Hủ tục cắt "cửa mình" của bé gái ở Indonesia

Trong một chuyến đi tới Indonesia năm 2009, nhiếp ảnh gia Stephanie Sinclair, 27 tuổi đã được chứng kiến cảnh các bà mẹ đạo Hồi đưa con gái họ đi cắt bớt bộ phận sinh dục ngoài của các em bé gái trước khi chúng bước vào tuổi dậy thì ở Bandung.

Trong một chuyến đi tớiIndonesia năm 2009, nhiếp ảnh gia Stephanie Sinclair, 27 tuổi đã được chứngkiến cảnh các bà mẹ đạo Hồi đưa con gái họ đi cắt bớt bộ phận sinh dục ngoàicủa các em bé gái trước khi chúng bước vào tuổi dậy thì ở Bandung.

Mẹ của 248 bé gái đã đưa conhọ đi cắt cắt bộ phận sinh dục ngoài trong một ngày lễ tập thể để tôn vinhngày sinh nhật của nhà tiên tri Mohammed. Người dân địa phương tin rằng mộtbé gái không được cắt bộ phận sinh dục ngoài sẽ không sạch sau khi đi tiểuvà khiến chúng có thể bị ung thư cổ tử cung. Họ cũng tin rằng nếu cầu nguyệnvới bộ phận sinh dục ô uế, lời cầu nguyện của họ sẽ không được lắng nghe. 

Hủ tục cắt "cửa mình" của bé gái ở Indonesia

Một bé gái đang được phẫu thuật cắt bớt bộ phận sinh dục ngoài. 

Theo kết quả của một cuộckhảo sát được tiến hành vào năm ngoái các nhà xã hội học Indonesia chobiết, 96% các gia đình được hỏi đã thừa nhận rằng họ đã cho con gái mìnhtrải qua việc cắt bộ phận sinh dục (thuật ngữ y tế: Female Circumcision)trước khi chúng bước vào giai đoạn dậy thì (khoảng14 tuổi). 

Hủ tục cắt "cửa mình" của bé gái ở Indonesia

Các bé gái được dẫn đi  phẫuthuật miễn phí, các cô bé thường được mẹ đưa đi vào đầu xuân hàng năm. Cácem sẽ được trao cho một nhóm những người phụ nữ có kinh nghiệm tiến hành làmtiểu phẫu bớt bộ phận ngoài của âm vật.  

“Cắt bao quy đầu” ở nữ giớilà hoạt động tiến hành cắt bỏ nếp da bao quanh âm vật. Mặt trong lớp da nàycó những tuyến tiết ra dung dịch chất nhờn mà khi tích tụ sẽ tạo ra một lớpcặn gây mùi hôi.  


Thời gian tiến hành phẫu thuât chỉ mất có vài phút và cũng bị chảy rất ítmáu. Sau đó cửa mình của các bé gái sẽ được sát trùng. Các bé gái có thể mặclại quần và ra về. Khi đi qua khu vực tiếp tân, những đứa trẻ đã làm xongphẫu thuật còn được nhận các món quà chúc mừng như quần áo hoặc trái cây vàmột ly sữa miễn phí uống ngay tại chỗ. 

Hủ tục cắt "cửa mình" của bé gái ở Indonesia

Một bé khác sau khi phẫu thuật xong

Ngày nay, hủ tục cắt baoquy đầu cho nữ giới vẫn còn phổ biến tại hơn 30 quốc gia trên thế giớichủ yếu ở Trung Đông,  châu Phi (nhất là Somalia) và một số nước ở châuÁ. Ở Somalia, 95% các bé gái đều phải thực hiện tập tục này trước khi 5tuổi.  

Ở châu Phi và một số quốc giatheo đạo Hồi, người  ta tin rằng tập tục này sẽ giúp các bé gái giữ được sựtinh khiết, sự trong sạch và có "đai bảo vệ" sự trinh tiết của mình trướckhi lập gia đình. Còn các bé gái không làm phẫu thuật sẽ bị coi là ô uế vàsẽ không thể sinh được con trai nối dõi tông đường cho nhà chồng.  

Tuy nhiên trên thực tế, việccắt bao quy đầu ở nữ giới có thể gây đau đớn, băng huyết, nhiễm trùng, vôsinh và thậm chí là dẫn tới tử vong nếu người thực hiện không có đủ chuyênmôn và dụng cụ giải phẫu.  

Hủ tục cắt "cửa mình" của bé gái ở Indonesia

Những giọt nước mắt vì không chịu được đau đớn


Tổ chức Y tế Thế giới đã can thiệp và khuyến cáo cần chấm dứt tình trạngnày. Tại nhiều nước phương Tây, nghi thức này đã bị nghiêm cấm. Từ năm1997, Ai Cập cũng đã ban hành lệnh cấm cắt bớt bộ phận sinh dục của nữgiới ngoại trừ trường hợp bắt buộc về mặt y tế. Các bác sĩ cũng bị cấmtiến hành làm phẫu thuật trái phép. 

Tuy nhiên, ở một số nơi tậptục này vẫn tiếp tục diễn ra bởi niềm tin, đặc biệt là do ảnh hưởng của tôngiáo trong dân chúng vẫn còn tồn tại mạnh mẽ. Các ca phẫu thuật được thựchiện ngay tại nhà riêng bởi các bà đỡ, lại vừa có chi phí rẻ hơn so với việcđi tới phòng khám, bệnh viện mặc dù nó có tỷ lệ tử vong cao do dụng cụ dùngđể phẫu thuật cho các bé gái không được gây mê và khử trùng triệt để

Vài nét về nhiếp ảnh gia Stephanie Sinclair 

Stephanie Sinclair là một phóng viên ảnh người Mỹ nổi tiếng với khả năng tiếp cận với phái nữ ở nhiều góc độ nhạy cảm nhất để tạo nên những bức ảnh có sức lên án mạnh mẽ về vấn đề nhân quyền trên thế giới.  


Sinclair tốt nghiệp Đại học Florida với bằng Cử nhân Báo chí chuyên ngành Nhiếp ảnh nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô tới làm việc tại Chicago Tribune vào thời điểm cuộc chiến tranh ở Irap bắt đầu. 
 

Hủ tục cắt "cửa mình" của bé gái ở Indonesia

Một bức ảnh do Stephanie Sinclair (bên phải, phía trên) chụp

Sau đó Sinclair đã dành 6 năm làm một nhiếp ảnh gia tự do đi khắp các vùng đất từ Iraq tới Beirut, Lebanon. Những bức ảnh của cô đã được  đăng tải nhiều trên các tạp chí nổi tiếng như National Geographic, The New York Times Magazine, TIME, Newsweek, Stern, German Geo và  Marie Claire. 

Sinclair đã từng được nhận nhiều giải thưởng danh tiếng dành cho các nhiếp ảnh gia như Alexia Foundation Professional Grant, giải thưởng năm của UNICEF và Lumix Festival  dành cho các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, Freelens Award dành cho những người có cống hiến trong việc đấu tranh với các vấn đề có liên quan tới hôn nhân trẻ em.   

Cô cũng giành được giải thưởng quốc tế CARE 2008 cho phóng sự nhân đạo và giải thưởng Olivier Rebbot năm 2009 cho phóng sự ảnh nói về một hủ tục được gọi là "cắt bao quy đầu" cho các bé gái ở Indonesia cùng rất nhiều giải thưởng danh dự khác về việc đóng góp công sức trong sự nghiệp đấu tranh vì quyền lợi của trẻ em và phụ nữ ở các nước Trung Á.  

Theo Đức Thành
VTC new



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.