- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Một gia đình sống trong nhà vệ sinh để nuôi con ăn học
Một gia đình nông dân từ nơi đồng ruộng lặn lội tới đất Quảng Châu tìm kế sinh nhai để cho con học thành tài khiến cho bao người cảm động
Một gia đình nông dân từ nơi đồng ruộng lặn lội tới đất Quảng Châu tìm kế sinh nhai để cho con học thành tài khiến cho bao người cảm động
Anh Liệu Hiểu Minh và chị Vương Tuyền Na ở tỉnh Mậu Danh, Trung Quốc vốn là những người nông dân nghèo, vì không muốn cuộc đời con cái cũng khổ như bố mẹ, anh chị đã khăn gói đến Quảng Châu tìm kiếm kế sinh nhai, có tiền cho con đi học
Để con được miễn học phí, đôi vợ chồng này cũng từ bỏ cửa hàng kinh doanh nho nhỏ chuyển công việc thành lao công chuyên lau dọn nhà vệ sinh công cộng. Và cũng để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, cả nhà họ 9 năm nay cùng “cố thủ” ngay trong nhà vệ sinh nơi mà họ đảm nhận nhiệm vụ lau dọn.
Người dân khu phố đã quá quen với cảnh này, nhưng vẫn có những người lai vãng ngạc nhiên trước cảnh cả nhà 3 người cùng ăn cơm ngay trong nhà vệ sinh công cộng.
Xung quanh nào những biển hiệu quảng cáo sim thẻ quần áo và những man-nơ-canh trang phục bóng bẩy, tấm biển “Nhà vệ sinh công cộng” thật không vừa mắt. Nhất là khi người ta thấy một bà nội trợ đeo tạp dề đi ra đi vào nhà vệ sinh này.
Để cho con đi học, Vương Tuyền Na cùng chồng đã làm công việc này tới 9 năm nay.
Tầng 2 con học hành, tầng 1 mẹ nấu cơm trong một phòng vệ sinh của khu vệ sinh công cộng. Đồ đạc trong nhà chủ yếu bỏ vào túi và treo vì không đủ diện tích để đặt.
Khi Vương Tuyền Na đi chợ nấu cơm thì cũng là lúc chồng cô “đổi ca” với cô.
Mỗi lần phơi quần áo phải trèo ra trèo vào một khung cửa sổ nhỏ
Trên mảnh sân thượng bất đắc dĩ này ánh sáng mặt trời chiếu không tới, quần áo có khô cũng là do gió.
Chị Tuyền Na cặm cụi quét dọn khu nhà vệ sinh
Để cho con học hành, họ đã chấp nhận khó khăn, khi lên tới chốn phồn hoa đô thị, ước mơ của họ cũng không gì ngoài việc con mình được ăn học thành tài. Điều này đã khiến không ít những người biết đến họ cảm động và nể phục.
Cậu con trai của gia đình không hề xấu hổ trước hoàn cảnh của gia đình mà luôn cố gắng học tập để sau này có thể giúp bố mẹ ở một căn nhà khá hơn căn nhà hiện tại. Tuy nhiên, anh chị Hiểu Minh rất lo rằng, 2 - 3 năm nữa, khi con trai mình đến tuổi dậy thì, cơ thể sẽ phát triển không toàn diện khi ở trong một không gian quá tù túng và chật hẹp như thế này.
Theo Kênh 14
-
Thế giới30/11/2019Giá thuê một người giúp việc khoả thân lên tới 2,2 triệu đồng/giờ và giá rẻ nhất là 1,6 triệu đồng/giờ với người giúp việc mặc nội y
-
Thế giới30/11/2019Mặc dù hành động này của trung tâm bách hóa xuất phát từ ý nghĩa tốt nhưng có lẽ như đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của mọi người