Phòng trọ cho tân sinh viên tăng giá vùn vụt

Năm nào cũng vậy, vào đầu năm học, giá phòng trọ cho sinh viên (SV) thuê lại tăng vùng vụt. Do “cung” không đủ “cầu” nên dù chủ trọ có tăng giá vẫn xảy ra tình trạng… “cháy” phòng. Ký túc xá: Không thuộc diện “ưu tiên”, không có cơ hội Theo khảo sát, cho đến nay, chỗ ở cho SV tại ký túc xá (KTX) của các trường đại học, cao đẳng hiện chỉ đáp ứng được 15 – 20% nhu cầu

Trước thềm năm học mới nhà trọđồng loạt tăng giá. Các tân sinh viên ngoại tỉnh tìm nhà gặp rất nhiều khó khănkhi chỗ ở cho sinh viên tại ký túc xá của các trường đại học, cao đẳng hiện chỉđáp ứng được 15 – 20% nhu cầu.

Năm nào cũng vậy, vào đầu năm học, giá phòng trọ cho sinh viên (SV) thuê lạităng vùng vụt. Do “cung” không đủ “cầu” nên dù chủ trọ có tăng giá vẫn xảy ratình trạng… “cháy” phòng.

Ký túc xá: Không thuộc diện “ưu tiên”, không có cơ hội

Theo khảo sát, cho đến nay, chỗ ở cho SV tại ký túc xá (KTX) của các trường đạihọc, cao đẳng hiện chỉ đáp ứng được 15 – 20% nhu cầu. Hơn nữa, chỗ ở ít ỏi nàylại chỉ dành cho những đối tượng nằm trong diện “ưu tiên”, như con em các giađình thương binh liệt sỹ, gia đình chính sách, SV ở vùng sâu vùng xa, con emđồng bào dân tộc thiểu số... “Chỉ khi xét hết diện ưu tiên, nếu còn thừa mớixét đến nguyện vọng ở KTX của những SV khác, nhưng hầu như không bạn nào có maymắn như vậy. Em không thuộc diện ưu tiên, nên không có cơ hội!”, SV TrầnĐình Anh, Học viện Báo chí và tuyên truyền cho biết.

Phòng trọ cho tân sinh viên tăng giá vùn vụt
Mùa nhập học, sinh viên phải lao đao tìm phòng trọ. Ảnh: Thoại Văn

KTX Mễ Trì được coi là “mơ ước”của nhiều SV cũng luôn trong tình trạng chật kín. Có thể giải quyết được khoảnggần 2.000 chỗ ở cho SV, nhưng được chia cho hai trường đại học: Khoa học tựnhiên và Khoa học xã hội và Nhân văn. Mỗi năm, KTX chỉ có thể dành ra được nhiềunhất 400 - 500 chỗ ở cho tân SV, trong khi con số đầu vào của hai trường lên đến3.000 SV. KTX này có hội trường, căng tin, thư viện tiện lợi, các phòng lại đượcbố trí lắp đặt điện thoại cố định, internet.., nhưng chỉ có giá từ 110.000 –200.000 đồng một tháng nên thực sự là “mơ ước” của nhiều SV, nhất là SV ngoạitỉnh.

Đấy cũng là tình trạng chung của nhiều trường đại học trên địa bàn nội thành HàNội. Thậm chí, nhiều trường đại học còn không có KTX, khiến toàn bộ SV củatrường đều phải thuê nhà trọ bên ngoài. “Nhiều trường, nhất là các trường trungcấp, đến học còn phải thuê địa điểm thì lấy đâu ra ký túc”, một SV cho biết.Tương tự, tình trạng “khan hiếm” chỗ ở cũng diễn ra tại Làng SV Hacinco. “Muốn vào làng SV giờ rất khó, phải đăng ký trước cả tháng, rồi chờ ai đó chuyểnra thì lên thông báo luôn may ra mới được”, bạn Nguyễn Thị Như Huyền, phòng203, nhà A, Làng SV Hacinco, bật mí.

Giá phòng trọ: Đến hẹn… lại“lên”

Ai đến hỏi thuê phòng trên ĐườngTrần Bình Trọng, Nguyễn Văn Cừ, An Dương Vương (quận 5, TP HCM), nơi có đến batrường đại học nằm gần nhau: ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạmTP HCM đều nhận được những cái lắc đầu của chủ nhà trọ. Theo ghi nhận của phóngviên, năm nay tuỳ loại phòng mà giá tăng từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn, cábiệt có chỗ tăng gần gấp đôi. Một phòng ở lầu 2 khoảng 14 m2 nămngoái có giá 300.000 đồng một người, năm nay tăng lên 350.000 đồng một người.Giá giử xe đạp dưới nhà cũng tăng từ 30.000 đồng lên 50.000 đồng một xe, xe máytừ 60.000 đồng lên 100.000 đồng. Đường Hưng Phú, phường 8, quận 8 giá phòng nămngoái là 350.000 đồng một phòng, nay tăng lên 600.000 đồng. Nhiều chủ trọ chobiết, sắp tới sẽ… tăng nữa.

Giá phòng trọ Khu vực quận BìnhThạnh, TP.HCM cũng được “thổi” rất mạnh. Phòng 8 – 10m2 có giá 1 -1,2 triệu đồng, chưa kể điện nước; nhà vệ sinh dùng chung với chủ trọ. Phòngdiện tích 18 - 20 m2 có giá 2 - 2,8 triệu đồng một phòng. Bà Sáu, chủmột nhà trọ trên đường D2, quận Bình Thạnh, cho biết vẫn còn ba phòng trốngnhưng không vội cho thuê vì biết chắc sẽ có người thuê với giá hời khi vào mùanhập học.

So với năm ngoái, giá nhà trọ ở Hà Nội năm nay tăng bình quân từ 200.000-500.000đồng một tháng, có chỗ tăng gấp đôi. Không những tiền nhà đắt, tiền điện, nướccũng được các chủ nhà tính giá kinh doanh luôn. Năm ngoái, một phòng trọ hơn 10m2 có giá 500.000-600.000 đồng một tháng, thì năm nay tăng lên gần 1 triệu. “Tìm mãi mới được một phòng giá 700.000 đồng nhưng chưa ưng lắm, đến khi khôngtìm được nhà khác, quay lại hỏi thì đã có người thuê với giá 900.000 đồng”,Thanh Mai, SV trường Học viện tài chính, ngao ngán.

Cảnh giác với “cò” nhà trọ

Hầu như các quán nước, quán cơm, thậm chí cánh xe ôm cạnh các trường đại học,cao đẳng, khu tập trung nhiều SV, cũng tận dụng cơ hội để kiếm ăn. Những tấmbiển môi giới nhà trọ được “cò” treo lên mọi lúc mọi nơi. Quán nước làm dịch vụnày đông đảo hơn cả, bởi rất dễ tiếp cận con mồi vãng lai và phát tán thông tin.Vào một quán nước ven đường Hạ Đình, Hà Nội (khu tập trung lượng lớn SV thuê trọcủa các trường đại học) có treo tấm biển Môi giới nhà đất – thuê và cho thuênhà, chúng tôi được bà chủ đon đả đón tiếp. Sau vài câu xã giao bà đi thẳng vàovấn đề: “Tìm nhà phải không? Thuê cho nam hay nữ? định ở mấy người? Có cáinhà 1 triệu và nhà 1,5 triệu đấy. Đồng ý thì chị dẫn đi xem”.

Nhiều SV lớ ngớ mới từ quê ra, sau khi được rót mật vào tai, rút hầu bao nộp phícho “cò” để rồi tiền thì mất mà nhà cũng chẳng thuê được. Tại quán nước venđường Hạ Đình, sau khi nộp 50.000, chủ quán dẫn khách đến một căn phòng nhỏ hẹp,ẩm thấp cách đó khoảng 200 m. Chị này hồn nhiên khẳng định: “Nhà như này mới cógiá một triệu chứ, thuê hay không tùy tụi em”. Thế là đi toi 50.000 đồng. Sốtiền phí bỏ ra sẽ chẳng đáng là bao, nếu SV thuê được một nhà trọ tử tế với giảcả phải chăng. Tuy nhiên phần đa SV chọn những “văn phòng” nhà đất kiểu nàythường mất tiền mà chẳng thu được gì.

Tại ngõ 175 Xuân Thủy, để được chị chủ quán nước tên Hiến dẫn đến phòng trọ xem,mỗi khách phải trả 50.000 và với những phòng đẹp, có giá trị lớn, tiền phí lênđến 100.000 đồng. Đặc biệt, nếu thuê thành công, sau khi làm hợp đồng, ngườithuê phải trả tiếp một khoản gọi là bồi dưỡng từ 30.000 – 50.000 đồng. Như vậy,mỗi lần tìm đến những dịch vụ kiểu này, SV phải mất từ 150.000 – 200.000 để thuêđược một phòng trọ. Nếu không được thì coi như mất trắng tiền phí.

Còn tại TP.HCM, các con đường CMT8 (quận 3, quận 10), Trần Văn Đang (quận 3)được xem là “thiên đường môi giới” chỗ trọ. Muốn tìm được phòng trọ, người đithuê phải đặt cọc cho dịch vụ này tùy vào giá nhà cho thuê. Trần Đăng Sang, nhàở Phú Yên, tân SV Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM cho biết: “Emphải đóng tiền cọ 100.000 cho họ, nhờ giới thiệu chỗ ghép hoặc phòng cũng được.Họ bảo chở đi một chỗ xem vừa ý thì thôi, không vừa ý là “cho” họ 20.000 đồngtiền xăng. Đi tới đâu xem phòng cũng không giống như những gì họ nói. Phòng chỗnào cũng ẩm thấp, chật chội chứ không như những gì họ giới thiệu, có khi đến nơichủ trọ cho biết: đã có người thuê rồi. Đi sáng giờ tới 4-5 chỗ rồi mà khôngđược gì cả”.

Ông Nguyễn Trọng Hoàng, Trưởng phòng Hỗ trợ đời sống, Trung tâm Hỗ trợ SV TP HCM, cho biết: “Hiện trung tâm đang có chương trình Nhà trọ đầu năm cho tân SV với khoảng 2.200 chỗ trọ giá từ 250.000 -300.000 một phòng một tháng. Hầu hết các phòng trọ tập trung tại các quận Gò Vấp, Bình Thạnh."

Tân SV và phụ huynh có nhu cầu thuê phòng trọ, có thể liên hệ: Trung tâm Hỗ trợ SV TP HCM, Đ/C: 33 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM. ĐT: 08. 38274709; Trung tâm hỗ trợ SV, đ/c: 144 Đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, HN. ĐT: (04)3754422

NhómPV
Đất Việt




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.