Kiêu hãnh lấy chồng Tây… hay cũng liều nhắm mắt đưa chân?

Có sâm panh sủi bọt. Có hoa tươi. Có áo cưới cô dâu. Mặt ngời ngời sung sướng, thiếu nữ kiêu hãnh khoác tay chú rể Tây đi giữa người thân trong tiệc cưới. Hạnh phúc đến như một giấc mơ hồng. Lại cũng đủ những rượu, hoa, áo cưới, nhẫn, chữ song hỉ… với chồng ngoại, nhưng là tâm trạng u buồn tặc lưỡi cho qua, “Vui là vui gượng kẻo là…”. Thật là trăm ngàn nẻo đường lấy chồng Tây!

Có sâm panh sủi bọt. Có hoa tươi. Có áo cưới cô dâu. Mặt ngời ngời sung sướng, thiếu nữ kiêu hãnh khoác tay chú rể Tây đi giữa người thân trong tiệc cưới. Hạnh phúc đến như một giấc mơ hồng. Lại cũng đủ những rượu, hoa, áo cưới, nhẫn, chữ song hỉ… với chồng ngoại, nhưng là tâm trạng u buồn tặc lưỡi cho qua, “Vui là vui gượng kẻo là…”. Thật là trăm ngàn nẻo đường lấy chồng Tây!

Bi kịch đi tìm nửa kia của mình

Chẳng hiểu sao khi đặt bút viết vấn đề này, tôi chợt nhớ tới chuyện dân gian người Mông kể có phần dị bản: Ông Chày sinh ra bầu trời, bà Chày sinh ra mặt đất. Thưở hồng hoang con người chưa phân rõ thành đàn ông đàn bà, không phải sinh con đẻ cái và sống an nhàn, vui vẻ. Sướng quá, loài người đâm ra lười nhác, không có đam mê, chẳng có khát vọng, cuộc sống vô cùng buồn tẻ và chán ngắt. Ông Chày, bà Chày vén mây nhìn xuống, bỗng ghen tị và tức giận, chán ngán với cái hạnh phúc tẻ nhạt của loài người. Ông Chày bà Chày bèn tách mỗi người thành hai nửa, ông Chày nặn một nửa thành đàn ông, bà Chày nặn nửa còn lại thành đàn bà rồi “ném” mỗi người đi một nơi…khắp góc bể chân trời. Từ đó, con người biết buồn và và cô đơn, lúc nào cũng đi tìm lại “cái nửa kia của mình”. Người nào không may, tìm một lần chẳng thấy, hai, ba lần không thấy, bốn lần mới thấy hoặc tệ hại hơn là chẳng bao giờ tìm được “cái nửa của mình” đành phải chung với “cái nửa người khác”. Ráp với “nửa của người khác” thành ra cong vênh, không khớp, nên khổ sở, bất hạnh. Người nào may mắn tìm một lần đã thấy ngay “cái nửa của mình” khớp vào ngàm vừa chằn chặn thì sung sướng hạnh phúc suốt đời… Triết lý dân gian xem ra thời nào cũng có lý.

Royalty-free Image: bride regretting her marriage

Ngày xưa, người Việt quan niệm: “Lấy vợ, tậu trâu, làm nhà. Cả ba việc ấy thực ra khó thay”. Ở xã hội cũ, người đàn ông là cột cái trong nhà, chủ động trong cuộc sống, trong việc lấy vợ thì “trâu đi tìm cọc” mà còn “thực là khó thay”, huống hồ là phái yếu.

Ngày nay, xã hộ bình đẳng, phái yếu chủ động hơn, có quyền yêu và lấy chồng theo ý nguyện của mình. Không chịu chỉ lấy chồng làng đã là một bước tiến bộ, lại còn lấy chồng Tây ở ngoài biên giới thì con gái Việt Nam đã đi trước đàn ông con trai ít nhất một bước dài về quan điểm sắc tộc, hạnh phúc vợ chồng không biên giới. Nhưng, bên cạnh những hạnh phúc rạng người là những bi kịch chỉ có nước mắt lặng lẽ rơi không nói nên lời…

Từ “kiêu hãnh lấy chồng Tây”…

Gái Việt lấy giai Việt là “chuyện thường ngày ở huyện”, thông thường, phổ biến, gái nào chả làm được. Chồng Tây là thứ hiếm, thử hỏi  cả làng cả phố mấy ai cưới được chồng Tây? Nhất ngoại nhì nội, giai ngoại thì phải hơn giai nộ. Thử hỏi làm con gái, các mợ có thích đi bên cạnh mình là người đàn ông cao hơn một cái đầu, hay cứ muốn đi cùng một chàng trai cao ngang mình?

Các mợ đứng kiễng chân ngước mặt đón cái hôn và đánh đu vào vai người  đàn ông cao hơn mình dù là nửa cái đầu thôi, có phập phồng thú vị lãng mạn, cảm giác được che chở, bao bọc hơn là mắt ngang mắt, mũi chạm mũi không?

Sức khỏe là vàng, còn sức khỏe là còn mộng mơ khám phá, gầy còm mệt mỏi thì chán hết mọi sự trên đời, ăn còn phải gắng nói gì đến chuyện giai gái. Kiêu hãnh bởi lấy chồng Tây cao lừng lững, khỏe khoắn, săn chắc, cánh tay dài nghêu như cần cẩu, đi du lịch vừa khoác ba lô cho mình vừa kéo ba lô cho bạn gái. Sướng không?!. Trên giường như con mèo nhỏ dịu dàng nằm gọn lỏn vào lòng giai Tây. Sướng không?!

Tôi cũng có một cô bạn gái lấy chồng Tây cao 1m80, nặng 80 kg. Nàng bảo: Sướng nhất là được chàng bế. Bế từ phòng tắm ra giường. Bồng từ tầng một leo cầu thang lên tầng bốn. Bế lộ qua vũng nước ngày mưa. Ẵm người yêu từ cái cổng lầy lội của bố vợ tương lai vào sân gạch. Riêng cái khoản “bế bồng” phải 5 thế kỉ nữa mấy anh giai Việt nhà ta mới băng giai Tây. Thử hỏi đàn ông Việt mấy ai có đủ sức khỏe, đủ năng lượng chiều chuộng để “bế ẵm” vợ, bế người tình hiên ngang và lãng mạn như thế? Giả dụ, giai Việt cao hứng hoặc dằn lòng chiều chuộng phái yếu một hai lần thì phải giấu giếm chứ lộ thì chết với bà mẹ chồng cay nghiệt chẳng may bắt gặp.

Chồng Tây sống trong nôi văn hóa Tây, chẳng bao giờ coi chuyện thất tiết làm đầu. Lỡ làng “mất cái ngàn vàng” mà lấy chồng Tây vẫn có đêm tân hôn huyền ảo, đắm say, lộng lẫy, chứ không may vớ phải ông chồng Việt độc đoán, gia trưởng thì đêm tân hôn trở thành địa ngục trần gian, giẫy giụa trong vũng bùn ngay và sáng hôm sau chưa bảnh mắt đã bị bắt trả về nhà mẹ đẻ trong cảnh khổ đau bẽ bàng.

Chồng Tây ga lăng, hay giúp đỡ, có điều gì khúc mắc đều ngồi lại bàn luận đi đến tận cùng “chân lý” khi hiểu ra mình sai thì nhận lỗi. Tự do muôn năm, tiền ai làm ra người nấy giữ, có tài khoản riêng, chi tiêu riêng và rành mạch nộp tiền để chi tiêu chung. Đặc biệt là tôn trọng bản ngã cá nhân, không quan tâm đến đời tư dĩ vãng của nhau, chỉ biết hiện tại; trong quá khứ, dù vợ có yêu ngài bộ trưởng hay anh thợ cày cũng mặc. Cưới chồng Tây xong, luyến tiếc mang toàn bộ thư từ, ảnh, kỷ vật của các mối tình trước về nhà  chồng, đôi khi mở ra coi cũng không ai đếm xỉa với cái góc riêng xưa cũ ấy. Lấy chồng Việt là coi như phải tuyệt tình với dĩ vãn, cứ thử mang một cái ảnh thời nữ sinh trung học có người tình cũ đứng ở đó xem, chẳng động đất núi lửa thì cũng băng giá Nam Cực ngay trong tuần trăng mật…

Đến “cũng liều nhắm mắt đưa chân”…

Tuy nhiên, không phải ai lấy chồng Tây cũng kiêu hãnh thả gót hồng hiên ngang dưới ánh mặt trời nhiệt đới, tự hào với xóm phố xôn xao.
 

Đàn ông như cái chìa khóa, đàn bà như cái khóa. Cái chìa vạn năng thì cái khóa nào cũng mở được, nhưng cái khóa mà chìa nào thọc vào cũng bật chốt mở toang là cái khóa hư, tầm thường, chất lượng tồi. Đã đến nước này thì chìa nội chẳng dám tra vào mở nữa, khóa chỉ có thể chờ đón một ngày đẹp trời nào đó chìa Tây bỗng dưng đến cắm vào mở ra. Chìa Tây cũng là cái loại vạn năng, mở chán các loại khóa Tây rồi mới tìm đến các loại khóa lạ. Tây lạ, ta cũng lạ, khi đó thành hấp dẫn.

Những người đàn ông Việt còn ảnh hưởng nặng nề tư tưởng phong kiến, rất dị ứng và coi thường cái loại chìa nào cũng mở được, khiến con gái thuộc loại ấy buộc phải tìm nửa kia ở ngoài biên giới vì ở trong nước thì không còn cơ hội lấy chồng.

Tôi biết, cũng có người phụ nữ chẳng muốn lấy chồng Tây, họ sợ văn hóa, lối sống khác biệt không hòa nhập. Lúc trẻ còn ở được với nhau bởi còn đam mê, còn hấp dẫn, sức sống hừng hực cuốn họ vào đắm say thể xác không biên giới. Khi già đam mê dần hết, lửa lòng nguội lạnh, bất đồng tư duy, văn hóa, lối sống, không chia tay nhau mới là lạ. Nhưng, “đói làm liều”, méo mó có hơn không, biết khổ thể, biết không chóng thì chầy cũng anh đi đường anh ả đi đường ả, họ vẫn cứ lấy chồng Tây. Lấy để được nhập quốc tịch. Lấy để được bao bọc. Lấy để có chỗ dựa về kinh tế và phần nào xoa dịu bớt nỗi cô đơn vắng thiếu đàn ông trong những ngày xa xứ, tuyết rơi bời bời lạnh lẽo.

Cũng chẳng thiếu trường hợp “hi sinh đời mẹ, củng cố đời con”, làm dâu xứ người nhưng không kịp yêu nhau, nhắm mắt đưa chân bởi cục tiền to. Chú rể Hàn, chú rể Đài tuyển vợ như tuyển lao động phổ thông vác gạch đá, xách vôi vữa phụ hồ. Lấy chồng già hơn đến 30 tuổi hoặc khuyết tật vẫn cố nhắm mắt cưới liều. Tội nghiệp, đáng thương hơn đáng giận.

Giai Việt có thời gian buồn tủi bởi gái Việt cứ bỏ xứ đi làm dâu xứ người, nhưng nghĩ lại rồi an ủi: Cũng chẳng tiếc nuối làm chi. Trừ một số đáng thương do hoàn cảnh, còn những người con gái đua đòi, thích ăn trắng mặc trơn, dứt áo li hương ấy có ở lại làm mẹ làm vợ cũng chẳng mang lại hạnh phúc cho họ và chồng con.

… Và những nẻo đường lấy chồng ngoại quốc

Người lấy vì tình, kẻ lấy vì nghĩa, người lấy vì hình thức kém, quá lứa nhỡ thì và vô khối người lấy vì tiền….

Ca sĩ, người mẫu, diễn viên lấy chồng Tây…, người lao động phổ thông đến kĩ sư, cử nhân, tiến sĩ cũng lấy chồng Tây. Người lao động chân tay, văn hóa thấp… thì lấy đại một ông Tây cục súc, mồ hôi dầu để nhập cư hợp pháp. Người ở giới showbiz qua dăm bảy mối tình vẫn chưa đứng đầu đứng số với giai Việt thì đi tìm… chồng Tây. Nhiều người hạnh phúc nhưng cũng lắm kẻ bất hạnh.

Người lao động trí óc, văn hóa cao, lại tìm đến những người văn hóa cao, có ngoại ngữ và chủ động hòa nhập. Trước hết là hòa nhập  với xã hội Tây, sau đó là hòa nhập với người yêu, người chồng Tây… Chủ động hay thụ động trong đời sống vẫn là tùy vào tạng mỗi người. Có mợ đáo để “gái ngoan dạy chồng”, giai Tây nghe răm rắp. Hạnh phúc lấy chồng Tây cũng mỉm cười với nhiều gái Việt, không chỉ những người có học thức cao mà cả với các mợ lao động phổ thông. Vợ chồng là duyên phận, hạnh phúc thì mừng, bất hạnh thì thương.

Chỉ có điều lấy chồng lấy vợ là việc khó, nghĩ thật kĩ trước khi cưới là một việc không thừa. Hạnh phúc của mỗi người là do tự bản thân quyết định. Lấy chồng Tây hay chồng ta cũng vẫn là chồng. Thôi thì, “nồi tròn úp vung tròn, nối méo úp vung méo”.

Theo Tuổi Trẻ & Đời Sống


Bình luận