Thời điểm mua lại dự án BĐS "khủng" giá hời?

Thịtrường BĐS gần đây ồn ào bởi thông tin khách sạn sang, dự án BĐS thuộc hàngkhủng của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được các "đại gia" trongnước mua lại.

Thịtrường BĐS gần đây ồn ào bởi thông tin khách sạn sang, dự án BĐS thuộc hàngkhủng của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được các "đại gia" trongnước mua lại.

GS.TS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứtrưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho rằng, hiện tượng này là xu hướng hoàn toànbình thường.

-Vừa qua thị trường chứng kiến một vài thương vụ chuyển nhượng dự án BĐS khủngtrong lĩnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng... giữa "đại gia" Việt và nhà đầu tư nướcngoài, như thương vụ Hanel mua lại khách sạn Daewoo, tập đoàn BRG mua lạiHilton... Ông nhận định như thế nào về hiện tượng này?

Tôicho rằng đây là câu chuyện bình thường, có thời điểm nhà đầu tư (NĐT) mua lại dựán của DN trong nước và ngược lại. Ở đây chắc chắn là có vấn đề lợi ích, có haigiả thiết được đặt ra.

Khả năng thứ nhất, có thể sau một thời gian đầu tư kinh doanh và phân tích thịtrường trong tương lai, các NĐT nước ngoài nhận thấy xu hướng kinh doanh dịch vụkhách sạn, resort nghỉ dưỡng... có thể suy giảm ở Việt Nam, nên tỏ ra mất kiênnhẫn. Do đó họ quyết định chuyển nhượng với giá thành mà NĐT trong nước có thểtiếp nhận và khai thác được. Và với DN Việt, đây lại là cơ hội để có thể mua lạicác dự án tiếng tăm thế giới với giá "hời".

Thời điểm mua lại dự án BĐS "khủng" giá hời?
GS. TS Đặng Hùng Võ cho rằng, việc các DN nội mua lại dự án BĐS của NĐT ngoại là hoàn toàn bình thường

Khả năng thứ hai cũng có thể xét đến là họmuốn thu gọn thị trường đầu tư, thay vào đó tập trung nguồn lực vàonhững dự án, khu vực trọng tâm khác... nên quyết định chuyển nhượng cácdự án này cho các NĐT trong nước.

Dù ởgóc độ nào, đây là câu chuyện hết sức bình thường, phổ biến trên thị trường,không có gì quá đặc biệt khiến chúng ta phải lo lắng.

Tuy vậy, sau một thời gian dàikhai thác, các NĐT ngoại lại rút đi. Điều này phải chăng do thị trường Việt Namđã kém hấp dẫn hơn trong con mắt các NĐT nước ngoài ?

Tôicho không hẳn là như vậy. Đầu tư vào BĐS có rất nhiều lĩnh vực: văn phòng, cănhộ nhà ở, khách sạn, resort nghỉ dưỡng... Có thể sau một thời gian đầu tư ồ ạtvào lĩnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng với những khoản đầu tư lớn, nay các NĐT thấy"hụt hơi", nhu cầu sử dụng các dịch vụ này ở Việt Nam giảm sút, đồng nghĩa nhucầu kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng... bị thu hẹp lại.

Cùngvới đó khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến lượng khách nước ngoài tới Việt Nam dulịch, hay khách chuyên gia tới Việt Nam... có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cao ítđi. Trong khi chi phí vận hành các NĐT nước ngoài phải chi trả cho nhân công,dịch vụ, bảo dưỡng... cao hơn rất nhiều so với NĐT trong nước. Nhìn trước xu thếđó nên các NĐT ngoại có ý định chuyển nhượng lại cho DN nội để khai thác hiệuquả hơn.

Còn xa hơn, chuyện chuyển nhượng các dự án hoàn toàn là quan điểm kinh doanh củaNĐT. Cái gì họ thấy có lợi nhất cho kinh doanh của họ thì sẽ làm. Tôi không chorằng từ một vài thương vụ chuyển nhượng như vậy mà cho rằng các NĐT nước ngoàikhông còn thấy thị trường Việt Nam kém hấp dẫn trong mắt họ.

Thời điểm mua lại dự án BĐS "khủng" giá hời?
Khách sạn Daewoo Hà Nội đã được chuyển nhượng cho 1 DN trong nước từ ông chủ Hàn Quốc - Ảnh: Internet

Thực tế vốn đăng ký và vốn thực hiện đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực BĐS từ năm 2007 đến nay rất cao.Tất nhiên, cũng phải thừa nhận dòng vốn FDI vào Việt Nam nhiều, nhưnghiệu quả dòng vốn này chưa đạt được như mong muốn là do cách quản lý củachúng ta chưa tốt, còn nhiều bất cập.

Điểm nghẽn được coi là lớn nhất của thị trường BĐS hiện tại là vốn. Theo ông,giải pháp vốn nào hiệu quả cho thị trường này?

Giảipháp vốn cho thị trường BĐS đã được tính tới nhiều, ví dụ huy động vốn từ ngườidân thông qua cơ chế mua bán nhà trên giấy. Nhưng hiện nay người dân chưa muốntiếp cận nguồn này vì họ hy vọng giá đất BĐS sẽ giảm hơn nữa.

Chúng ta cũng hy vọng một nguồn vốn dồi dào từ FDI đem lại, nhưng giải pháp nàyxem ra cũng chưa phát huy được do các NĐT ngoại đang lưỡng lự chờ giá BĐS xuốngthấp hơn nữa mới đầu tư.

Hiện có một giải pháp đã được Chính phủ chấp thuận về nguyên tắc, cho thế chấpbằng BĐS của Việt Nam tại các ngân hàng nước ngoài. Lúc đó sẽ khơi được nguồnvốn đầu tư từ các NH đầu tư nước ngoài với 1 tỷ lệ lãi suất tín dụng thấp cỡ4-5%. Nếu thực hiện theo phương thức này, chúng ta phải tính tới bài toán giảiquyết nguồn đất đai sẽ như thế nào khi người thế chấp – các NH nước ngoài khôngcó pháp nhân Việt Nam - không trả được nợ.

Đây là câu chuyện khá phức tạp, nhưng nếu thực hiện được thì sẽ khơi thông đượcmột nguồn vốn đáng kể cho thị trường BĐS cũng như DN BĐS trong bối cảnh vốntrong nước đang rất eo hẹp. Nhưng để thực hiện được giải pháp này phải chờ saukhi Luật đất đai sửa đổi có hiệu lực.

Theo Infonet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.