- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
The Voice Trung Quốc hơn gì The Voice Việt?
Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước châu Á đưa chương trình The Voice về sớm nhất.
Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước châu Á đưa chương trình The Voice về sớm nhất. Nhưng sau mấy mùa lên sóng, có thể thấy sự chênh lệch đáng kể về chất lượng của 2 chương trình.
Tại Việt Nam, The Voice được biết đến với tên gọi Giọng hát Việt. Trong khi đó, ở Trung Quốc phổ biến với tên gọi Giọng hát hay Trung Quốc. Nhưng nếu đặt thử hai phiên bản của lên bàn cân so sánh, có thể nhận ra khá rõ ràng sự thua kém của Giọng hát Việt so với phiên bản Trung Quốc về nhiều mặt.
Quy mô sân khấu, âm thanh
Sự mất điểm đầu tiên của The Voice phiên bản Việt so với phiên bản Trung Quốc nằm ở quy mô sân khấu cũng như chất lượng âm thanh của cuộc thi.
Giọng hát hay Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào mặt sân khấu và âm thanh. Dàn nhạc chơi trong chương trình do tổng giám chế mở và kết của sự kiện Olympic Bắc Kinh chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh đó sân khấu được thiết kế bằng hệ thống thiết bị âm thanh hiện đại nhằm khai thác triệt để giọng hát của thí sinh. Quanh khu vực dành cho khán giả luôn được trang bị hệ thống 56 loa rời, sân khấu trình diễn được bố trí với 29 loa. Vì lẽ đó, The Voice phiên bản Trung Quốc của Đài Chiết Giang được đánh giá là một trong những chương trình truyền hình thành công nhất của nước này.
Trái ngược với phiên bản của người láng giềng, trong 3 mùa Giọng hát Việt, khán giả không ngớt lời phàn nàn về chất lượng âm thanh chưa tốt, đặc biệt là khi xem qua sóng truyền hình làm giảm đi rất nhiều độ hấp dẫn.
Ở 2 vòng đầu là Giấu mặt và Đối đầu, yếu tố kỹ thuật có thể được can thiệp ít nhiều qua khâu biên tập trước khi chiếu. Nhưng ở vòng Live show lên sóng trực tiếp, chất lượng âm thanh đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự đánh giá của khán giả truyền hình với các thí sinh.
Câu chuyện chất lượng thí sinh
Chất lượng thí sinh là yếu tố được nhà sản xuất của Giọng hát hay Trung Quốc đặc biệt chú trọng. Ở chính mùa lên sóng thứ tư năm nay, khán giả cũng tỏ ra thích thú hơn khi nhà tổ chức mở rộng việc tuyển chọn thí sinh ra ngoài biên giới Trung Quốc.
Ê-kíp sản xuất đã tới tận các nước châu Âu như Anh, Pháp và Hà Lan để chọn ra những thí sinh tiềm năng nhất.
Mặc dù tuyển chọn ngoài biên giới, nhưng không có nghĩa Giọng hát hay Trung Quốc đề cao việc thí sinh hát tiếng nước ngoài. Nếu theo dõi mấy mùa lên sóng, sẽ dễ dàng nhận ra tỷ lệ ca khúc tiếng Trung và tiếng nước ngoài chênh lệch rất xa nhau. Một phần vì kho ca khúc tiếng bản địa khá phong phú với một nền nhạc đại chúng phát triển, phần khác, bản thân nhà sản xuất cũng cho biết họ không khuyến khích thí sinh hát tiếng nước ngoài. Trong khi đó, ở phiên bản Việt, số lượng bài hát tiếng Anh rất nhiều. Thí sinh cũng thường hát mang tính "bắt chước" thay vì tạo dấu ấn sáng tạo.
The Voice Trung Quốc hơn gì The Voice Việt?
Khán giả Trung Quốc cũng khá khắt khe với các thí sinh trong chương trình này. Trên một diễn đàn, nhiều khán giả chia sẻ họ không thích những ca sĩ “diễn giỏi hơn hát”. Còn ở mùa thứ hai năm 2013, chính HLV Na Anh cũng thẳng thắn tuyên bố chị thất vọng với thí sinh năm đó so với mùa đầu tiên vì nhiều người tỏ ra thiếu chân thật khi bước lên sân khấu.
Trái ngược với phiên bản xứ Trung, chương trình Giọng hát Việt lại thường ưu ái với những thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Thậm chí, dư luận đã quen với việc nhà sản xuất "nhấn nhá" vào góc riêng của thí sinh hơn là năng lực thực sự trong giọng hát của họ.
Trong những mùa đầu của Giọng hát Việt, sự xuất hiện của một số thí sinh vốn là ca sĩ đã có ít nhiều tên tuổi hoặc đã tham gia một số cuộc thi khác tạo dấu ấn nhất định cho chương trình. Nhưng chỉ rất nhanh, điều đó lại tạo phản ứng ngược khi khán giả không những cảm thấy nhàm chán mà còn cho rằng yếu tố "sắp xếp" càng rõ ràng hơn.
Đậm nhạt vai trò của người ngồi ghế nóng
Bốn huấn luyện viên (HLV) là yếu tố quan trọng tạo nên sức hút trong format của The Voice. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây nằm ở sự chênh lệch về vai trò và cách huấn luyện thí sinh của những người “cầm cân nảy mực”.
Ở mùa đầu tiên, Thu Minh hay Hồ Ngọc Hà là những HLV được khán giả khen ngợi vì tạo được dấu ấn trong việc đào tạo. Nhưng từ những mùa sau, các HLV có vẻ gây chú ý vì những phát ngôn hoặc ứng xử trên sân khấu hơn là huấn luyện thí sinh. Thậm chí HLV Tuấn Hưng còn chia sẻ rằng học trò trong đội anh chủ động tới mức anh "gần như ngồi chơi". Dư luận không khỏi nghi ngại Giọng hát Việt có phải chỉ là sân khấu để các HLV trưng trổ tài ăn nói của mình?
Chính sự xuất sắc của những HLV đã khiến cho nhiều thí sinh The Voice Trung Quốc vốn mờ nhạt đã dần dần tỏa sáng và đạt được thứ hạng cao trong cuộc thi. Điển hình là quán quân mùa đầu tiên Lương Bác. Không phải thí sinh ấn tượng từ những vòng đầu nhưng càng vào sâu, chàng trai này hát càng thăng hoa. Thành công của Lương Bác được khán giả cũng như giới chuyên môn khẳng định một nửa là nhờ HLV Na Anh. Nữ ca sĩ nổi tiếng đã giúp thí sinh trẻ tuổi tự khai phá bản thân qua từng vòng thi để trở thành người chiến thắng cuối cùng.
Trái ngược với cuộc thi của Trung Quốc, các HLV của Giọng hát Việt được cho là cảm tính hơn và thích khen thí sinh thay vì đưa ra những lời nhận xét hữu ích. Các HLV như Đàm Vĩnh Hưng, Trần Lập thường xuyên sử dụng cụm từ “đi đường dài” trên ghế nóng nhưng lại chưa thực sự tạo được đột phá cho thí sinh của mình. Đặc biệt, những hứa hẹn giúp đỡ thí sinh bên ngoài cuộc thi lại bị tác dụng ngược, khiến một số thí sinh sớm mắc bệnh "ngôi sao".
Tại Việt Nam, The Voice được biết đến với tên gọi Giọng hát Việt. Trong khi đó, ở Trung Quốc phổ biến với tên gọi Giọng hát hay Trung Quốc. Nhưng nếu đặt thử hai phiên bản của lên bàn cân so sánh, có thể nhận ra khá rõ ràng sự thua kém của Giọng hát Việt so với phiên bản Trung Quốc về nhiều mặt.
Quy mô sân khấu, âm thanh
Sự mất điểm đầu tiên của The Voice phiên bản Việt so với phiên bản Trung Quốc nằm ở quy mô sân khấu cũng như chất lượng âm thanh của cuộc thi.
The Voice Trung Quốc là cuộc thi đầu tư chất lượng cả mặt hình ảnh, sân khấu và âm thanh.
Giọng hát hay Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào mặt sân khấu và âm thanh. Dàn nhạc chơi trong chương trình do tổng giám chế mở và kết của sự kiện Olympic Bắc Kinh chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh đó sân khấu được thiết kế bằng hệ thống thiết bị âm thanh hiện đại nhằm khai thác triệt để giọng hát của thí sinh. Quanh khu vực dành cho khán giả luôn được trang bị hệ thống 56 loa rời, sân khấu trình diễn được bố trí với 29 loa. Vì lẽ đó, The Voice phiên bản Trung Quốc của Đài Chiết Giang được đánh giá là một trong những chương trình truyền hình thành công nhất của nước này.
Trái ngược với phiên bản của người láng giềng, trong 3 mùa Giọng hát Việt, khán giả không ngớt lời phàn nàn về chất lượng âm thanh chưa tốt, đặc biệt là khi xem qua sóng truyền hình làm giảm đi rất nhiều độ hấp dẫn.
Ở 2 vòng đầu là Giấu mặt và Đối đầu, yếu tố kỹ thuật có thể được can thiệp ít nhiều qua khâu biên tập trước khi chiếu. Nhưng ở vòng Live show lên sóng trực tiếp, chất lượng âm thanh đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự đánh giá của khán giả truyền hình với các thí sinh.
Câu chuyện chất lượng thí sinh
Chất lượng thí sinh là yếu tố được nhà sản xuất của Giọng hát hay Trung Quốc đặc biệt chú trọng. Ở chính mùa lên sóng thứ tư năm nay, khán giả cũng tỏ ra thích thú hơn khi nhà tổ chức mở rộng việc tuyển chọn thí sinh ra ngoài biên giới Trung Quốc.
Ê-kíp sản xuất đã tới tận các nước châu Âu như Anh, Pháp và Hà Lan để chọn ra những thí sinh tiềm năng nhất.
The Voice phiên bản Trung Quốc thu hút các tài năng âm nhạc bên ngoài lãnh thổ.
Mặc dù tuyển chọn ngoài biên giới, nhưng không có nghĩa Giọng hát hay Trung Quốc đề cao việc thí sinh hát tiếng nước ngoài. Nếu theo dõi mấy mùa lên sóng, sẽ dễ dàng nhận ra tỷ lệ ca khúc tiếng Trung và tiếng nước ngoài chênh lệch rất xa nhau. Một phần vì kho ca khúc tiếng bản địa khá phong phú với một nền nhạc đại chúng phát triển, phần khác, bản thân nhà sản xuất cũng cho biết họ không khuyến khích thí sinh hát tiếng nước ngoài. Trong khi đó, ở phiên bản Việt, số lượng bài hát tiếng Anh rất nhiều. Thí sinh cũng thường hát mang tính "bắt chước" thay vì tạo dấu ấn sáng tạo.
The Voice Trung Quốc hơn gì The Voice Việt?
Lương Bác, quán quân The Voice Trung Quốc mùa đầu tiên chứng minh tài năng một phần nhờ giám khảo huấn luyện giỏi.
Khán giả Trung Quốc cũng khá khắt khe với các thí sinh trong chương trình này. Trên một diễn đàn, nhiều khán giả chia sẻ họ không thích những ca sĩ “diễn giỏi hơn hát”. Còn ở mùa thứ hai năm 2013, chính HLV Na Anh cũng thẳng thắn tuyên bố chị thất vọng với thí sinh năm đó so với mùa đầu tiên vì nhiều người tỏ ra thiếu chân thật khi bước lên sân khấu.
Trái ngược với phiên bản xứ Trung, chương trình Giọng hát Việt lại thường ưu ái với những thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Thậm chí, dư luận đã quen với việc nhà sản xuất "nhấn nhá" vào góc riêng của thí sinh hơn là năng lực thực sự trong giọng hát của họ.
Danh hiệu quán quân Giọng hát Việt mùa đầu tiên là thành công kép của cả Hương Tràm lẫn HLV Thu Minh.
Trong những mùa đầu của Giọng hát Việt, sự xuất hiện của một số thí sinh vốn là ca sĩ đã có ít nhiều tên tuổi hoặc đã tham gia một số cuộc thi khác tạo dấu ấn nhất định cho chương trình. Nhưng chỉ rất nhanh, điều đó lại tạo phản ứng ngược khi khán giả không những cảm thấy nhàm chán mà còn cho rằng yếu tố "sắp xếp" càng rõ ràng hơn.
Đậm nhạt vai trò của người ngồi ghế nóng
Bốn huấn luyện viên (HLV) là yếu tố quan trọng tạo nên sức hút trong format của The Voice. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây nằm ở sự chênh lệch về vai trò và cách huấn luyện thí sinh của những người “cầm cân nảy mực”.
HLV The Voice Trung Quốc không những được khán giả yêu thích vì độ nổi tiếng mà còn là các giám khảo đầy tâm huyết.
Ở mùa đầu tiên, Thu Minh hay Hồ Ngọc Hà là những HLV được khán giả khen ngợi vì tạo được dấu ấn trong việc đào tạo. Nhưng từ những mùa sau, các HLV có vẻ gây chú ý vì những phát ngôn hoặc ứng xử trên sân khấu hơn là huấn luyện thí sinh. Thậm chí HLV Tuấn Hưng còn chia sẻ rằng học trò trong đội anh chủ động tới mức anh "gần như ngồi chơi". Dư luận không khỏi nghi ngại Giọng hát Việt có phải chỉ là sân khấu để các HLV trưng trổ tài ăn nói của mình?
Chính sự xuất sắc của những HLV đã khiến cho nhiều thí sinh The Voice Trung Quốc vốn mờ nhạt đã dần dần tỏa sáng và đạt được thứ hạng cao trong cuộc thi. Điển hình là quán quân mùa đầu tiên Lương Bác. Không phải thí sinh ấn tượng từ những vòng đầu nhưng càng vào sâu, chàng trai này hát càng thăng hoa. Thành công của Lương Bác được khán giả cũng như giới chuyên môn khẳng định một nửa là nhờ HLV Na Anh. Nữ ca sĩ nổi tiếng đã giúp thí sinh trẻ tuổi tự khai phá bản thân qua từng vòng thi để trở thành người chiến thắng cuối cùng.
Ngôi sao Châu Kiệt Luân được xem là yếu tố để thu hút khán giả nhưng anh vẫn chứng minh được mình là HLV xuất sắc trên ghế nóng năm nay.
Trái ngược với cuộc thi của Trung Quốc, các HLV của Giọng hát Việt được cho là cảm tính hơn và thích khen thí sinh thay vì đưa ra những lời nhận xét hữu ích. Các HLV như Đàm Vĩnh Hưng, Trần Lập thường xuyên sử dụng cụm từ “đi đường dài” trên ghế nóng nhưng lại chưa thực sự tạo được đột phá cho thí sinh của mình. Đặc biệt, những hứa hẹn giúp đỡ thí sinh bên ngoài cuộc thi lại bị tác dụng ngược, khiến một số thí sinh sớm mắc bệnh "ngôi sao".
Theo Zing
-
Âm nhạc2 ngày trướcSuboi bước vào vòng Bứt phá của Rap Việt mùa 4 với đội hình chấp vá tương tự mùa một. Chỉ khác một điều, trong tay Suboi giờ không có ai đủ đột phá như tlinh.
-
Âm nhạc6 ngày trướcLệ Quyên tỏ ra bối rối, ngượng ngùng khi bị Quang Hà trêu ghẹo về bạn trai Lâm Bảo Châu trước 2000 khán giả.
-
Âm nhạc15/11/2024Highlight và Super Junior D&E hai lần phải thông báo hủy show tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội). Các đơn vị tổ chức sự kiện có những bước đi sai lầm khi mời sao Hàn về diễn khiến khán giả bức xúc.
-
Âm nhạc14/11/2024Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM vừa thông tin liên quan việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng được cá nhân, tổ chức mời hát ở nước ngoài.
-
Âm nhạc12/11/2024Karik nói lên tiếng lòng của nhiều khán giả khi nhận định nữ thí sinh Shayda đang hát quá nhiều ở Rap Việt mùa 4.
-
Âm nhạc12/11/2024Ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam thông tin với PV VietNamNet, NSƯT Trần Đại Mý qua đời lúc 2h chiều ngày 11/11 vì bệnh hiểm nghèo, hưởng thọ 62 tuổi.
-
Âm nhạc12/11/2024Sau 4 năm kể từ khi trở thành Á quân Rap Việt mùa 1, GDucky đáng tiếc không thể giữ vững danh tiếng của mình, hiện tại còn bị đánh giá thụt lùi so với các đối thủ cùng thời.
-
Âm nhạc11/11/2024Những năm tháng chiến tranh, giọng ca của NSƯT Tuấn Phong vang lên ở nhiều chiến trường ác liệt.
-
Âm nhạc11/11/2024Bên cạnh những ca khúc chế lời nhạy cảm, nhóm rapper gây phẫn nộ khi đưa một loạt hình ảnh đua xe vào Music Video.
-
Âm nhạc10/11/2024Vòng Chinh phục Rap Việt mùa 4 khép lại, khán giả thừa nhận không có tiết mục nào thực sự để lại ấn tượng như những mùa trước. Bước vào vòng Đối đầu, chương trình dần nóng lên nhưng không nhờ sức hút từ màn trình diễn của thí sinh mà đến từ giám khảo khách mời - Hieuthuhai. Sự xuất hiện của nam rapper mang thêm sức hút cho chương trình.
-
Âm nhạc08/11/2024Hieuthuhai vừa tung bản nhạc Trình. Sản phẩm mới của nam rapper đã nhanh chóng vào top 10 danh sách âm nhạc thịnh hành.
-
Âm nhạc07/11/2024Chỉ sau 45 phút mở bán sớm vé concert 3 Anh trai 'say hi' trên nền tảng Ticketbox, tất cả các hạng vé đã hết sạch. Để đáp lại sự yêu mến của khán giả, BTC chương trình tiếp tục mở bán vé chính thức từ 12h trưa nay.
-
Âm nhạc06/11/2024Nghệ sĩ Ưu tú Đăng Dương đã "trúng tiếng sét ái tình" của cô nữ văn công trẻ có nụ cười tỏa nắng mà không hề biết "đối phương" cực ghét mình mỗi khi nhìn thấy trên tivi. Tuy nhiên, anh đã nhận ra một sự thật đắng lòng là "crush" đã có bạn trai.
-
Âm nhạc06/11/2024Đối tượng Lê Quốc Kháng vừa bị bắt giữ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là ca sĩ, từng đoạt quán quân cuộc thi "Tình khúc vàng" năm 2020.