- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cuộc vượt ngục chấn động thế giới
Với hàng rào dây thép gai có điện, hào nước và tường cao, nhà tù Klong Prem ở Thái Lan được xem là nhà tù được bảo vệ nghiêm ngặt nhất đất nước này. Vậy mà đã có một tử tù ngoại quốc trốn thoát khỏi nơi đây. Đó chính là David McMillan, người Anh. Ngay khi bị bắt, McMillan đã có một kế hoạch trốn thoát phức tạp và vô cùng tốn kém. Cuộc vượt ngục hy hữu này đã gây chấn động dư luận thế giới và sau này chính kẻ vượt ngục đã viết sách về hành trình vượt ngục của mình.
Với hàng rào dây thép gai có điện, hào nước và tường cao, nhà tù Klong Prem ở Thái Lan được xem là nhà tù được bảo vệ nghiêm ngặt nhất đất nước này. Vậy mà đã có một tử tù ngoại quốc trốn thoát khỏi nơi đây. Đó chính là David McMillan, người Anh. Ngay khi bị bắt, McMillan đã có một kế hoạch trốn thoát phức tạp và vô cùng tốn kém. Cuộc vượt ngục hy hữu này đã gây chấn động dư luận thế giới và sau này chính kẻ vượt ngục đã viết sách về hành trình vượt ngục của mình.
David McMillan sinh ngày 9-4-1956 tại Thủ đô London trong một gia đình trung lưu. McMillan bắt đầu lao vào con đường phạm tội khi kết thân với Wynne Wilson, bố già khét tiếng trong giới xã hội đen của thành phố Melbourne. McMillan được giao làm “con lừa” vận chuyển ma túy loại cần sa và heroin từ các quốc gia Nam Á như: Pakistan, Afghanistan, Ấn Độ đến Anh qua Australia. Tháng 6-1979, McMillan bị bắt giữ tại sân bay Heathrow của Thủ đô London với tang vật là 7kg cần sa và phải lĩnh án 6 tháng tù giam.
Sau khi ra tù, McMillan quay về lại Australia, thiết lập riêng cho mình một đường dây buôn lậu ma túy. Đến ngày 5-1-1982, McMillan cùng một đàn em tên Michael Sullivan bị cảnh sát bang Victoria bắt giữ về tội buôn lậu ma túy. Bị giam giữ tại nhà tù Pentridge của thành phố Melbourne, ngày 28-1-1982, McMillan đã tìm cách vượt ngục bằng máy bay trực thăng nhưng không thành.
Đến ngày 6-7-1982, một phiên tòa có sự tham gia của 116 nhân chứng cùng một bồi thẩm đoàn gồm 12 người đã tuyên phạt McMillan 11 tội danh với bản án được tuyên là 13 năm tù giam, trong đó có hai tội danh nặng nhất là buôn lậu ma túy và âm mưu vượt ngục. Sau khi được trả tự do trước thời hạn vào năm 1993, McMillan đến Thủ đô Bangkok của Thái Lan để tiếp tục hoạt động buôn lậu ma túy.
Ngày 11-7-1995, trong một đợt trấn áp tội phạm buôn lậu ma túy tại Khu người Hoa (Chinatown) của Thủ đô Bangkok, cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ McMillan với tang vật là 21kg heroin cùng 32 giấy thông hành giả. Trong thời gian chờ đợi để được đưa ra tòa án xét xử, McMillan bị giam giữ tại nhà tù trung tâm Klong Prem ở Thủ đô Bangkok.
Âm thầm chuẩn bị
Vào thời gian McMillan bị giam giữ, nhà tù Klong Prem có đến 1.158 tù nhân là người nước ngoài mang quốc tịch của 56 quốc gia. McMillan bị giam giữ tại buồng giam số 030 nằm ở tầng thứ ba cùng với 18 tù nhân khác đều là người nước ngoài. Sau khi ở nhà tù Klong Prem 18 tháng, McMillan nhận thấy bằng mọi giá phải thoát khỏi địa ngục này, nếu không muốn bỏ mạng sớm ở đây. Nhưng trong lịch sử nhà tù Klong Prem rất hiếm tù nhân nào vượt ngục, thứ nhất là do hệ thống an ninh ở đây nghiêm ngặt, thứ hai nếu bị bắt trở lại sẽ phải chịu hình phạt rất nặng.
McMillan được bố trí một góc sinh hoạt riêng trong buồng giam. Góc riêng này sạch sẽ, kê một chiếc bàn nhỏ để sách, báo, đồ dùng cá nhân. McMillan còn kiếm được cả ủng cao su, dù, cùng một đèn pin nhỏ. Là một kẻ ranh mãnh, hắn tận dụng tối đa những giờ lao động ở ngoài, lén quan sát kỹ lưỡng khu vực trong - ngoài phòng giam. Đêm nằm, trong đầu hắn ẩn hiện nhiều cách vượt ngục. Rồi hắn cũng nhận thấy sau khi thoát ra ngoài cần có thang dây để leo xuống phía dưới. Hắn đã bí mật gom được một số quần áo cũ của các phạm nhân khác, cộng thêm cái rèm cửa tháo rời. Sau đó, hắn cắt nhỏ ra thành từng đoạn, rồi bện lại thành một cái dây dài - đủ để leo từ buồng giam số 030 ở tầng thứ ba xuống mặt đất. Hắn khéo léo cất sợi dây này ở góc phòng riêng của mình.
Cuộc vượt ngục chấn động trong phòng giam tử tù
Theo kế hoạch thì bước tiếp theo của McMillan là cưa song sắt ở chính góc phòng riêng của hắn. Thời điểm hắn chọn là nửa đêm. Thật may cho hắn, thời tiết Thái Lan khi này bắt đầu và mùa mưa. Hắn khôn ngoan chờ đến khi nào trời mưa to thì mới hành động. Sau nhiều đêm dồn sức cưa song sắt, cuối cùng hắn quyết định vượt ngục. McMillan sau này tiết lộ, trên thực tế chỉ có một thanh song sắt bị cắt, lỗ quá nhỏ để có thể chui qua. Trong thời khắc “tiến thoái lưỡng nan”, hắn đã phải cởi bỏ quần áo, chỉ còn chiếc quần lót, co người cố gắng lách qua khoảng trống đó. Hắn may mắn thành công.
McMillan đã dùng một tấm ván lấy từ kệ sách để làm thang. Khéo léo, trèo qua được lần lượt 6 hàng gai. Khó khăn nhất đối với McMillan lúc này là phải chui, bò trườn dưới hệ thống cống ngầm của nhà tù dài khoảng 2,5 mét trước khi trèo qua hàng gai thứ 7. McMillan mặc một bộ quần áo bình thường mà hắn đã lén nhờ người mua khi còn ở trong tù, rồi quan sát cẩn thận, tránh rơi vào tầm để ý của lính gác. Nhận thấy cơ hội đến, hắn quấn dây vải vào những song sắt khác và leo xuống hàng rào có gài điện. Do mang ủng cao su cách điện nên McMillan không bị điện giật. Hắn vượt tiếp qua hào nước, leo qua một tường rào và thoát ra đường Maha Chai tại Thủ đô Bangkok. Khi này, đôi bàn tay của McMillan đang tê rát, phồng rộp và túa máu. Nhưng hắn rất sung sướng, hạnh phúc vì đã được ở “thế giới bên ngoài”.
Lúc đó trời mưa lớn, việc quan sát từ bên trong nhà tù ra phía ngoài rất khó bởi màn mưa giăng kín, McMillan điềm nhiên che ô đi nhanh trong màn mưa. Một số lính canh có nhìn thấy McMillan, nhưng không ai nghĩ đó là kẻ vượt ngục.
Vậy là, McMillan nhanh chóng thoát khỏi khu vực nhà tù. Hắn bắt taxi đến khu người Hoa. Hắn bảo với người lái taxi là mình cần đến thăm người bà con ốm nặng gấp nên yêu cầu người lái taxi cho xe chạy nhanh hơn.
Đến 7 giờ 30 sáng ngày hôm sau, nhà tù Klong Prem mới phát hiện McMillan đã đào thoát khỏi buồng giam. Lúc này, lệnh báo động được ban hành khắp nhà tù Klong Prem và sau đó là trên toàn lãnh thổ Thái Lan. 18 tù nhân bị giam giữ chung buồng giam với McMillan đều bị biệt giam để thẩm vấn, nhưng suốt hai ngày thẩm vấn, những tù nhân này đều lắc đầu không biết chuyện gì đã xảy ra. Vụ vượt ngục táo bạo này khi đó gây chấn động dư luận Thái Lan và khiến 4 sĩ quan giám thị cao cấp và 11 giám thị quản lý 11 buồng giam ở tầng thứ ba bị giáng chức, kỷ luật.
Khi ở “thế giới bên ngoài”
Sau khi vượt ngục thành công khỏi nhà tù Klong Prem, McMillan kiếm được một giấy thông hành giả và mua được vé máy bay đến Singapore. Tiếp đó, hắn trốn sang Pakistan và tiếp tục xây dựng các đường dây buôn lậu ma túy đến Australia, Bỉ và Anh. Đến năm 2002, McMillan bị bắt giữ tại sân bay Heathrow của Thủ đô London với 2,3kg ma túy loại heroin và sau đó phải lĩnh án 5 năm tù giam. Năm 2007, sau khi ra tù, McMillan chuyển đến sinh sống tại khu Kesington và xin làm công nhân tại một xưởng bao bì y tế tại thành phố Dorking để kiếm thu nhập sống qua ngày. Tháng 12-2008, Nhà xuất bản Mainstream của Anh đã cho xuất bản cuốn sách có tựa đề “Màn vượt ngục của McMillan”, thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, cuốn sách này đã bị cấm phát hành tại Thái Lan và Australia là hai quốc gia đang phát lệnh truy nã đặc biệt đối với McMillan.
Cả Australia và Thái Lan đều ra lệnh truy nã đặc biệt với McMillan nhưng hắn đã may mắn thoát cả hai yêu cầu dẫn độ này. Luật pháp Anh quốc không cho phép dẫn độ tù nhân đến các quốc gia có án tử hình, trong khi vi phạm lệnh quản chế của Australia lại không phải là lý do đủ nặng để dẫn độ.
Tháng 6-2009, McMillan xuất hiện như một
khách mời trong một tập phim Deadliest Men 2: Living Dangerously dài 50
phút của đạo diễn Danny Dyer, được phát sóng trên truyền hình Bravo. Năm
201, David McMillan ra mắt cuốn tự truyện “Man Who Got Away”, kể lại
hành trình vượt ngục khỏi nhà tù Klong Prem của mình. Tháng 9-2012,
David McMillan bị tòa án Croydon tuyên phạt 6 tháng tù giam vì buôn bán,
tàng trữ ma túy trái phép.
Theo Thúy Hằng
ANTĐ
ANTĐ
-
Thế giới30/11/2019Giá thuê một người giúp việc khoả thân lên tới 2,2 triệu đồng/giờ và giá rẻ nhất là 1,6 triệu đồng/giờ với người giúp việc mặc nội y
-
Thế giới30/11/2019Mặc dù hành động này của trung tâm bách hóa xuất phát từ ý nghĩa tốt nhưng có lẽ như đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của mọi người