- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nỗi đau của những người di cư mắc kẹt trên đất Mỹ qua ảnh
Có những người di cư đến Mỹ với mong muốn có cuộc sống khá hơn ở quê hương nhưng không phải ai cũng thành công.
Có những người di cư đến Mỹ với mong muốn có cuộc sống khá hơn ở quê hương nhưng không phải ai cũng thành công.
Mỗi năm, có hàng trăm ngàn người di cư đến
Mỹ. Họ không có giấy tờ, họ thấy mình lạc lõng giữa đất Mỹ. Ở đây,
những người di cư trở thành nạn nhân của những tai nạn, những cuộc tấn
công mà không biết phải làm thế nào để đổi đời.
Nhiếp
ảnh gia Nicola ‘Ókin’ Frioli đã thực hiện ảnh có tựa đề “Phía bên kia
của những giấc mơ”. Bộ ảnh thể hiện sự thất bại, đau buồn của những người di cư tại
Mỹ. Nó là cái giá phải trả của những người bỏ quê hương để tìm đến một
tương lai tươi sáng hơn nhưng cuối cùng, họ thất bại trong ảo tưởng của
chính mình.
Teofilo
Rivera, 42 tuổi, người Panama bị tấn công bởi một băng đảng khi đang cố
vượt biên giới Mexico – Mỹ. Anh nhảy khỏi nóc tàu, bị tổn thương chân
vĩnh viễn đồng thời bị xơ gan và một khối u trên lưng. Teofilo qua đời
đầu năm 2014 và chỉ mong được gặp lại con cháu lần cuối cùng.
Mariana,
29 tuổi, người Honduras. Cô bị tấn công vì vượt biên từ Mexico vào Mỹ.
Cô bị đẩy vào một khe núi, bị hiếp dâm, đánh đập tàn nhẫn. Bạn đồng hành
của Mariana cũng bị đánh đập khi muốn bảo vệ cô. Sau đó, Mariana được
chuyển đến bệnh viện nhưng không ai chữa trị. Sau 15 ngày, khi tình
trạng của cô nguy kịch, người bác sĩ mới chịu khám cho Mariana.
Armando
El Salvador đã từng đến Mỹ nhưng sau đó anh bị trục xuất khỏi
California. Trong lần thứ hai vượt biên, Armando bị ngã và bị tàu cán
cụt tay.
Một
người mẹ vô danh gửi thông điệp: “Tôi đã làm việc với những kẻ buôn ma
túy để hỗ trợ gia đình. Giờ tôi phải chạy trốn vì sự an toàn của các con
tôi”.
Ảnh chiếc mũ của chồng cô Lydia, người Honduras. Chồng Lydia qua đời hai năm trước do bị tàu hỏa cán.
Gonzalo di cư đến
Mexico năm anh 22 tuổi. Anh luôn nuôi hy vọng sẽ có một ngày được sang
Mỹ. Trong ảnh là lời nhắn của Gonzalo gửi gia đình: “Lorena, Rafaela, bố
nhớ hai mẹ con rất nhiều. Bố sẽ về sớm.”
Yenifer,
8 tuổi, sống tại Guatemala. Cô bé bị tai nạn cùng chị gái 12 tuổi của
mình và 11 người di cư khác trong chuyến đi sang Mỹ.
Theo Tri Thức Trẻ
-
Thế giới30/11/2019Giá thuê một người giúp việc khoả thân lên tới 2,2 triệu đồng/giờ và giá rẻ nhất là 1,6 triệu đồng/giờ với người giúp việc mặc nội y
-
Thế giới30/11/2019Mặc dù hành động này của trung tâm bách hóa xuất phát từ ý nghĩa tốt nhưng có lẽ như đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của mọi người