- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngao ngán vì loạt sạn trong 'Đất rừng phương Nam': Lạm dụng ngôn ngữ Gen Z, kỹ xảo 'giả trân' như phim hoạt hình
Những thay đổi theo hướng hành động giải trí của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng khiến 'Đất rừng phương Nam' có không ít tình tiết phi lý.
Lưu ý: Bài viết có tiết lộ nội dung phim
Đất rừng phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng có khá nhiều cải biên so với phiên bản truyền hình năm 1997 và tiểu thuyết gốc. Bộ phim cũng chuyến hướng sang thể loại hành động để có thể tiếp cận nhiều khán giả trẻ hơn. Song, đa phần các chi tiết này lại không mang đến hiệu quả bởi quá mâu thuẫn, phi lý.
Lời thoại đậm chất Gen Z
Dù đầu tư bối cảnh miền Nam Bộ hoành tráng nhưng đạo diễn Nguyễn Quang Dũng dường như quên mất các nhân vật trong phim cũng là người miền Tây. Những từ ngữ, cách phát âm đặc trưng của vùng đất này hoàn toàn bị ngó lơ. Không những thế, những cuộc hội thoại của Út Lục Lâm (Tuấn Trần) và An (Hạo Khang) lại đậm chất Gen Z.
Các nhân vật thường xuyên dùng những từ như “dính”, “thân ai nấy lo”, “chị đẹp”, "sang lên"… vô cùng hiện đại. Đạo diễn cho biết khi viết kịch bản, ê kíp cân nhắc về việc sử dụng những từ thuần địa phương, Hán Việt để hợp bối cảnh đầu thế kỷ 20. Ở các phân cảnh gây cười, ê kíp muốn các từ gần gũi khán giả trẻ vì sau cùng, phim cần đạt mục tiêu thương mại. Dù rằng một bộ phim thương mại cần sự tươi mới nhưng việc lạm dụng quá nhiều từ ngữ trẻ trung, trái ngược hẳn với bối cảnh sẽ gây phản cảm cho khán giả.
Kỹ xảo tệ hại
Một chi tiết tệ hại khác của Đất rừng phương Nam chính là phần kỹ xảo. Ngay từ đầu phim, người xem sẽ được chiêu đãi một màn “cò bay thẳng cánh” dọc theo con sông. Điều đáng nói ở đây là con cò hệt như phim hoạt hình được lồng ghép một cách cẩu thả vào khung hình. Đợi một chú cò thật bay khó đến thế sao?
Phần kỹ xảo giả trân này tiếp tục xuất hiện ở giữa phim khi những con đom đóm xếp thành hình mẹ An. Tại sao không cho An mơ thấy mẹ do Hồng Ánh thủ vai như bản truyền hình? Khi phim sắp kết thúc, khán giả một lần nữa thất vọng trước hình ảnh con cá sấu tệ hại bằng CGI. Phải chăng kinh phí đổ hết vào bối cảnh rồi chăng?
Thân phận cha An đã lộ dữ chưa?
Đầu phim, vì thân phận làm Cách mạng của Hai Thành (Huỳnh Đông) bị lộ khiến An cùng mẹ bỏ trốn lính Pháp và xuống miền Tây tìm cha. Nhưng không hiểu sao khi Võ Tòng (Mai Tài Phến) bị bắt, Hai Thành vẫn xuất hiện trong vỏ bọc thương nhân hồ tiêu rồi gây ra vụ cướp pháp trường. Vậy là thân phận của Hai Thành đã lộ dữ chưa?
Nếu đã bại lộ thì tại sao đến lúc anh cướp pháp trường thì mới bị Pháp dán lệnh truy nã? Còn nếu vẫn chưa bại lộ, tại sao An và mẹ phải trốn lính Pháp đến tận miền Tây tìm cha? Trong bản truyền hình, cha An (cố diễn viên Nguyễn Hậu) sau khi lộ thân phận thì hoạt động rất bí mật và chỉ dám âm thầm kết nối với bà con qua những buổi họp kín thay vì đóng vai anh hùng như Hai Thành.
Út Lục Lâm hay Ethan Hunt trong Mission: Impossible?
Út Lục Lâm trong phiên bản điện ảnh Đất rừng phương Nam được nâng thành nhân vật chính, thậm chí còn lấn át cả An. Anh này được cho khá nhiều đất diễn và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tình tiết phim. Từ một tay trộm vặt, Út Lục Lâm nay còn có tài cải trang, đọc tâm lý người khác khi đóng vai Bạch Công Tử đi ăn “chùa”.
Sau đó, nhân vật còn lẻn vào nhà của chỉ huy Pháp như chỗ không người và biết được thân phận thật của Tư Mắm (Băng Di). Thậm chí, Út Lục Lâm còn cải trang luôn thành phu nhân của chỉ huy Pháp để giải cứu ông Tiều (Tiến Luật). Nhân vật giả vờ đi vệ sinh ngay ngoài đường để đuổi lính canh đi một cách phi lý. Người xem không rõ liệu đây là Út Lục Lâm hay bậc thầy điệp viên Ethan Hunt trong Mission: Impossible nữa.
An trộm… được cả lựu đạn trong lúc say?
Cũng trong cảnh cướp pháp trường, An say cơm rượu và lẻn vào trong rồi trộm được cả lựu đạn. Từ đây mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn giúp ông Tiều cứu Võ Tòng. Đây là một chi tiết được thêm vào để chọc cười nhưng lại làm mất đi tính nghiêm túc của cả phân đoạn. Bởi lẽ trước đó, lính Pháp đã bàn với nhau sẽ rất cẩn trọng vì đây là cái bẫy để bắt Hai Thành. Song, họ lại dễ dàng để một đứa trẻ đang say xỉn lẻn vào vào một cách dễ dàng.
Người dân nổi dậy vì… nghe bác Ba Phi nói đạo lý?
Trong bản truyền hình, hình ảnh người dân Nam Bộ bị đàn áp đến mất nhà mất cửa, phải tự sát hay bị giết hại giữa thanh thiên bạch nhật vô cùng bi thương. Từ đây mà việc An thức tỉnh để đi theo Cách mạng hay dẫn đến sự kiện Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Cách Mạng Tháng Tám rất hợp lý. Nhưng ở bản điện ảnh thì không hề có những chi tiết này.
Thậm chí, một nhân vật còn trách vì Võ Tòng nổi loạn khiến đời sống người dân bị ảnh hưởng. Do đó mà đến cuối phim, khi lính Pháp ập vào đoàn hát thì người dân bỗng bất mãn một cách khó hiểu. Lúc này, bác Ba Phi bất ngờ lên nói những câu đạo lý về tình yêu nước nhưng lại vô cùng lạc quẻ so với bối cảnh. Rốt cuộc, Đất rừng phương Nam mang đến cảm giác rằng người dân chỉ bất mãn vì nghe bác Ba Phi giảng giải đạo lý.
Nhìn chung, Đất rừng phương Nam chỉ là một phiên bản chuyển thể hời hợt, nhắm vào giải trí là chính thay vì truyền tải tinh thần, giá trị của tiểu thuyết lẫn loạt phim kinh điển năm 1997.
Theo Phunumoi
-
Điện ảnh11 giờ trướcKhi khán giả vẫn đang bức xúc vì cái kết đau đớn dành cho Hồng, ê-kíp "Độc đạo" xoa dịu người hâm mộ bằng một ngoại truyện đặc biệt quy tụ tất cả các nhân vật trong phim.
-
Điện ảnh12 giờ trướcChỉ một bức ảnh đã khiến khán giả xôn xao suy đoán phim giờ vàng VTV "Độc Đạo" phần 2 đã khởi quay. Có đúng vậy không?
-
Điện ảnh12 giờ trướcDiễn viên Thanh Huế cho biết cô bị “ném đá” dữ dội, thậm chí nhiều khán giả đòi đánh sau khi tập cuối bộ phim “Độc đạo” lên sóng.
-
Điện ảnh1 ngày trướcDiễn viên Minh Tiệp hé lộ dự án phim mới của VFC có sự tham gia của NSND Công Lý khiến khán giả tò mò.
-
Điện ảnh1 ngày trướcDiễn viên "Hồng lâu mộng" qua đời vì bệnh nan y. Hiện, gia đình đang tổ chức tang lễ cho cô tại quê nhà.
-
Điện ảnh1 ngày trước"Độc đạo" không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn được đánh giá cao nhờ cách dàn dựng, quay phim, và sự đầu tư công phu vào từng chi tiết. Bộ phim đã tạo nên một làn gió mới, khác biệt hoàn toàn so với những bộ phim cùng thể loại trước đây.
-
Điện ảnh2 ngày trướcHình ảnh Hồ Ngọc Hà vào vai cô giáo trong phim 'Chiến dịch trái tim bên phải' từ 19 năm trước bất ngờ được lan truyền khiến fan trầm trồ.
-
Điện ảnh2 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập cuối, Hồng đánh nhau, quyết chiến sinh tử với Quân "già" khi tên này đang tìm cách chạy trốn.
-
Điện ảnh2 ngày trướcNhững năm qua, nữ diễn viên "Hồng lâu mộng" có cuộc sống rất im ắng. Khi nghe tin nữ diễn viên xinh đẹp mắc căn bệnh hiểm nghèo, nhiều khán không khỏi bàng hoàng.
-
Điện ảnh2 ngày trướcKhán giả sốt ruột vì tìm mỏi mắt không có preview "Độc đạo" tập cuối trong khi hầu hết các tình huống họ đoán trong 35 tập phát sóng đều sai bét.
-
Điện ảnh3 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập 35, ông trùm Quân "già" giam giữ Khương, ép Hồng phải giao chuyến hàng cuối cho mình.
-
Điện ảnh3 ngày trướcTrong “Độc đạo”, Thu Huyền vào vai vợ ông trùm luôn phải tìm cách giữ chồng nhưng ngoài đời, chị có cuộc sống hạnh phúc bên ông xã là mối tình đầu.
-
Điện ảnh4 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập 34, Hồng hốt hoảng khi Quân "già" bắt cóc em trai trong chính ngày sinh nhật Tuyết.
-
Điện ảnh6 ngày trướcTrong 5 thầy trò Đường Tăng thì Sa Tăng là nhân vật gây nhiều tò mò nhất khi xuất thân thực sự cho đến nay vẫn là một bí ẩn nhất.