Sinh con gái, người vợ trẻ bị chồng nhốt suốt 3 năm

Kể từ năm 2010, người vợ trẻ đã bị đánh đập, giam giữ trong nhà tắm và không được nhìn thấy ánh mặt trời. Thậm chí, khi được giải cứu, người phụ nữ ấy đã khóc lóc thảm thiết khi con gái ruột đã không nhận ra cô.

Kể từ năm 2010, người vợ trẻ đã bị đánh đập, giam giữ trong nhà tắm và không được nhìn thấy ánh mặt trời. Thậm chí, khi được giải cứu, người phụ nữ ấy đã khóc lóc thảm thiết khi con gái ruột đã không nhận ra cô.

Một người phụ nữ 25 tuổi đến từ Ấn Độ đã bị chính chồng và nhà chồng nhốt trong nhà tắm suốt 3 năm liền sau khi cô sinh hạ 1 người con gái. Khi được giải cứu, người phụ nữ đáng thương chỉ mặc bộ quần áo rách tươm, đôi bàn tay bẩn thỉu với bộ móng dài loằng ngoằng. Đặc biệt, cô không thể mở mắt vì ánh nắng mặt trời chói chang. Thế nhưng, điều khiến cô đau đớn nhất chính là hiện thực phũ phàng khi người con gái ruột của cô không hề nhận ra mẹ.


Người phụ nữ đáng thương bị giam cầm suốt 3 năm. Ảnh minh họa.

Sau khi giải cứu người mẹ trẻ, cảnh sát đã ngay lập tức đưa cô về trụ sở ở Darbhanga, phía Đông Patna. Sau khi điều tra, cảnh sát được biết người phụ nữ này đã bị chồng và và gia đình nhà chồng hành hạ, đối xử tệ bạc suốt từ năm 2010 do gia đình cô không chuẩn bị đầy đủ của hồi môn. Mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm khi cô còn bị giam giữ sau khi sinh con gái đầu lòng.

Cảnh sát trưởng khu vực, ông Seema Kumari cho biết "Người phụ nữ không thể mở được mắt khi được đưa ra khỏi nơi giam giữ bởi cô đã sống trong bóng tối quá lâu. Cô ấy khai báo đã bị ném vào trong nhà tắm và khóa trái cửa. Người thân khi tới gặp cô đều bị ngăn cản hoặc xua đuổi. Cô không được phép gặp con và thỉnh thoảng mới được ăn. Bởi vậy, khi con gái không nhận ra mình, cô ấy đã gào khóc thảm thiết".

Sau khi vụ việc được đưa ánh sáng, người chồng độc ác đã bị bắt giữ. Cả cha mẹ của anh ta cũng sẽ phải đối mặt với những cáo buộc hình sự khi tham gia vào vụ việc này.

Phong tục của hồi môn đã bị cấm tại Ấn Độ từ năm 1981, tuy nhiên, cho đến nay, nhiều gia đình vẫn coi trọng và thực hiện phong tục này. Đây cũng chính là 1 trong những lý do khiến tình trạng "trọng nam khinh nữ" vẫn tồn tại trong xã hội Ấn Độ.   
 

Theo Trang Đỗ / MASK Online



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.