Giật mình với những sản phẩm nhái "bá đạo" này của Trung Quốc năm 2015

Năm 2015, Trung Quốc được cả thế giới biết đến như một nước “dẫn đầu” trong việc làm hàng giả, hàng nhái để nhanh chóng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.

Năm 2015, Trung Quốc được cả thế giới biết đến như một nước “dẫn đầu” trong việc làm hàng giả, hàng nhái để nhanh chóng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.

1. Ngân hàng giả tại Sơn Đông, Trung Quốc

“Thành tựu” lớn nhất trong công cuộc làm hàng giả năm nay là một ngân hàng giả được xây dựng ở Sơn Đông bởi một người nông dân "gan dạ".

Người đàn ông này đã trang bị đầy đủ cho ngân hàng của mình với máy đọc thẻ, sổ tiết kiệm, thậm chí có cả nhân viên là cô con gái 15 tuổi của ông và hai cô bạn cùng lớp cô bé. Người đàn ông này đã lừa được 40 ngàn nhân dân tệ (140 triệu đồng) trước khi bị bắt.

Ngân hàng giả của người đàn ông được trang bị đầy đủ các thiết bị.

2. Phòng thẩm vấn giả

Bốn kẻ lừa đảo đã định kiếm tiền bằng cách xây một phòng thẩm vấn giả để tống tiền các quan chức. Chúng mất tới 3 tháng để xây dựng và trang trí căn phòng trị giá lên đến 200 ngàn nhân dân tệ (700 triệu đồng). Tuy nhiên, những kẻ lừa đảo đã bị bắt khi đang cố gắng thực hiện ý đồ điên rồ này.

Phòng thẩm vấn giả trị giá hơn 700 triệu đồng

3. Hơn 3 triệu bao cao su giả

Các nhà chức trách của Thượng Hải đã bắt giữ 9 người và tịch thu một số lượng lớn bao cao su giả mang thương hiệu Jissbon và Durex vào hồi tháng 4 vừa rồi sau khi phá vỡ một xưởng sản xuất lên đến 12 triệu nhân dân tệ (hơn 40 tỷ đồng) trên khắp 7 tỉnh và thành phố của Trung Quốc.

Các nhà chức trách đột nhập vào một xưởng sản xuất bao cao su giả.

4. 120 ngàn chiếc mặt nạ giả

Những chiếc mặt nạ giả đã bị tịch thu trong hai cuộc đột kích của các cơ quan chức năng tại một đơn vị hải quan ở Thượng Hải. Ông trùm của hoạt động buôn lậu này hiện vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Các nhà chức trách tiến hành kiểm tra một đơn vị hải quan và tịch thu mặt nạ giả.

5. 19, 6 triệu đô la Mỹ thu được từ điện thoại iPhone giả

Người tiêu dùng Trung Quốc vô cùng yêu thích hãng điện thoại iPhone. Nắm được tâm lý này, một công ty sản xuất ở Bắc Kinh đã sản xuất 41 ngàn chiếc iPhone giả. IPhone giả không còn là một hiện tượng gì mới mẻ ở Trung Quốc, và chắc hẳn nó cũng đã được xuất khẩu sang rất nhiều nước khác.

iPhone giả không còn là một hiện tượng mới ở Trung Quốc.

6. Gạo giả


Những hạt gạo bằng nhựa của Trung Quốc được sản xuất bằng cách trộn khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp. Loại gạo này gây nguy hiểm nghiêm trọng cho đường tiêu hóa của người tiêu dùng. Đáng ngại hơn nưa, gạo giả của Trung Quốc đã luồn lách được sang thị trường một số nước châu Á .

Giá của loại gạo này rẻ hơn rất nhiều so với gạo thật nên dễ thu hút người tiêu dùng, gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí vào đợt cuối năm, gạo giả làm từ giấy đã được bày bán trên thị trường ở Quảng Đông.

Gạo giả rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của người tiêu dùng.

7. Bản sao của Tòa nhà quốc hội Hoa Kỳ trở thành nhà của những người bán hàng rong

Theo dự định ban đầu, nó sẽ trở thành một khách sạn sang trọng. Tuy nhiên bản sao của Tòa nhà quốc hội Hoa Kỳ đến nay vẫn bị bỏ trống và trở thành nhà của những người bán hàng rong ven đường. Tòa nhà gồm 5 tầng và cấu trúc theo hình chữ U, những đặc điểm còn lại đều trung thành với bản thiết kế gốc, bao gồm mái vòm và cột theo kiểu thời La Mã.

Bản sao tòa quốc hội Hoa Kỳ trở thành nhà của những người lang thang.

8. Viagra giả

Những người vô nhân đạo ở Hồ Nam đã trộn hoa ngô với hàng chính hãng Sildenafil để sản xuất ra sản phẩm được người dân gọi là thuốc chữa liệt dương Viagra. Chúng bắt công nhân, những người sản xuất ra loại thuốc này, phải thử trước rồi mới đem ra bán. Để đảm bảo hiệu quả và “khả năng” của những sản phẩm tự chế, chúng còn thử chất lượng thuốc bằng cách bắt công nhân uống thuốc rồi cho họ về nhà với vợ hoặc bạn gái của họ.

“Ít nhất chúng tôi đã thử nghiệm sản phẩm của mình trên con người. Chúng tôi rất nghiêm túc”. Một kẻ sản xuất Viagra biện hộ.

Sản phẩm tự chế được công nhân thử trước rồi mới đem ra bán.

9. Video cổ vũ của trường Đại học Phúc Đán

Để thúc đẩy cho sự phát triển của mình, trường Đại học Phúc Đán của Thượng Hải, một trong những ngôi trường hàng đầu Trung Quốc, đã đăng tải một video với sự tham gia của một cựu nữ sinh viên, người hiện đã gặt hái được rất nhiều thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, thật chẳng khó khăn gì cho những khán giả tinh mắt có thể nhận ra những điểm tương đồng nổi bật giữa video quảng bá của trường Phúc Đán với một video tương tự được thực hiện bởi trường Đại học Tokyo, Nhật bản.

Ngay sau đó, trường đại học này đã phải gỡ bỏ video đó xuống và thay thế bằng một video mới khác.

2 video có rất nhiều điểm tương tự nhau.

10. Tòa dinh thự trên sa mạc

Trong một trò chơi điện tử về cuộc chiến tranh ở những vùng hoang dã tại đất nước Mông Cổ, Quân đội nhân dân Trung Quốc đã trang hoàng cho môi trường hoang mạc cằn cỗi nơi đây một chiếc dinh thự. Nhưng mới thật mâu thuẫn làm sao khi chiếc dinh thự đó giống y hệt tòa dinh tổng thống của Đài Loan.

Dinh thự được xây dựng trên sa mạc cằn cỗi.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.