Tại sao chỉ có thể cúng Giao thừa bằng gà trống choai?
Thứ năm, 30/01/2014 19:54
“Thay vì cúng gà đêm Giao thừa, người ta cúng bằng một khổ thịt vai hay một cái chân giò. Những thứ đó chỉ có ý nghĩa vật cúng mà không mang ý nghĩa văn hoá”.
“Thay
vì cúng gà đêm Giao thừa, người ta cúng bằng một khổ thịt vai hay một
cái chân giò. Những thứ đó chỉ có ý nghĩa vật cúng mà không mang ý nghĩa
văn hoá”.
Ông
Vương Duy Bảo - Cục phó Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VH-TT&DL) cho biết,
sở dĩ, gà được chọn làm vật cúng tế linh thiêng trong đêm giao thừa bởi
theo thần thoại của một số dân tộc Việt Nam, khi Ngọc Hoàng mới sáng tạo
ra mặt đất, thấy lạnh lẽo, ẩm thấp, bèn sai mười mặt trời suốt ngày đêm
chiếu sáng để sấy khô mặt đất. Nhưng đất đã khô trắng, nứt nẻ rồi mà
Ngọc Hoàng quên không thu các mặt trời lại khiến con người và cây cỏ
khốn đốn vì nắng hạn.
Có
một chàng dũng sĩ giương cung tên bắn liên tiếp rụng 9 mặt trời. Mặt
trời cuối cùng sợ hãi quá bay tít lên cao và trốn biệt không ló ra nữa.
Mặt đất lại lạnh lẽo tối tăm. Con người và loài vật rủ nhau đi gọi mặt
trời. Chẳng con nào gọi được, cuối cùng chỉ có con gà trống khoẻ mạnh
cất tiếng gáy vang lừng khiến mặt trời tò mò ngó xuống rồi quên cả sợ
hãi hạ thấp dần độ cao, khiến mặt đất lại sáng bừng lên.
“Đêm
giao thừa là đêm trời đất tối tăm nhất, người ta bảo đó là lúc mặt trời
ẩn mình sâu nhất. Nhà nhà bảo nhau đều cúng một con gà trống với hi
vọng con gà sẽ đánh thức mặt trời chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả
năm”, ông Bảo lý giải.
Cúng Giao thừa của người Việt, nhất định phải có gà trống "choai".
Gà
cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, mới le te gáy với ý
nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết, chưa biết tình yêu là gì. Đó chính là ước
mong “mưa thuận gió hoà” của cư dân nông nghiệp. Con gà thành một nét
văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông lúa nước.
Lâu dần, cúng gà trống hoa thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam
vào lúc giao thừa.
“Tuy
nhiên, đến nay, nhiều gia đình Việt Nam đã không làm nông nghiệp, câu
chuyện gà gọi mặt trời không còn được nhiều người biết đến, nét văn hoá
ấy bị mờ dần khiến nhiều người không hiểu”, ông Bảo trăn trở.
Nói
thêm về phong tục cúng Giao thừa, ông này cho biết: Theo tục lệ cổ
truyền, cúng Giao thừa hay lễ Trừ tịch được tổ chức nhằm đón các thiên
binh. Lúc đó, họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội, không kịp vào tận bên
trong nhà nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.
Hết
một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao
công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.
Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở
lại. Và mâm lễ cũng Giao thừa được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người
nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ
cai quản hạ giới năm tới.
“Vì
việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ
có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành
của chủ nhà”, ông Bảo nói.
Theo
ông Bảo, trên chiếc hương án phải có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc
hai ngọn nến. Lễ vật gồm: gà luộc nguyên con, bánh chưng, mứt, kẹo, trầu
cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã.
Sau
khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai
quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên
trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Theo Nguyễn Vũ (Zing.vn/Tri Thức)
Bình luận