- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thuê... dạ con
Bỏ ra khoảng 60.000 USD, ước muốn được làm bố, làmmẹ của... 2 chàng trai người Mỹ Brad Fister và Michael Griebe đã thành hiện thực.
Bỏ ra khoảng 60.000 USD, ướcmuốn được làm bố, làm mẹ của... 2 chàng trai người Mỹ Brad Fister và MichaelGriebe đã thành hiện thực. Họ là một trong nhiều cặp đồng tính nam đang "tấncông" vào "thị trường" Ấn Độ để tìm thấy hạnh phúc gia đình một cách trọn vẹn.
>>
>>
Brad Fister, 29 tuổi và MichaelGriebe đều sống tại Kentucky, Mỹ. Họ thoạt nhìn là những người đàn ông bìnhthường, thành công trong sự nghiệp với một công ty kinh doanh máy tính.
Tuy nhiên, ngoài tình yêu, ngoàikhát khao được ở bên nhau để thỏa mãn nhu cầu sinh lý đồng tính, Fister cũngthèm khát được làm bố (hoặc mẹ), được trải nghiệm cảm giác nâng niu sinh linhnhỏ bé trong vòng tay mình. Anh đã quyết định tìm đến Hyderabad, miền nam Ấn Độ.Ở nơi đó, một phụ nữ đã đem lại bé Ashton cho anh. Và dĩ nhiên, không phải theocách thông thường.
Thuê dạ con giá rẻ
Trong một bài báo trên GlobalPost,tác giả Saritha Rai đã dùng đến thuật ngữ "outsourcing" để nói về xu hướng giớiđồng tính nam đang tìm thuê phụ nữ Ấn Độ để đẻ con. Họ lấy tinh trùng của chínhmình, xin trứng hiến tặng, tạo phôi trong phòng thí nghiệm và gửi vào dạ connhững bà mẹ đẻ thuê.
Trong kinh tế, "outsourcing" đượchiểu là sự phân công hóa lao động ở mức chuyên nghiệp, là mỗi người làm một việcđể chia sẻ lợi ích, là xu hướng tất yếu cho sự phát triển của xã hội. Và quảthật, chuyện tìm đến phụ nữ Ấn Độ để thuê dạ con ngày càng giống một mô hìnhkinh tế mà trong đó nó đem lại hạnh phúc, tiền bạc và cả những day dứt trong xãhội.
Ấn Độ vốn là điểm đến lý tưởngcho tính đa dạng của các công việc cần outsourcing như dịch vụ trả lời kháchhàng, gia công phần mềm, hỗ trợ công nghệ trực tuyến và dịch vụ công nghệ thôngtin. Và nhiều người đồng tính nam ở Mỹ hiện cũng đang "theo chân" những tập đoànkinh tế trong nước đến Ấn Độ.
|
Brad Fister bên đứa con 23 ngày tuổi Ashton |
Dịch vụ đẻ thuê, hay gọi một cách chuẩn xác vàít... nhân đạo hơn là "cho thuê dạ con" đã pháttriển nhanh ở đất nước này trong nhiều năm nay.Các phòng khám chuyên khoa thai sản cũng vì thếmà phất lên như diều gặp gió. Họ trả tiền chonhững phụ nữ nghèo để họ đẻ con, theo yêu cầucủa các cặp đôi vô sinh đến từ các quốc gia khác.
Hiện tại, dịch vụ này đang pháttriển theo một hướng khác. Các phòng khám ở Hyderabad, Mumbai, New Delhi khôngchỉ giúp người vô sinh có con mà còn mang lại niềm hạnh phúc làm cha mẹ chonhiều người đồng tính nam. Lý do rất đơn giản, theo bác sĩ sản khoa Samit Sekhar(trung tâm Kiran Infertility) ở Hyderabad, là chốn này thật thân thiện, luậtpháp không quá phức tạp, và đặc biệt là không khiến khách hàng phải đợi lâu
Chính vị bác sĩ này là người đãgiúp nhân vật Brad Fister ở trên được làm bố/mẹ. Ngoài ra, ông còn giúp 5 cặpđôi đồng tính khác có con mà không phải mang nặng đẻ đau, với chi phí thấp nhấtlà 20.000 USD. Với tầm giá này, rõ ràng Ấn Độ là điểm đến lý tưởng nhất, là sứchút cho người đồng giới muốn sinh con.
Bác sĩ Gautam Allahbadia (phòng khámRotunda, Mumbai) khẳng định: "Dẫu tại Mumbai có đắt đi chăng nữa thì giá cả vẫnrẻ hơn 10 lần so với chi phí tại Mỹ". Richard và Paul - một cặp gay đến từ NewJersey (Mỹ) cũng thừa nhận, họ chọn Ấn Độ trước hết vì giá rẻ đến bất ngờ.
Với tất cả những yếu tố trên,không bất ngờ khi số lượng em bé được sinh ra theo phương pháp này, cứ hai nămmột, lại tăng lên gấp đôi.
Trả bao nhiêu cho xứng "9tháng 10 ngày"?
Mỗi phụ nữ được thuê mang thai sẽnhận khoảng 5.000 - 10.000 USD. Với họ, những người đàn bà nghèo khó, số tiền ấyđủ để cho con ăn no, cho chúng học hành tươm tất, hay xây một mái nhà tạm chenắng mưa.
Bên cạnh xu hướng thuê đẻ đangdần trở nên bình thường trong xã hội Ấn Độ thì dư luận vẫn đặt ra nhiều câu hỏitrên tinh thần đạo đức và quan hệ con người với nhau. Không ít người trăn trởvới việc thân thể những phụ nữ Ấn Độ nghèo khổ bị lợi dụng bằng tiền bạc củanhững người phương Tây giàu có. Liệu rằng mấy nghìn hay vài chục nghìn USD cóđánh đổi được hơn 9 tháng mang nặng đẻ đau hay không, có làm biến mất những rủiro khi thai nghén, sinh nở và hậu sản hay không?
Ở Mỹ, chính phủ quản lý vấn đềthai sản và con nuôi trên toàn quốc. Tại Ấn Độ, mang thai thuê lại hợp pháp, dùhơi có chút lộn xộn.
Còn ở các phòng khám hay bệnh viện, những bác sĩchuyên làm dịch vụ đặc biệt này cũng có cách lýgiải riêng của mình về những trăn trở mang tínhđạo đức kia. Họ nói rằng, nếu đừng xoáy sâu vàotừng từ từng chữ của việc "thuê dạ con" thì dịch vụ này rõ ràng đang đem lại hạnh phúc chocả đôi bên.
Những người phụ nữ nghèo có tiềnđể thay đổi cuộc sống. Những người đàn ông bất hạnh có cơ hội làm cha. Nó cũngmang nhiều giá trị nhân đạo, chứ không đơn thuần là "outsourcing" theo kiểu kinhtế Ấn Độ. Và theo lời bác sĩ Sekhar ở Hyderabad, họ luôn thẳng thừng từ chốicác quý bà lắm tiền nhiều của đến "thuê dạ con" cốt chỉ để giữ cho thân hình gọngàng, cho bộ ngực khỏi chảy sệ.
Theo Việt Nguyễn
-
Thế giới30/11/2019Giá thuê một người giúp việc khoả thân lên tới 2,2 triệu đồng/giờ và giá rẻ nhất là 1,6 triệu đồng/giờ với người giúp việc mặc nội y
-
Thế giới30/11/2019Mặc dù hành động này của trung tâm bách hóa xuất phát từ ý nghĩa tốt nhưng có lẽ như đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của mọi người