Cá vàng thân trong suốt ở Nhật

Điều quan trọng là thành tựu trên không dành cho việc giải trí mà sẽ giúp ích rất nhiều trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa thành côngtrong việc lai tạo ra một con cá vàng với lớp da trong suốt, tới mức ngườita có thể nhìn thấy quả tim đang đập và các nội tạng khác của sinh vật này.

Điều quan trọng là thành tựu trên không dành choviệc giải trí mà sẽ giúp ích rất nhiều trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

Con cá nói trên là sản phẩm của một nhóm nghiên cứugồm nhiều nhà khoa học thuộc các đại học Mie và Nagoya của Nhật Bản. Họ đã tạora chú cá vàng được đặt tên là Ryukin bằng cách lựa chọn những con cá vàng bịbiến đổi gien có lớp da trông mỏng mảnh và nhạt màu hơn so với đồng loại, rồitiến hành lai giống chúng trong vòng 3 năm.

“Cá cảnh có lớp da trong suốt rõ ràng là không thíchhợp cho bể cá. Nhưng sẽ rất tuyệt nếu đem chúng ra nghiên cứu khoa học bởi ngườita có thể thấy toàn bộ nội tạng nằm trong một cơ thể ba chiều” - Yutaka Tamaru,giáo sư thuộc khoa Khoa học cuộc sống ở Đại học Mie, cho biết - “Bạn có thể thấyrõ hình ảnh một quả tim đang đập cùng các nội tạng khác bởi lớp da của con cákhông có sắc tố.

Bạn không cần phải mổ phanh con vật ra. Bạn vẫn cóthể nhìn thấy bộ não bé nhỏ trên đôi mắt đen của nó”. Theo Tamaru, con cá vớilớp da trong suốt là một phần trong nỗ lực giảm thiểu hoạt động mổ giải phẫuđộng vật để nghiên cứu khoa học. Việc này vốn gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là ởcác trường học.

Cá vàng thân trong suốt ở Nhật

Các nhà khoa học cho biết những con cá như Ryukin cótuổi thọ cao. Chúng có thể sống được 20 năm, dài hơn 25cm và nặng hơn 2kg. “Bạncó thể quan sát toàn bộ cuộc đời của con cá vàng trong quá trình nó lớn lên” -Tamaru nói. 

Được biết cá vàng không phải là loài sinh vật duy nhất được người ta “chế” cholớp da trong suốt. Hồi năm 2007, một nhóm các nhà nghiên cứu khác ở Nhật cũng đãtạo ra loại ếch với lớp da trong suốt.

“Bạn có thể nhìn xuyên qua lớp da của chúng, quansát được các cơ quan nội tạng phát triển như thế nào, bệnh ung thư hình thành vàphát triển ra sao... Các nhà nghiên cứu cũng có thể quan sát được cách thức chấtđộc ảnh hưởng đến xương, gan và những cơ quan khác với chi phí rất thấp” - giáosư Masayuki Sumida thuộc Đại học Hiroshima, một thành viên của nhóm nghiên cứuếch trong suốt, cho biết. 

Sumida và đồng nghiệp đã tạo ra ếch trong suốt sau khi phát hiện hai gien lặnlàm mờ đi lớp da của loài ếch nâu Rena japonica. Khi cho những con ếch này laigiống với nhau, người ta đã tạo ra những chú ếch có da trong suốt.

Bước sang năm 2008, tiến sĩ Richard White người Mỹ,bác sĩ thuộc Bệnh viện nhi Boston, cùng cộng sự đã tạo ra được những con cá ngựavằn có da trong suốt. Họ làm việc đó một cách đơn giản bằng cách phối giống cángựa vằn. Loài cá này có 3 sắc tố trong da, gồm đen, vàng và phản chiếu.

White đã phối một con thiếu sắc tố phản chiếu tên làRoy Orbinson với một con thiếu sắc tố đen có tên Nacre. Con của cặp này chỉ cósắc tố vàng trong da, nhìn gần như trong suốt. Ông đã đặt tên cho con cá này làCasper. Nhờ vào con cá ngựa vằn trong suốt, White đã nghiên cứu căn bệnh ung thưdễ dàng hơn.

Cá vàng thân trong suốt ở Nhật

Hiện tại nhóm nghiên cứu của Sumida đang tích cựcchuẩn bị cho việc tung ếch trong suốt ra thị trường. “Chúng tôi đang đạt đượcnhững tiến triển tốt trong việc tạo ra hàng loạt ếch trong suốt. Những con vậtnày sẽ được đưa ra thị trường trong năm tới” - ông nói với hãng tin AFP. 

Ngoài ếch, nhóm của Sumida cũng sẽ bán những con nòng nọc trong suốt vào nửa đầunăm tới tại Nhật Bản. Khách hàng của họ sẽ là các viện nghiên cứu, trường đạihọc cũng như những người thích nuôi động vật trong suốt làm cảnh. Mức giá củamỗi con ếch sẽ vào khoảng 10.000 yen (110 USD).

Chưa hết, Sumida còn muốn đẩy mạnh việc xuất khẩusản phẩm này ra nước ngoài. Theo Sumida, dù cá vàng dễ nuôi song ếch được cho làcó tuổi thọ cao hơn và do đó phù hợp với hoạt động nghiên cứu thí nghiệm hơn. 

Tuy nhiên nhóm của Tamaru lại nghĩ khác. Theo họ, việc con cá vàng có khả nănglớn tới 2kg khiến nó rất hữu ích cho các hoạt động nghiên cứu về máu và nộitạng. Cho tới nay, những con cá ngựa vằn trong suốt vẫn được dùng nhiều trongcác nghiên cứu khoa học. Nhưng do có kích thước quá nhỏ nên chúng không phù hợpvới việc nghiên cứu máu và nội tạng. 

Giáo sư Tamaru tin rằng loại cá vàng mới được tạo ra sẽ là sinh vật hết sức hứahẹn do chúng có đặc tính trong suốt của cá ngựa vằn và dễ sinh sản giống nhưloài chuột. “Cá vàng với da trong suốt có ít giá trị thương mại. Nhưng chính yếutố da trong suốt lại trở thành một ưu điểm tuyệt vời của chúng” - Tamaru tuyênbố.

Theo Cá vàng thân trong suốt ở Nhật



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.