"Úp sọt" không thành
Thứ bảy, 08/12/2012 08:38
Hà hạ sinh một đứa con trai kháu khỉnh, trong khi bố đứa trẻ bỏ đi biền biệt, cắt đứt mọi liên lạc.
Hà hạ sinh một đứa con trai kháu khỉnh, trong khi bố đứa trẻ bỏ đi biền biệt, cắt đứt mọi liên lạc.
Là nhân viên một ngân hàng có tiếng tại Hà Nội, gặp thời ăn nên làm ra, Hà tích góp được vốn liếng kha khá để "dắt lưng" về nhà chồng. Đã sống thử với bạn trai được 3 năm, Hà chắc mẩm: "Trước sau gì chả cưới, yêu nhau, quấn quýt thế cơ mà!"
Sau lần đưa Hà về giới thiệu với gia đình ở quê, Dũng - bạn trai Hà, đã bị phản đối kịch liệt. Mẹ Dũng chê con dâu tương lai nhỏ con, chảnh chọe, chưa biết tỏ tường về cung cách đối nhân xử thế. Đã thế, Hà lại thêm khoản bày tỏ chính kiến quá đà, việc gì cô cũng khẳng định mình có ưu thế, thiếu tế nhị khi lắng nghe ý kiến của người lớn.
Hà vốn là cô gái thích thể hiện bản thân, tự tin rằng sự thông minh của mình có thể làm người khác nể phục. Cô quên mất mình đang bước vào một ngôi nhà “người dưng”, đang cần sự khôn khéo, đúng mực trong mọi lời nói và hành động. Vậy là Hà mất điểm ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên.
Sau lần đó, cô cứ chờ mãi vẫn chẳng thấy thấy gia đình Dũng ỏ ê gì chuyện cưới xin. Hà sốt sắng, hỏi Dũng thì Dũng đáp lại: “Bố mẹ chưa xem được ngày”. Cô càng thúc giục, Dũng càng im lặng.
Mọi
chuyện đã đến nước này, Hà nghĩ ngay đến chiêu phải dính bầu để nhanh
được cưới. Nghĩ là làm, Hà “thả phanh” với Dũng. Thỉnh thoảng, Dũng điềm
tĩnh bàn đến những kế hoạch tương lai. Khi người yêu hỏi chuyện cưới
xin, Dũng vẫn vẽ ra viễn cảnh với ngôi nhà và những đứa trẻ để Hà yên
tâm răng mình sắp được lên xe hoa về nhà chồng.
Cái thai trong bụng đã đến tháng thứ 3 thì cũng là lúc Hà lờ mờ nhận ra việc trì hoãn đám cưới là ở Dũng chứ không phải bố mẹ anh. Dũng mải mê nói chuyện công việc bận bịu. Hết những kế hoạch lớn, chẳng hạn đột xuất phải ra công trường để giải quyết việc thất thoát vật liệu đến những việc trời hỡi đất hỡi như bỗng dưng sếp gọi đi nhậu cuối tuần. Hà vẫn đi làm bình thường, vẫn đều đặn nhận được những cuộc gọi quan tâm nhắc nhở của "chồng" về chuyện ăn uống, đi lại phải cẩn thận kẻo ảnh hưởng đến cái thai. Trong khi đó, cô không hay biết Dũng đã âm thầm chuẩn bị cho kế hoạch cao chạy xa bay.
Suốt cả đêm dài thủ thỉ với "vợ", Dũng nói: “Em đưa anh thêm ít tiền. Chuyến này đi công tác, công ty cho ứng lương ít quá”. Cầm thêm 10 triệu, Dũng ra sân bay vào miền Nam.
Những cuộc điện thoại thưa dần, rồi một ngày là "số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được". Hà choáng váng khi biết mình đã bị phụ tình. Nghĩ đến đứa con, sau nhiều đêm khóc ròng, cô quyết định về quê thăm bố mẹ đẻ trước khi thai nhi trong bụng quá lớn. Cô về quê, lùm xùm trong lớp áo ấm nên bố mẹ, người thân và hàng xóm láng giềng không hề hay biết con gái đang bụng mang dạ chửa.
Trở lại Hà Nội, Hà nghỉ việc, chuyển nhà và thuê một ôsin để chuẩn bị sinh nở. Hà giấu kín chuyện của mình, đến cả bố mẹ cô cũng không biết con gái đã sinh cháu. Cô sợ làm hoen ố cái tiếng con nhà gia giáo mà xóm làng đã dành tặng cho gia đình cô từ bao đời nay.
Để tránh tiếng khóc của trẻ sơ sinh đến tai bố mẹ, Hà luôn chủ động gọi điện về nhà thường xuyên. Ông bà vẫn nghĩ con gái đang hạnh phúc bên người yêu và công việc ổn định.
Đứa con ra đời nhưng cha đứa trẻ vẫn bặt vô âm tín. Hà ôm hận, lại phải tính tiếp cho cuộc đời mình.
Trong nhật ký, có đoạn Hà viết: “Nước mắt rơi là khổ lắm rồi. Nào đâu tình yêu thương ráo hoảnh. Người ta đi để phủi trách nhiệm hay thiếu bản lĩnh trước sự thật? Con trai, nếu ngày mai, con phải xa mẹ đến ở trong vòng tay của tổ ấm khác thì cũng đừng trách mẹ nhé. Mẹ cũng muốn lấy một tấm chồng để kẻ phụ bạc kia biết rằng: mẹ đã đứng dậy!”.
Là nhân viên một ngân hàng có tiếng tại Hà Nội, gặp thời ăn nên làm ra, Hà tích góp được vốn liếng kha khá để "dắt lưng" về nhà chồng. Đã sống thử với bạn trai được 3 năm, Hà chắc mẩm: "Trước sau gì chả cưới, yêu nhau, quấn quýt thế cơ mà!"
Sau lần đưa Hà về giới thiệu với gia đình ở quê, Dũng - bạn trai Hà, đã bị phản đối kịch liệt. Mẹ Dũng chê con dâu tương lai nhỏ con, chảnh chọe, chưa biết tỏ tường về cung cách đối nhân xử thế. Đã thế, Hà lại thêm khoản bày tỏ chính kiến quá đà, việc gì cô cũng khẳng định mình có ưu thế, thiếu tế nhị khi lắng nghe ý kiến của người lớn.
Hà vốn là cô gái thích thể hiện bản thân, tự tin rằng sự thông minh của mình có thể làm người khác nể phục. Cô quên mất mình đang bước vào một ngôi nhà “người dưng”, đang cần sự khôn khéo, đúng mực trong mọi lời nói và hành động. Vậy là Hà mất điểm ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên.
Sau lần đó, cô cứ chờ mãi vẫn chẳng thấy thấy gia đình Dũng ỏ ê gì chuyện cưới xin. Hà sốt sắng, hỏi Dũng thì Dũng đáp lại: “Bố mẹ chưa xem được ngày”. Cô càng thúc giục, Dũng càng im lặng.
Nước mắt rơi là khổ lắm rồi. Nào đâu tình yêu thương ráo hoảnh (Ảnh minh họa).
Cái thai trong bụng đã đến tháng thứ 3 thì cũng là lúc Hà lờ mờ nhận ra việc trì hoãn đám cưới là ở Dũng chứ không phải bố mẹ anh. Dũng mải mê nói chuyện công việc bận bịu. Hết những kế hoạch lớn, chẳng hạn đột xuất phải ra công trường để giải quyết việc thất thoát vật liệu đến những việc trời hỡi đất hỡi như bỗng dưng sếp gọi đi nhậu cuối tuần. Hà vẫn đi làm bình thường, vẫn đều đặn nhận được những cuộc gọi quan tâm nhắc nhở của "chồng" về chuyện ăn uống, đi lại phải cẩn thận kẻo ảnh hưởng đến cái thai. Trong khi đó, cô không hay biết Dũng đã âm thầm chuẩn bị cho kế hoạch cao chạy xa bay.
Suốt cả đêm dài thủ thỉ với "vợ", Dũng nói: “Em đưa anh thêm ít tiền. Chuyến này đi công tác, công ty cho ứng lương ít quá”. Cầm thêm 10 triệu, Dũng ra sân bay vào miền Nam.
Những cuộc điện thoại thưa dần, rồi một ngày là "số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được". Hà choáng váng khi biết mình đã bị phụ tình. Nghĩ đến đứa con, sau nhiều đêm khóc ròng, cô quyết định về quê thăm bố mẹ đẻ trước khi thai nhi trong bụng quá lớn. Cô về quê, lùm xùm trong lớp áo ấm nên bố mẹ, người thân và hàng xóm láng giềng không hề hay biết con gái đang bụng mang dạ chửa.
Trở lại Hà Nội, Hà nghỉ việc, chuyển nhà và thuê một ôsin để chuẩn bị sinh nở. Hà giấu kín chuyện của mình, đến cả bố mẹ cô cũng không biết con gái đã sinh cháu. Cô sợ làm hoen ố cái tiếng con nhà gia giáo mà xóm làng đã dành tặng cho gia đình cô từ bao đời nay.
Để tránh tiếng khóc của trẻ sơ sinh đến tai bố mẹ, Hà luôn chủ động gọi điện về nhà thường xuyên. Ông bà vẫn nghĩ con gái đang hạnh phúc bên người yêu và công việc ổn định.
Đứa con ra đời nhưng cha đứa trẻ vẫn bặt vô âm tín. Hà ôm hận, lại phải tính tiếp cho cuộc đời mình.
Trong nhật ký, có đoạn Hà viết: “Nước mắt rơi là khổ lắm rồi. Nào đâu tình yêu thương ráo hoảnh. Người ta đi để phủi trách nhiệm hay thiếu bản lĩnh trước sự thật? Con trai, nếu ngày mai, con phải xa mẹ đến ở trong vòng tay của tổ ấm khác thì cũng đừng trách mẹ nhé. Mẹ cũng muốn lấy một tấm chồng để kẻ phụ bạc kia biết rằng: mẹ đã đứng dậy!”.
Theo TTVN
Bình luận