Chuyện sống lại nhiều bộ phận cơ thể của tử tù đã chết

Tội phạm tử hình xin hiến các cơ quan cơ thể phục vụ mục đích nhân đạo không phải chuyện mới ở Trung Quốc, nhưng “yêu cầu” hiến xác để giảm án lại dấy lên những luồng tranh luận trong xã hội nước này…

Tội phạm tử hình xinhiến các cơ quan cơ thể phục vụ mục đích nhân đạo không phải chuyện mớiở Trung Quốc, nhưng “yêu cầu” hiến xác để giảm án lại dấy lên nhữngluồng tranh luận trong xã hội nước này…

Xin bắt đầu vấn đề này bằngcâu chuyện của một tử tù ở Trung Quốc.

Ngày 24/6/2010 vừa qua làsinh nhật lần thứ 22 của tử tù Khương Bản Hoa, khi người lính gácngục mua cho y một chiếc bánh ga tô, Hoa đã nâng tấm bánh lên ngangngực mà nghẹn ngào: “Đây là sinh nhật đầu tiên của đời cháu. Khicháu bị tử hình, mong rằng cháu có thể hiến tặng tất cả các cơquan trên cơ thể cho những người cần ghép để cứu lấy mạng sống.”

Tử tù này tâm sự, mộtlý do khác xin hiến tặng cơ quan nội tạng là mong tòa xem xét giảmnhẹ bản án. Tội phạm tử hình xin hiến các cơ quan nội tạng phục vụmục đích nhân đạo không phải chuyện mới ở Trung Quốc, nhưng “yêu cầu”xin đổi việc hiến cơ quan lấy giảm án lại dấy lên những luồngtranh luận trong xã hội nước này.

Hành trình tội áccủa kẻ tử tù

Mới 22 tuổi đầu, nhưng Khương Bản Hoa đã cónhững “trải nghiệm” đặc biệt. Năm lên 7 bố mẹ bỏ nhau, 15 tuổi bỏhọc ở nhà giúp bố việc vặt trong xưởng gia công nhỏ. Sau này, mộtngười cậu họ rủ rê Hoa uống rượu, hút thuốc và thường xuyên laivãng những quán bia ôm, mát xa tệ nạn, thậm chí đã có thời gianKhương Bản Hoa trở thành “khách quen” của một gái làng chơi trongvùng.

Khi không có tiền tiêu, người cậu họ lại xui Hoa ăn trộm tiền củabố, cứ như vậy cuộc sống của một thiếu niên chìm ngập trong khóithuốc, men rượu và trác táng trai gái. Vài năm sau đó công việc làmăn của người bố gặp khó khăn, xưởng phải đóng cửa.

Chuyện sống lại nhiều bộ phận cơ thể của tử tù đã chết

Tử tù Khương Bản Hoa trong lần sinh nhật đầu tiên và cũng là cuối cùng trong đời mình.

Khương Bản Hoa chỉ còncách đi làm thuê kiếm sống. Đồng tiền kiếm được từ lao động nặngnhọc không thấm vào đâu so với những lần nhậu nhẹt, ăn chơi vàcuối cùng nguồn tài chính duy nhất để y thỏa mãn những nhu cầucủa mình là trộm hoặc cướp.

Ngày 8/5/2008 khi vừa tròn20 tuổi Khương Bản Hoa thực hiện vụ cướp 200 nhân dân tệ của mộtphụ nữ ở Tây An, thủ phủ Thiểm Tây. Cướp tiền xong y nảy ham muốncưỡng bức, tuy nhiên bị nạn nhân chống trả quyết liệt. Không thựchiện được hành vi đồi bại, Khương Bản Hoa đã đả thương mạnh vàolưng và bụng dưới của nạn nhân khiến người này cả đời sẽ khôngđược làm mẹ.

2 ngày sau, 10/5/2008 ycùng hai đồng bọn dùng dao khống chế cướp tiền của một người láyxe ba gác nhưng chỉ có 15 tệ trong túi. Chúng giết nạn nhân và phitang. 12 giờ trưa 2 ngày sau đó, y cùng 3 tên nữa tiếp tục thựchiện hành vi khống chế cướp tài sản của một láy xe ba gác khácvà lấy đi 50 tệ, 1 điện thoại di động và chiếc xe – phương tiệnkiếm sống của nạn nhân bán được 400 tệ lấy tiền ăn chơi.

Ngày 3/1/2009 Khương BảnHoa đọc được lệnh truy nã và thông báo treo thưởng những ai cungcấp thông tin về y và đồng bọn, Hoa đã tìm đến đồn công an đầuthú. Ngày 4/12 năm ngoái, tòa án trung cấp thành phố Tây An tỉnhThiểm Tây xử phiên sơ thẩm tuyên phạt Khương Bản Hoa mức án tửhình, tước mọi quyền lợi chính trị.

Người bị hại cũng cómặt tại phiên tòa, nhìn thấy người phụ nữ đau khổ không thiếtsống, mấy lần Khương Bản Hoa quỳ xuống tạ tội, nhưng mọi thứ đềuđã quá muộn.

Xin hiến xác cứu ngườivới hy vọng giảm án

Hiện tại Khương Bản Hoađang đợi ngày nghe tuyên án cuối cùng của phiên tòa phúc thẩm. Yđề đạt nguyện vọng của mình khi chấp hành án tử hình xin đượchiến tặng các cơ quan trong cơ thể cho người bệnh nặng cần ghép đểthể hiện sự ăn năn, hối hận của y.

Về việc hiến tặng các cơquan cơ thể người, pháp luật hiện hành của Trung Quốc quy địnhtrường hợp người chết não và đang duy trì sự sống thực vật bằngdưỡng khí và thuốc mà trước khi chết có nguyện vọng hiến hoặcgia đình người đó đồng ý hiến tặng không đòi bồi thường cho nhữngbệnh nhân hiểm nghèo cần cấy ghép thì sẽ được thực hiện theo tâmnguyện.

Ngày 1/5/2007 chính phủnước này ban hành Nghị định về phẫu thuật cấy ghép cơ quan cơ thểngười, theo đó điều 8 quy định, công dân có đầy đủ năng lực hành vidân sự có thể hiến tặng cơ quan nội tạng hay bất cứ bộ phận nào của cơthể người để cứu những bệnh nhân hiểm nghèo cần ghép tạng để kéodài sự sống.

Sớm hơn nữa, ngay từ ngày9/10/1984 Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Dân chính Trung Quốc đã banhành thông tư liên lịch về Quy định tạm thời đối với việc sử dụngcác cơ quan cơ thể của phạm nhân chịu án tử hình, theo đó cho phépsử dụng các cơ quan nội tạng/xác tử tù trong các trường hợp:

Không còn ai thân thíchnhận về chôn cất, gia đình từ chối nhận về chôn cất, tử tù trướckhi thi hành án có nguyện vọng hiến xác/hiến tặng cơ quan cơ thểhoặc đã được gia đình đồng ý.

Nhiều chuyên gia về luậtcủa Trung Quốc cũng khẳng định, tử tù hoàn toàn có quyền hiếnxác hoặc các bộ phận, cơ quan trong cơ thể mà không gặp phải sựcản trở nào.

Giáo sư Tả Vệ Dân thuộc  Đại học Tứ Xuyên cho rằng: “Tự nguyệnhiến xác hoặc hiến các bộ phận cơ thể là một quyền của phạmnhân án tử hình, còn nhận hay không là quyền của bệnh viện vàngười bệnh.”

Theo một vị giáo sư khácở Đại học Chính pháp Tây Bắc, phạm nhân tử hình chỉ bị tướcđoạt quyền được sống và mọi quyền lợi chính trị, quyền tự dochứ không bị tước quyền lợi dân sự, do đó việc tử tù xin hiếnxác/cơ quan cơ thể không bị hạn chế bởi pháp luật.

Một chuyên gia khác, ôngCảnh Dân là thư ký tổ án hình sự thuộc Hội luật sư tỉnh ThiểmTây cũng đưa ra nhận định tương tự, việc tự nguyện hiến xác/cơ quancơ thể là một quyền dân sự không bị pháp luật tước bỏ mặc dù họbị xử tử hình.

Chuyện sống lại nhiều bộ phận cơ thể của tử tù đã chết

Chia bánh sinh nhật cho bạn tù

Ngay trong buổi họp báogiới thiệu về tình hình chung của nền y tế Trung Quốc từ khithành lập nước đến nay hồi năm ngoái, người phát ngôn Bộ Y tếnước này, Nao Quần An cho biết, pháp luật Trung Quốc không có quyđịnh nào hạn chế việc hiến xác/cơ quan cơ thể đối với các tộiphạm tử hình.

Hồi tháng 8 năm ngoái,nhiều tờ báo, hãng thông tấn như Reuters của Anh, Đông Phương nhậtbáo của Hồng Kông dẫn nguồn tin Chinadailynews xuất bản tại TrungQuốc công bố số liệu 65% số cơ quan cơ thể người được cấy ghép chongười bệnh là do tù nhân chịu án tử hình hiến tặng. Và như vậy nhiềubộ phận cơ thể của tử tù đã chết được sống lại trên cơ thể của những ngườiđược cấy ghép tạng.

Tuy nhiên, trong xã hộiTrung Quốc cũng vẫn có những tiếng nói phản đối việc cấy ghépcác cơ quan cơ thể lấy từ tử tù và yêu cầu Quốc hội nước nàyphải sửa đổi những điều luật có liên quan.

Hiến nội tạng để giảm án- vấn đề đang gây tranh cãi

Theo điều 78 bộ Luật Hìnhsự của Trung Quốc, những phạm nhân bị tuyên án quản chế, giam giữ,phạt tù có thời hạn, tù chung thân mà trong quá trình chấp hànhán phạt nếu tuân thủ các nội quy trại giam, cải tạo tốt, cónhững biểu hiện hối cải rõ rệt hoặc lập được công lao có thểđược giảm nhẹ hình phạt, phạm nhân lập công lớn được giảm nhẹhình phạt.

Tuy nhiên, do luật không quyđịnh việc hiến tặng cơ quan cơ thể để cứu người khác của phạmnhân có phải là hành động lập công hay không nên tòa án trung cấpTây An khá lúng túng khi nhận được đề nghị từ phạm nhân tử hìnhKhương Bản Hoa.

Ông Hà Bính Tùng – Phó chủ nhiệm khoa Luật hình sự Đại học Chínhpháp Trung Quốc cho hay, khó có thể coi hành động hiến tặng cơ quancơ thể cứu người khác của phạm nhân tử hình là hành vi lập côngchuộc tội.

“Tôi chưa từng nghe cótiền lệ nào về việc hiến tặng cơ quan cơ thể cứu người khác làlập công chuộc tội và được giảm nhẹ hình phạt”, ông Tùng cho hay.Bản thân văn bản của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc ban hành năm1987 giải thích các trường hợp vận dụng cụ thể về hành vi tựthú và lập công của phạm nhân cũng không có dòng nào quy định vềtrường hợp này.

Hiện tại, tranh cãi xungquanh vấn đề hiến tặng cơ quan cơ thể để cứu sống người khác củatử tù có phải hành vi lập công hay không vẫn chưa ngã ngũ. Nhiềungười cho rằng hành vi này có ích đối với xã hội và quốc gia,hoàn toàn có thể coi là lập công chuộc tội.

Tuy nhiên cũng không ítquan điểm phản đối. Nhiều học giả cho rằng đã đến lúc các cơ quanlập pháp và tư pháp Trung Quốc phải xem lại các quy định liên quanđến việc tử tù xin hiến xác/hiến bộ phận cơ thể.

Theo VTC


 
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.