- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nữ sinh treo cổ tự vẫn vì "dị ứng với WiFi"
Gia đình Jenny choáng váng khi phát hiện cô bé đã treo cổ tự vẫn trên một cái cây ở gần nhà.
Gia đình Jenny choáng váng khi phát hiện cô bé đã treo cổ tự vẫn trên một cái cây ở gần nhà.
Jenny Fry (15 tuổi, sống tại Oxon, Mỹ) luôn tin rằng cô mắc một căn bệnh hiếm gặp dẫn đến tình trạng mẫn cảm với các loại sóng điện từ, trong đó có WiFi. Tuy nhiên, các giáo viên ở trường hầu như đều không tin Jenny, khiến cô cảm thấy phẫn uất và quyết định tự tử.
Từ khoảng tháng 11/2012, cô gái Jenny Fry (15 tuổi) bắt đầu có những triệu chứng của căn bệnh EHS (electro-hypersensitivity – mẫn cảm với sóng điện từ).
Mẹ cô, bà Debra cho biết vào thời gian đó, Jenny và mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Sau khi tìm hiểu, bà Debra phát hiện ra rằng sóng WiFi có những tác hại cực kì nghiêm trọng đến sức khỏe và bà quyết định gỡ bỏ thiết bị phát WiFi tại nhà. Nhờ vậy, hai mẹ con cũng dần hồi phục.
Thế nhưng mỗi khi đến trường (nơi sóng WiFi được phủ rộng khắp), Jenny lại cảm thấy ốm yếu, đau đầu và gặp các vấn đề về việc tiểu tiện. Cô thường xuyên phải bỏ tiết và tìm đến nơi có sóng WiFi yếu nhất trong trường để làm bài tập. Vì việc đó mà Jenny thường xuyên bị phạt.
Tuy nhiên, khi Jenny cố gắng giải thích về căn bệnh kì lạ của mình thì dường như không có giáo viên nào chịu lắng nghe cô. Họ đều cho rằng cô bé chỉ đang biện minh và bịa ra một chứng bệnh không có thật. Thậm chí, mẹ của Jenny cũng từng nhiều lần gặp và nói chuyện với các giáo viên nhưng không ai tin lời bà.
Tình trạng kéo dài đến ngày 11/6 vừa qua, gia đình Jenny choáng váng khi phát hiện cô bé đã treo cổ tự vẫn trên một cái cây ở gần nhà. Cảnh sát điều tra cho biết trước khi tự tử, Jenny đã nhắn tin cho một người bạn để nói về ý định của mình, thế nhưng người bạn này lại không cầm điện thoại vào thời điểm đó. Đến khi xác của Jenny được phát hiện thì đã quá muộn.
Kể từ sau cái chết của Jenny, cha mẹ cô bé đã hoạt động tích cực để kêu gọi loại bỏ các thiết bị phát WiFi ở vườn trẻ và trường học, đồng thời kêu gọi chính phủ nghiên cứu kĩ hơn căn bệnh EHS.
Dù bản thân Jenny và gia đình đều tin rằng cô bé bị dị ứng với WiFi nhưng trên thực tế, trong hồ sơ bệnh án của Jenny không hề đề cập đến căn bệnh này, do đó cơ quan điều tra vẫn kết luận rằng không đủ bằng chứng để chứng minh Jenny mắc bệnh EHS.
-
Thế giới30/11/2019Giá thuê một người giúp việc khoả thân lên tới 2,2 triệu đồng/giờ và giá rẻ nhất là 1,6 triệu đồng/giờ với người giúp việc mặc nội y
-
Thế giới30/11/2019Mặc dù hành động này của trung tâm bách hóa xuất phát từ ý nghĩa tốt nhưng có lẽ như đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của mọi người