- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 năm sau thảm hoạ sóng thần Nhật Bản: Trái tim vẫn rỉ máu
Ngày 11.3, nhiều địa phương của Nhật Bản đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa kép 5 năm về trước.
Ngày 11.3, nhiều địa phương của Nhật Bản đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa kép 5 năm về trước. Trên khuôn mặt của nhiều người may mắn còn sống sót sau vụ sóng thần, những giọt nước mắt lại rơi. Có lẽ, trong tâm thức của họ, nỗi đau ngày nào chưa nguôi...
Nỗi đau chưa nguôi ngoai
Ngày 11.3, toàn nước Nhật có một phút mặc niệm vào đúng 14 giờ 46 phút chiều giờ địa phương (tức 12 giờ 46 phút trưa giờ Hà Nội), cũng chính là thời điểm động đất xảy ra cách đây 5 năm.
Cũng thời điểm này, Thủ tướng Shinzo Abe và Nhật hoàng Akihito đặt hoa trong buổi lễ tưởng niệm ở Tokyo.
Trận động đất mạnh 9,0 độ richter đã xảy ra ngoài khơi Nhật Bản vào ngày 11.3.2011, tạo ra những cơn sóng thần cao hàng chục mét quét dọc một dải ven biển rộng lớn ở đông bắc Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người.
Thiên tai cũng gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ sau vụ Chernobyl năm 1986, khi lò phản ứng tại Nhà máy Điện nguyên tử Fukushima Daiichi rò rỉ phóng xạ trên diện rộng, khiến nhà chức trách phải sơ tán hơn 160.000 người.
Phần lớn trong số họ đã định cư ở nơi khác và bắt đầu cuộc sống mới, nhưng khoảng 10% hiện vẫn sống trong các ngôi nhà tạm quanh tỉnh Fukushima. Một số khu vực vẫn bị phong tỏa do bị nhiễm xạ cao.
Cụ thể, tại thành phố ven biển Rikuzentakata, nơi bị san phẳng do sóng thần cao tới 17m và mất 7% dân số cùng toàn bộ khu trung tâm thành phố, nỗi đau vẫn còn đó bởi đa số những người này không thể quay trở lại nhà mình cho dù đã có nhiều nỗ lực làm sạch phóng xạ.
Tổn thương tâm lý nặng nề
Theo số liệu của Cơ quan Tái thiết thảm họa Nhật Bản, cho đến hết tháng 2.2016, vẫn còn 174.400 người vẫn phải lánh nạn. Đặc biệt, số người vẫn phải ở nhà tạm tại các tỉnh Iwate, Miyagi, Fukushima ước khoảng 60.000 người.
Theo Cục Cảnh sát Nhật Bản, tính đến ngày 7.3.2016, số người chết trong thảm họa kép là 20.100 người, vẫn còn 2.561 người mất tích.
Để khắc phục hậu quả sau thiên tai, Chính phủ đã bỏ ra hàng tỷ USD để tái thiết nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và nhiều người đã chuyển đi sinh sống ở các địa phương khác.
Takagi Tsuyoshi - Bộ trưởng phụ trách tái thiết nói: “Công việc phục hồi và tái thiết đã đạt được mức độ nhất định về "phần cứng" thế nhưng vẫn còn thiếu "phần mềm". Chúng tôi chú ý cả hai khía cạnh này trong tương lai và hoàn tất việc tái thiết trong vòng 5 năm tới". Nhiều người sống sót thì khó khăn về tâm lý mới là trở ngại lớn nhất.
Ông Eiki Kumagai - Tình nguyện viên cứu hỏa tại Rikuzentakata cho biết: “Để cứu nạn sau thảm hoạ, tôi đã mất 51 đồng nghiệp. Cơ sở hạ tầng đang phục hồi nhưng trái tim thì vẫn còn rỉ máu. Tôi cứ nghĩ là thời gian sẽ giúp chữa lành, nhưng sao thật khó khăn".
“Những khuôn mặt người đã chết vẫn ám ảnh chúng tôi, chúng tôi cảm giác như thảm hoạ mới như ngày hôm qua” – Kumagai nói.
Theo Dân Việt
-
Thế giới30/11/2019Giá thuê một người giúp việc khoả thân lên tới 2,2 triệu đồng/giờ và giá rẻ nhất là 1,6 triệu đồng/giờ với người giúp việc mặc nội y
-
Thế giới30/11/2019Mặc dù hành động này của trung tâm bách hóa xuất phát từ ý nghĩa tốt nhưng có lẽ như đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của mọi người