Campuchia nhộn nhịp xuất khẩu chuột sang Việt Nam

Những dịp cao điểm sau thu hoạch lúa, nông dân Campuchia có thể bẫy được hàng chục nghìn con chuột mỗi ngày để xuất khẩu sang thị trường Việt Nam vốn chuộng món thịt đồng quê này.

Những dịp cao điểm sau thu hoạch lúa, nông dân Campuchia có thể bẫy được hàng chục nghìn con chuột mỗi ngày để xuất khẩu sang thị trường Việt Nam vốn chuộng món thịt đồng quê này.

Nông dân Campuchia nhốt chuột trong lồng để chuẩn bị đem bán. Ảnh: BBC
Nông dân Campuchia nhốt chuột trong lồng để chuẩn bị đem bán. Ảnh: BBC

Loài chuột từng bị xem là một trong những động vật mang mầm bệnh gây nguy hiểm. Tuy nhiên, BBC cho biết nhiều người rất thích món thịt chuột đồng lành mạnh ở Campuchia vì cho rằng chúng có lối sống tự do và chế độ ăn uống hữu cơ.

Nông dân ở tỉnh nông thôn Kompong Cham, cách thủ đô Phnom Penh 60 km, bước vào mùa cao điểm trong chiến dịch săn bắt chuột sau khi thu hoạch lúa vào tháng 6 và tháng 7. 

Do thiếu thức ăn và trời chuyển sang mùa mưa nên lũ chuột phải tìm đến những vùng đất cao hơn, từ đó sa vào vào những chiếc bẫy mà nông dân đặt sẵn. Anh Chhoeun Chhim, 37 tuổi, nói mỗi đêm anh đặt tới 120 bẫy trên cánh đồng. Nếu may mắn, Chhim có thể bắt tới 25 con chuột mỗi ngày.

Anh Chhoeun Chhim chuẩn bị đem chuột giao cho một đầu mối thu mua
Anh Chhoeun Chhim chuẩn bị đem chuột giao cho một đầu mối thu mua

"Chuột đồng rất khác với chuột sống ở các đô thị vì nguồn thức ăn khác nhau", anh Chhim nói. Theo Chhim, chuột đồng chỉ ăn thân cây lúa hoặc hoa màu của nông dân. Trong khi đó, chuột ở các ống cống hoặc bãi rác trong thành phố không thể trở thành món ăn vì "chúng rất bẩn và có nhiều vết ghẻ lở trên da".

Dân Campuchia bán chuột chứ không ăn

Chhim nói thịt chuột "ăn cũng giống như thịt heo" nhưng đây không phải là món khoái khẩu của anh. Một nông dân khác, Chin Chon, 36 tuổi, cho biết: "Chúng tôi chỉ bán chuột và lấy tiền mua cá". Chhim và Chon chỉ xuất khẩu thịt chuột sang thị trường Việt Nam.

Chheng An, 22 tuổi, đang chuẩn bị xe máy để bắt đầu chuyến giao hàng cho những người mua tại biên giới với Việt Nam. "Thịt chuột ngon lắm, nó cũng có thể chế biến nhiều cách như nướng, chiên, dùng để nấu nước lèo hoặc làm paté. Chuột đồng ở Việt Nam rất ít", An nói, trong khi chất các lồng chuột lên xe.

Nhiều người Việt Nam đến cửa khẩu biên giới với Campuchia để mua chuột về làm thịt
Nhiều người Việt Nam đến cửa khẩu biên giới với Campuchia để mua chuột về làm thịt. Ảnh: BBC

Vào mùa cao điểm, những người chuyên buôn thịt chuột như bà Saing Sambou, 46 tuổi, xuất khẩu tới hai tấn chuột sang Việt Nam mỗi ngày. Bà Sambou nói lợi nhuận tăng gần gấp 10 lần trong 15 năm qua,. Ban đầu, bà bán thịt chuột với giá chưa tới 20 xu/kg, giờ đây vượt lên 2,5 USD (hơn 50.000 đồng)/kg do nhu cầu ngày càng tăng.

Bà Sambou cũng không ăn thịt chuột như phần lớn người Campuchia khác, nhưng bà khẳng định chúng rất an toàn để trở thành thức ăn cho con người. "Tôi nghĩ chuột đồng còn sạch hơn lũ gà, vịt", bà Sambou nói.

Con trai 9 tuổi của bà Sambou, cậu bé Roeun Chan Mean, lại rất khoái món thịt chuột. "Phần gan và đùi của chúng là ngon nhất", Chan Mean nói.

"Thịt chuột ngon hơn thịt heo"

Ông Hean Vanhorn, một quan chức tại Bộ Nông nghiệp Campuchia, nói ngành kinh doanh thịt chuột góp phần bảo vệ vụ mùa lúa của nước này. "Săn bắt chuột để bán giúp ngăn chặn những tổn hại mà chúng gây ra trên các cánh đồng", ông Vanhorn nói trên BBC.

Người dân đều sơ chế chuột trước khi bàn giao cho khách hàng
Người dân đều sơ chế chuột trước khi bàn giao cho khách hàng. Ảnh: BBC

Cô Thuong Tuan, 30 tuổi, là một trong những người buôn bán thịt chuột lớn tại cửa khẩu ở huyện Koh Thom gần biên giới Campuchia và Việt Nam. Tuan nói những khách hàng trong các địa phương Việt Nam quanh đây thích mua chuột của cô vì chúng rất to và đã sẵn sàng để chế biến sau khi được cắt phần đầu và lột bỏ lớp da lông màu xám.

"Người dân từ rất xa cũng đến đây mua chuột. Họ thích những con chuột to. Thịt chuột còn ngon hơn thịt heo nhiều", Tuan nói trong khi đang sơ chế số chuột vừa mua.



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.