Việc chuyển thể các tác phẩm văn học nổi tiếng thành những bộ phim giống như con dao hai lưỡi, không khó để thành công nhưng cũng rất dễ thất bại... Tuy nhiên, có nhiều biên kịch, đạo diễn sẵng sàng “bóp méo” nguyên tác khi đưa các tiểu thuyết văn học lên màn ảnh. Thành công thất bại tùy thuộc vào sự đánh giá của khán giả, tuy nhiên, hãy cùng điểm lại những tác phẩm được coi là sai lệch nhất so với nguyên tác hoặc lịch sử.
Mối hận Kim Bình (1994)
Mối hận Kim Bình (Hận tình Phan Kim Liên) được xây dựng khác xa với nguyên tác |
Mối hận Kim Bình (TVB -1994) là một trong những tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Bình Mai của nhà văn Tiếu Tiếu Sinh, với những diễn viên nổi tiếng như Ôn Bích Hà trong vai Phan Kim Liên, Quách Khả Doanh trong vai Bình Nhi và Dương Linh trong vai Xuân Mai.
Bộ phim được đánh giá tốt về nội dung và diễn xuất, đem đến cho khán giả một hình dung rõ ràng về nhân vật tàn ác và hoang dâm vô độ như Tây Môn Khánh, người phụ nữ lẳng lơ như Phan Kim Liên, anh hùng, hào kiệt như Tây Môn Khánh. Tuy nhiên, tác phẩm truyền hình này lại xây dựng một Lý Bình Nhi thẳng thắn, thông minh, đáng yêu, giữ đúng đạo.
Ôn Bích Hà trong vai Phan Kim Liên được đánh giá là giống với nguyên tác |
Trong khi đó, Bình Nhi do Quách Khả Doanh thể hiện lại được miêu tả khác xa so với trong tiểu thuyết |
Việc gả cho Tây Môn Khánh chỉ là cách để Bình Nhi trả thù cho gia đình. Trong khi đó, trong nguyên tác, Bình Nhi cũng là người phụ nữ dâm tà. Sau khi chồng chết, ngay lập tức vào nhà Tây Môn, còn đem theo rất nhiều gia sản của nhả nhà chồng cũ. Xuân Mai – nhân vật được mô tả là đa mưu, nhiều kế, lẳng lơ… lại được xây dựng thành một nha hoàn tốt bụng. thẳng thắn. Nhiều khán giả chỉ xem phim mà chưa biết nguyên tác, tới khi đọc truyện đã rất ngạc nhiên khi các nhân vật nữ họ yêu thích không hề thánh thiện như trong phim. Dù xây dựng khá khác biệt so với nguyên tác, nhưng Mối hận Kim Bình của TVB cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả.
Tây du ký (1997, 1998)
Tây du ký là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc, từng nhiều lần dược chuyển thể thành các tác phẩm truyền hình và điện ảnh. Tuy nhiên, ngoài tác phẩm năm 1986 của đạo diễn Dương Khiết là trung thành nhất với nguyên tác, các tác phẩm còn lại đều bị biến tấu ít nhiều.
Không nói đến những tác phẩm Tây du ký theo phong cách nhảm nhí của Châu Tinh Trì (thường được đạo diễn thêm 2 chữ ngoại truyện vào tên phim để tránh dư luận), thì có một số phiên bản đã chế tại một số tình tiết trong nguyên tác với mục đích tạo sự mới mẻ. Tuy nhiên, những người yêu thích tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân thường khó mà chấp nhận được sự thay đổi này, vì họ cho rằng mỗi một tình tiết trong tác phẩm đã được tác giả cân nhắc rất kỹ và đều hàm chứa ý nghĩa nhân văn cao, không phải cứ thích xuyên tạc là được.
Trong phiên bản Tây du ký của Chiết Giang năm 2009, Bạch Cốt Tinh do Hàn Tuyết thể hiện có mối tình khắc cốt ghi tâm với Tôn Ngộ Không |
Tây du ký phiên bản Chiết Giang (2009): Bản này đã tạo dựng một mối tình khắc cốt ghi tâm giữa Tôn Ngộ Không và Bạch cốt Tinh, và việc Bạch Cốt Tinh tìm trăm phương ngàn kế ăn thịt Đường Tăng chỉ để đạt được mục đích trả thù kẻ phụ tình năm xưa – Tề Thiên Đại Thánh.
Tây du ký của TVB được sự đón nhận của khán giả và cho ra đời 2 phần liên tiếp |
Tây du ký phiên bản TVB: Nếu say mê tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân, khán giả có thể sẽ có cảm giác tức giận khi xem phiên bản Tây du ký của TVB. Tuy nhiên, hãng phim này đã thành công khi thuyết phục được những khán giả thích sự phá cách, nên bộ phim kéo dài đến 2 phần với tổng số tập là 73.
Phim xây dựng tích cách các nhân vật khá giống với tiểu thuyết, nhưng nhấn mạnh yếu tố hài hước và đẩy cao kịch tính hơn, như việc Bạch Cốt Tinh trả thù Tôn Ngộ Không vì năm xưa Tôn Ngộ Không đã giết chết người tình Xà Tinh, một cô yêu nhền nhện thích Tôn Ngộ Không, các thầy trò Đường Tăng sinh ra những đứa trẻ ở Tây Lương Nữ Quốc và bất hòa vì việc ở lại để chăm con hay tiếp tục lên đường thỉnh kinh...
Phim còn đề cao tính nhân văn khi thầy trò Đường Tăng đã thu phục được nhiều yêu quái bằng tình thương, sự tài năng và đoàn kết của mình. Thế nên, dù biến Tây du ký thành một nồi lẩu thập cẩm bằng cách “nêm nếm nhiều gia vị”, nhưng đây là một nồi lấu thú vị và phần nào chiếm được cảm tình của khán giả.
Bộ phim có nhiều điểm nhấn mới so với nguyên tác |
Dương Quý Phi (2000)
Phim Dương Quý Phi |
Bộ phim Dương Quý Phi do TVB sản xuất vào năm 1998 là một tác phẩm được nhiều người yêu thích, với sự tham gia diễn xuất của Giang Hoa (Đường Minh Hoàng), Hướng Hải Lam (Dương Quý Phi) cùng một số diễn viên khác. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đây là một bộ phim cổ trang bình thường, tuy nhiên, đây lại là một tác phẩm về Duơng Quý Phi – người đẹp nổi tiếng của Trung Quốc.
Phim không hề đề cập đến việc Dương Ngọc Hoàn vốn là con dâu của Đường Minh Hoàng. |
Theo như lịch sử ghi chép lại, Dương Quý Phi là con dâu của Đường Minh Hoàng. Ông vua nổi tiếng đa tình này đã tìm cách chia rẽ con trai và con dâu, rồi sau đó ngang nhiên lập con dâu làm phi, và Dương Ngọc Hoàn trở thành ái phi được Đường Minh Hoàng sủng ái nhất trong nhiều năm sau đó.
Tuy nhiên, trong phim, đạo diễn chỉ miêu tả Dương Ngọc Hoàn là một cung nữ xinh đẹp, được đức vua để mắt, vượt qua rào cản về thân phận xã hội và thể chế phong kiến để đến với tình yêu của mình. Do đó, Dương Quý Phi được coi là tác phẩm sai đến khoảng 80% so với ghi chép trong lịch sử.
Tiểu Bảo và Khang Hy (2000)
Tiểu Bảo và Khang Hy là bộ phim chuyển thể từ Lộc đỉnh ký có nhiều khác biệt so với nguyên tác |
Dù đã tránh giữ nguyên tên tiểu thuyết gốc, đổi thành Tiểu Bảo và Khang Hy, nhưng bộ phim này vẫn không tránh khỏi sự “ném đá” của dư luận vì khác xa so với nguyên tác.
Lộc đỉnh ký là một tác phẩm kinh điển về văn học cũng như trên ảnh đàn, nên chỉ một thay đổi nhỏ nhưng có tác động tới hình ảnh nhân vật trong lòng khán giả cũng dễ dàng bị soi mói.
Vi Tiểu Bảo của Trương Vệ Kiện trong phim Tiểu Bảo và Khang Hy của đạo diễn Vương Tinh được miêu tả như một anh hùng nghĩa khí, thông minh xuất chúng, khác hẳn một hình ảnh Vi Tiểu Bảo gian manh, lọc lõi và nổi lên vì tài nịnh bợ.
Các fan của Trương Vệ Kiện dành nhiều lời khen cho bộ phim, nhưng những ai đã đọc qua tác phẩm của Kim Dung không khỏi ngán ngẩm trước sự biến tấu này. Hình ảnh Vi Tiểu Bảo trong phim này hoàn toàn đi ngược với tinh thần và ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm.
Tiếu ngạo giang hồ (2012)
Tiếu ngạo giang hồ bản 2012 có quá nhiều khác biệt so với nguyên tác |
Tiếu ngạo giang hồ là tiểu thuyết vĩ hiệp nổi tiếng của Kim Dung và từng được đưa lên truyền hình, điện ảnh không dưới 10 lần. Quá trình làm phim luôn được các biên kịch, đạo diễn đưa vào những tình tiết mới để tác phẩm của mình khác đi một chút là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc “thêm gia vị” quá tay như đạo diễn Vu Chính đã tạo nên một bộ phim thảm họa đối với các fan hâm mộ Kim Dung.
Nếu như trong nguyên tác, mối tình của Lệnh Hồ Xung và Thánh Cô ma giáo được miêu tả sinh động, khắc cốt ghi tâm, thì trong phim, lại bị biến thành câu chuyện hời hợt, để dành đất cho một nhân vật nữ chính khác – Đông Phương Bất Bại.
Đông Phương Bất Bại từ một nhân vật biến thái được chuyển thành một mỹ nhân sắc nước hương trời |
Trong tiểu thuyết gốc, Đông Phương Bất Bại là một nhân vật phụ, bệnh hoạn, bán nam bán nữ, tàn bạo độc ác, nhưng phim đã biến thành môt mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành, chiếm trọn trái tim Lệnh Hồ Xung và vượt qua đất diễn của nữ chính Nhậm Doanh Doanh. Tất cả những điều này giống như một sự xúc phạm đối với tác phẩm kinh điển Tiếu ngạo giang hồ. Dù vậy, với các chiêu PR rầm rộ kích thích sự tò mò và hiếu kỳ của khán giả,, bộ phim của đạo diễn Vu Chính vẫn thu hút được một số lượng lớn người theo dõi.