Loạt vật dụng vệ sinh chỉ hội nhà giàu mới dám dùng

Bạn có dám bỏ ra cả ngàn USD chỉ để sắm giấy vệ sinh, bàn chải hay kem đánh răng như giới nhà giàu không…

Bạn có dám bỏ ra cả ngàn USD chỉ để sắm giấy vệ sinh, bàn chải hay kem đánh răng như giới nhà giàu không…
Giấy vệ sinh, bàn chải, kem đánh răng hay xà phòng tắm là những đồ dùng vệ sinh con người chúng ta sử dụng thường xuyên hàng ngày. Được xếp vào nhóm nhu yếu phẩm, giá thành của chúng thường rất rẻ và hầu như tất cả mọi người đều có thể mua được.
 
Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ tới việc “nâng cấp” chúng lên mức xa xỉ phẩm hay chưa? Đã bao giờ bạn nghĩ rằng tới một viễn cảnh khi vét cả năm lương của mình cũng không mua nổi một chiếc bàn chải đánh răng trong khi hội nhà giàu muốn là có liền? Nếu chưa thì sau bài viết dưới đây, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác ấy lần đầu tiên.
 
1. Bàn chải đánh răng hơn 90 triệu đồng/chiếc
 
Hiện nay, chúng ta có thể mua một chiếc bàn chải đánh răng tốt chỉ với vài chục ngàn đồng. 
 
Nhưng với giới tỷ phú, khối gia tài kếch sù cho phép họ làm những điều “điên rồ” hơn rất nhiều. Đó là lý do mà chiếc bàn chải đắt nhất thế giới ra đời với giá thành khoảng 4.200 USD (hơn 90 triệu đồng). Nếu mỗi tháng, bạn kiếm được 7 triệu đồng thì dù có làm cả năm, bạn vẫn không đủ tiền để mua nổi món đồ này. 
 


Cận cảnh bàn chải chỉ dành cho hội nhà giàu
 
Đây là chiếc bàn chải do công ty Reinast sản xuất. Nhưng vì sao giá thành của sản phẩm trên lại cao tới vậy?
 
Câu trả lời nằm trong thiết kế hoàn hảo tới mức khó tin của chúng. Theo Reinast, bàn chải “nhà giàu” trên được làm hoàn toàn bằng titanium cao cấp – nguyên liệu được dùng trong ngành hàng không vũ trụ, sản xuất ô tô. Do đó, bàn chải rất nhẹ, êm song vô cùng chắc chắn.
 

 
Mặt khác, bàn chải được phủ một lớp kháng vi khuẩn độ bền cao theo đúng tiêu chuẩn y tế hiện đại. Lông bàn chải cực bền, có thể tháo ra thay lắp lông mới sau 6 tháng nên thậm chí, một người chỉ cần mua một bàn chải Reinast và giữ nó suốt đời.
 

 
Để thỏa mãn các thượng đế, hãng Reinast còn cung cấp dịch vụ thay lông bàn chải cho khách hàng. Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc chi phí cho chiếc bàn chải này là không hề nhỏ. Thống kê của Forbes cho biết, nếu dùng sản phẩm này trong 11 năm, người dùng sẽ mất thêm 1.600 USD (34,5 triệu đồng) cho việc thay lông bàn chải. 
 
2. Kem đánh răng 2,1 triệu đồng/tuýp
 
Còn gì tuyệt vời hơn nếu được đánh răng bằng bàn chải 90 triệu kết hợp kem đánh răng đắt nhất thế giới. Nếu bạn đang mơ vậy thì mau tỉnh lại đi, đó là cảm giác chỉ hội nhà giàu mới có cơ hội tận hưởng thôi. 
 
Danh hiệu kem đánh răng “sang chảnh” nhất Trái đất thuộc về Theodent 300. Giá thành của một tuýp kem này khoảng 100 USD (hơn 2,1 triệu đồng) – con số chỉ dành cho giới thượng lưu mà thôi. 
 
 
Sở dĩ Theodent 300 đắt tới vậy là bởi công thức độc quyền Rennou do tiến sĩ Tetsu Nakamoto sáng chế nên. Theo đó, Theodent 300 không chứa flo như các loại kem đánh răng thông thường mà thay bằng dẫn xuất từ... chocolate. 
 

 
Qua nhiều nghiên cứu, tiến sĩ Tetsu chứng minh được rằng, thành phần này trong kem vừa hạn chế việc nuốt flo vào miệng của người dùng, vừa giúp tái tạo hydroxyapatite (thành phần chiếm 96% men răng). 
 

 
Ngoài ra, đánh răng với Theodent 300 còn cho bạn cảm giác như đang ăn chocolate vậy. Và nếu bạn còn nhớ, giới khoa học từng chứng minh, ngậm một viên chocolate tan chảy trong miệng còn khiến não phấn khích hơn khi được hôn người yêu. 
 
3. Xà phòng tắm 60 triệu/bánh
 
Nếu xét về độ xa xỉ thì có lẽ kem đánh răng hay bàn chải ở trên chưa thấm tháp gì so với bánh xà phòng tắm “đẳng cấp 5 sao” dưới đây. Chỉ với trọng lượng 100g nhưng để mua nổi xà phòng tắm đắt nhất thế giới, bạn phải bỏ ra 2.800 USD (hơn 60 triệu đồng).
 


Xà phòng với chữ Qatar khắc bằng chữ Ả Rập lên bề mặt
 
Đây là bánh xà phòng được một doanh nghiệp gia đình Lebanon sản xuất ra. Thành phần của sản phẩm này gồm 11 loại tinh dầu và thảo dược quý (ô liu, mật ong...), rất tốt cho việc chăm sóc làn da.
 


Thực ra, công dụng của xà phòng này cũng giống như bao sản phẩm cùng loại khác...
 
Tuy nhiên, thành phần làm nên đẳng cấp của loại xà phòng này chính là vàng và kim cương được nghiền thành bột ép thành bánh cùng các nguyên liệu khác. Điều đó đồng nghĩa, mỗi lần tắm, bạn đã tự vứt bỏ đi một lượng không nhỏ hai chất liệu đắt bậc nhất thế giới hiện nay. 
 


... nhưng vấn đề là chúng được dát vàng và kim cương
 
Với giá trị khổng lồ tới vậy, người ta đã đặt cho xà phòng này cái tên “Xà phòng hoàng tử Qatar”. Và tất nhiên, đây cũng là người đầu tiên được tặng sử dụng loại xà phòng xa xỉ này.
 
Còn bạn, liệu bạn có dám mua và dùng món đồ này hàng tuần không?
 
4. Giấy vệ sinh 367.000 đồng/cuộn
 
Giấy vệ sinh là thứ vật dụng đời thường nhưng cực kỳ thiết yếu ở mỗi gia đình. Tuy nhiên, loại giấy vệ sinh sau đây có lẽ chỉ xuất hiện trong các gia đình tỷ phú mà thôi. Đơn giản bởi chúng là loại giấy vệ sinh đắt nhất địa cầu.
 
Danh hiệu nói trên thuộc về giấy vệ sinh Hanebisho của Nhật Bản. Giấy Hanebisho được làm từ bột gỗ nhập khẩu tại Canada cùng với nước suối của sông Nyodo (sông đứng đầu bảng xếp hạng của Nhật Bản về độ sạch sẽ). 
 

 
Mọi quy trình làm giấy Hanebisho đều tiến hành thủ công từng ngày nên không bao giờ có hai cuộn giấy của hai ngày giống nhau hoàn toàn. Theo tiết lộ của công nhân, mỗi ngày người ta chỉ làm ra 150 cuộn giấy Hanebisho mà thôi. 
 

 
Chưa hết, giấy sau khi được làm ra sẽ được chuyển tới các nghệ nhân tạo hình nổi tiếng nhất. Họ có nhiệm vụ trang trí hình vẽ lên mà không làm hỏng giấy. Và chỉ có những cuộn giấy thỏa mãn điều kiện ngặt nghèo này mới được phép xuất xưởng tới tay người dùng.


 
Với quy trình sản xuất như vậy, giá thành của giấy Hanebisho là không rẻ, lên tới 17 USD (khoảng 367.000 đồng) cho một cuộn.

Theo Tri Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.