Chết đột ngột khi vừa trúng số độc đắc

Trong những ngày gần đây, không chỉ người dân ở Mỹ mà khắp nơi trên thế giới đều bàn tán xôn xao về giải thưởng xổ số độc đắc siêu khủng Powerball lên đến gần 1,6 tỷ USD. Nhưng đa số người trúng thưởng lớn cho thấy một điều rằng, trở nên giàu có đột ngột không có nghĩa là giấc mơ trở thành hiện thực.

Trong những ngày gần đây, không chỉ người dân ở Mỹ mà khắp nơi trên thế giới đều bàn tán xôn xao về giải thưởng xổ số độc đắc siêu khủng Powerball lên đến gần 1,6 tỷ USD. Nhưng đa số người trúng thưởng lớn cho thấy một điều rằng, trở nên giàu có đột ngột không có nghĩa là giấc mơ trở thành hiện thực.
   

Cuộc sống sau khi trúng số độc đắc thay đổi rất lớn mà người trong cuộc đôi khi không lường hết và không kiểm soát được. Loạt bài này sẽ nhìn lại số phận khác thường của nhiều người trúng xổ số lớn ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới.

“70% những người trúng giải thưởng xổ số lớn tiêu tán nó trong vài năm. Nhiều người chưa được chuẩn bị cho sự thay đổi lớn trong cuộc sống và họ không có kế hoạch chi tiêu, trong khi ngay cả các triệu phú cũng phải có kế hoạch chi tiêu”, NBC News từng dẫn lời ông Brian Benham, Chủ tịch Quỹ Tư vấn Benham (Mỹ).

Những họ hàng xa và bạn bè chẳng thân thiết đến đòi chia phần; vợ chồng bất hòa; bắt cóc và giết người trở thành những mối đe dọa nhãn tiền. Và đôi khi, mối nguy hại lớn nhất lại đến từ chính người trúng thưởng. 

Một trong những người trúng số có cái kết đáng buồn nhất là ông Urooj Khan, ở thành phố Chicago. Ông chết khi chưa kịp hiểu thế nào là mặt trái của trúng xổ số.

chet dot ngot khi vua trung so doc dac hinh anh 1

Ông Urooj Khan (bìa phải) chụp ảnh cùng vợ (bìa trái) và con gái riêng khi được trao tấm séc trúng thưởng (Ảnh: Daily Mail)

Ở tuổi 46, ông Urooj quyết định mua đúng một vé xổ số cào vào tháng 6.2012 ở cửa hàng tiện lợi gần nhà. Và chiếc vé số đó đã mang lại giải thưởng 1 triệu USD cho ông. Ông quyết định không lấy dần mà nhận toàn bộ giải thưởng lên tới 425.000 USD sau khi đã trừ thuế. Nhưng Urooj không đợi được tới ngày đó.

Khi giải thưởng được công bố, ông Urooj xuất hiện trước ống kính máy quay nói rằng ông sẽ dùng số tiền thưởng để thanh toán các hóa đơn, tặng một phần cho Bệnh viện nhi đồng St Jude ở Chicago và đầu tư phát triển dịch vụ giặt là mà ông đang làm.

Một ngày sau khi nhận được tấm séc chiến thắng, ông Urooj đi làm về và dùng bữa tối với món cà-ri Kofta truyền thống của Ấn Độ mà vợ ông nấu. Ông Urooj chết không lâu sau đó.

Chính quyền xác định ông chết vì nguyên nhân tự nhiên, do xơ cứng động mạch, và không thực hiện giải phẫu vì không nghi ngờ có dấu hiệu tội phạm. Các chuyên gia kiểm tra ngộ độc đơn giản, nhưng không tìm thấy dấu hiệu nào của thuốc phiện, cocain hay carbon monoxide.

Người thân của ông Urooj không chấp nhận kết quả này và yêu cầu thực hiện một cuộc giải phẫu toàn diện. Kết quả khám nghiệm lại cho thấy Khan đã ăn phải chất độc chết người xyanua. Loại chất kịch độc màu trắng này có thể giết người trong vòng chưa đầy một phút, nhưng rất ít trường hợp tử vong do xyanua từng xảy ra.

chet dot ngot khi vua trung so doc dac hinh anh 2

Ông Urooj Khan và tấm vé số trúng giải độc đắc (Ảnh: Daily Mail). Sau khi đột tử và được chôn cất, thi thể ông lại bị khai quật để khám nghiệm nguyên nhân tử vong

Chuyên gia pháp y Stephen Cina, người thực hiện giám định, cho biết ông chỉ gặp 2 trong số 4.500 ca ông từng giải phẫu chết vì xyanua. Cảnh sát Chicago xác định đây là một vụ giết người, tuy nhiên từ đó đến nay vẫn chưa tìm được manh mối nào để giải mã vụ án. Dù vậy, nhiều người đã được hưởng lợi từ phần giải thưởng trị giá 425.000 USD được coi là tài sản ông Urooj để lại, theo hãng tin AP.

Anh trai của nạn nhân, ông ImTiaz Khan, sau đó cáo buộc em dâu Shabana Ansari đã đầu độc chồng và lặng lẽ đi lĩnh giải thưởng lớn chỉ vài ngày sau khi chồng qua đời, nhưng không thành.

Ông ImTiaz còn cho rằng người em quá cố của mình và bà Shabana thậm chí chưa kết hôn, nghĩa là người phụ nữ này không được nhận một nửa giải thưởng theo quy định của pháp luật.

Các thành viên trong gia đình này dường như “cắn xé” nhau vì số tiền lớn. Bà Meraj Khan, chị gái của nạn nhân, đã nộp đơn lên tòa án xin làm người bảo trợ cho con gái ông Khan với người vợ trước. Bà Meraj muốn nhận nuôi cháu gái 17 tuổi khi cô bé này vẫn đang ở với mẹ kế, báo Anh Daily Mail đưa tin.

Đáp lại, bà Shabana cũng đưa đơn lên tòa án khẳng định bà đã kết hôn với ông Urooj và được tòa án chấp nhận, do đó người phụ nữ này được thừa nhận là người quản lý tài sản của chồng.

Tòa án đưa ra thời hạn 3 tháng để các thành viên trong gia đình và luật sư bàn bạc chia số tiền như thế nào. Thông thường, vợ/chồng của người quá cố được hưởng 50%, con được hưởng 50%, nếu không có khiếu nại gì.

Ông Urooj, một người di cư từ Ấn Độ sang Mỹ từ những năm 1980, lẽ ra không nên mua vé số ngay từ đầu vì ông là tín đồ Hồi giáo.

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.