lấy le” với mẹ

Từ ngày còn yêu nhau, Quang đã thủ thỉ với chị Minh Anh rằng: "Mẹ anh tuy cưng chiều con nhưng lại khá kỹ tính”. Minh Anh phần nào cũng hài lòng về Quang bởi anh là một người đàn ông khá chỉn chu, biết nghĩ trước tính sau nên không mấy lo lắng về điều đó. 

Yêu nhau được 2 năm, chàng đưa nàng về dinh. Mấy ngày đầu, chị thấy đúng như lời chồng dặn, bà Cúc – mẹ anh khá kỹ tính. Với bà, con dâu là phải biết làm mọi việc. Bà tuyên bố ghét cay ghét đắng cái vụ nhờ vả chồng con, rồi dõng dạc "trước đây tôi toàn tự thân vận động từ a- z"...

Nhưng vì tính khá vô tư nên không ít lần chị làm mẹ chồng “ngứa mắt”. Lúc thì đang ăn cơm, chị gắp miếng đùi gà to sụ sang bát chồng rồi nói lời yêu thương, lúc chị lại í ới nhờ anh lấy hộ hộp phấn trang điểm mình để quên trên phòng. 

Thấy con dâu cứ hơn hớn, bà bảo nhưng toàn nói trước quên sau, tối đó, con trai vừa đi làm về, bà lôi tuột anh lên phòng rồi giáo huấn: “Mày dạy vợ mày thế là hỏng, hỏng hẳn. Đàn ông phải đanh thép, vợ nó mới sợ chứ”. 

Rồi anh chị dặn nhau “tương kế tựu kế” rằng: chồng có mắng thì vợ cứ im để "oánh lạc hướng" mẹ chồng. 

Một buổi tối, cả nhà ngồi dưới phòng khách xem phim truyền hình dài tập, đang xem đến hồi gay cấn, Minh Anh bàn luận về tình huống trong phim thì anh cho luôn một câu: “Đàn bà vô duyên, cả nhà đang xem phim mà cứ cầm đèn chạy trước ô tô. Cô nghĩ cô là đạo diễn phim à? Không xem thì lên trên nhà cho người khác xem”.

"Dạy vợ thế này thì chết!" 1
Mỗi lần mẹ mắng vợ, anh cũng nhảy vào phụ họa thêm (ảnh minh họa).

Nghĩ chồng "nhập vai" ổn quá, chị nín thinh.

Đang xem, mẹ nức nở khen cô diễn viên: "Người đâu mà trắng mà tròn thế", anh cũng phụ họa theo: "Quá ngon". Dù ấm ức lắm nhưng chị chẳng nói gì. 

Sáng hôm sau, Minh Anh dạy sớm chuẩn bị món cơm rang - bữa sáng cho cả nhà. Anh ăn một miếng rồi vứt luôn đôi đũa xuống bàn: “Cô hỏi xem mẹ tôi nấu thế nào mà cô rang kiểu này. Cơm tơ hơ ra vài cọng hành rồi trứng úi xùi. Chán không tả được”.

Càng ngày càng thấy con trai ra dáng "đanh thép", bà Cúc thích ra mặt, bà cũng làm bộ làm tịch: “Ừ thiếu lạp xường con trai nhỉ”.

Có hai vợ chồng thì ý vợ là ý giời nhưng có thêm bà Cúc thì vợ là bét. 

Tối hôm đó, chị làm rất nhiều món ngon, hợp khẩu vị với chồng. Bố và chồng cũng ngồi tấm tắc khen món bò lúc lắc chị làm rất mềm và thơm. Bà khó chịu: “Món canh này con dâu mẹ làm cho 2 lần gia vị hả con?”. 

Chưa kịp thử, chồng lại theo mẹ mắng vợ: “Đầu để mọc tóc hả giời, ngu như bò ý”. Ức chế, chị nghẹn ngào ngồi im. Bố chồng thấy thế nếm canh thử: “Ơ, vừa mà bà nó”. Biết con trai hơi quá, bà Cúc chống chế: “Ừ, thì tôi thấy mặn thôi”. 

Anh vẫn cố lấy le: “Nức nở gì?Ai làm gì mà thổn với thức”, “Mồm đâu, câm à?”. Chị ấm ức bỏ lên phòng, cả nhà chưng hửng với bữa ăn hôm đó. 

Thấy vợ căng thẳng, anh lên phòng thủ thỉ, chị chỉ bảo: "Anh dạy vợ thế này thì chết!"

Nghe mẹ, mất vợ

Không nhẹ nhàng như Minh Anh, chị Nguyên (Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội) còn ở trong hoàn cảnh bi đát hơn. Chị và anh Sơn yêu nhau từ khi còn học cùng trường đại học. Sau 5 năm yêu thương, tìm hiểu nhau, anh chị quyết định đi đến kết hôn. 

Anh khá hiền lành, yêu thương, nhà lại khá giả, cưng chiều chị Nguyên hết mực. Sau đám cưới, vợ chồng chị sống cùng bố mẹ chồng trong khu biệt thự ở Định Công. Từ khi về làm dâu, mẹ chồng đã bóng gió nói với chị nên ở nhà chăm lo cho gia đình, đàn bà thì cần gì kiếm tiền. Nhưng một người con gái tốt nghiệp loại ưu như chị không hề muốn vứt bỏ tấm bằng Đại học chỉ để quanh quẩn trong nhà. 

Chị lẫn lữa và lảng sang chuyện khác, đến khi có con, mẹ chồng chị năm lần bảy lượt ép anh Sơn bảo chị phải ở nhà nhưng chẳng có gì thay đổi. 

Sau 4 tháng sinh con, con dâu vẫn phấn son đi làm, bà ngứa mắt lắm, ngày nào bà cũng đợi sẵn ở cổng để xem con dâu có động thái gì lạ không? Bà cứ bóc mẽ toàn chuyện linh tinh để nhắc nhở cô ở nhà.

Lúc đầu thì là: “Con còn nhỏ, chị ở nhà mà ôm con, con cứng đi học hẵng đi làm”, sau thì bà đay nghiến: “Đi làm mà phấn son choen choét, chị định mời gọi ai?”

Lúc nào đi làm về muộn thì coi như xong, bà chì chiết từ lúc về tới lúc ăn, rồi lên phòng. Anh chị đều mệt mỏi, cãi nhau liên tục vì những chuyện không đâu. 

Từ một người thông cảm với vợ, rồi chính Sơn, người chồng yêu quý của chị cũng khó chịu ra mặt. Mỗi lần mẹ mắng vợ, anh đều gọi vợ lên phòng riêng để nhiếc móc thêm: “Em xem thế nào chứ anh thấy không ổn đâu. Mẹ già rồi sao em cứ làm mẹ phật lòng hoài. Anh thấy chẳng có cô con dâu nào như em.”

Dần dà, cứ thấy mẹ mắng vợ là anh nhảy ra thêm một bài ca dài bất tận mạt sát vợ. 

Nghe những lời chồng nói mà chị chỉ biết ngậm ngùi trong nước mắt chứ chẳng biết phải làm sao. Sau một thời gian chán nản, chị đành ở nhà chăm con. Nhưng khốn nỗi, thời gian ở nhà nhiều, mẹ chồng - nàng dâu đụng mặt liên tục nên càng phát sinh tỷ thứ mâu thuẫn. 

Gần đây, con hâm hấp sốt, chị lấy nước mát ra lau người cho con thì bà sừng sộ: “Cô giết cháu tôi đấy à? Nó đang sốt thì phải cuốn chăn cho nó đỡ lạnh chứ?”

Chị giải thích thế nào bà cũng một mực không nghe: "Tôi không khiến cô dạy, tôi có kinh nghiệm chăm con cả vài chục năm nay rồi"…

Ngay tối đó, chị phải trả giá cho hành động của mình bằng sự nhục mạ của chồng: “Cô muốn gì? Không được đi làm nên giờ cô định hại con à? Cút ngay ra khỏi nhà, để con ở lại”.

Những tưởng lấy được tấm chồng như anh Sơn sẽ hạnh phúc, thế nhưng chị lại thấy mình quá ngốc khi đã không tìm hiểu kỹ nhà chồng...

Theo TTVN

Bình luận