- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhận định bất ngờ của danh hài miền Nam về Táo quân VTV
Tại sao chương trình Táo miền Nam lại không có tiếng vang như Táo miền Bắc? Hài miền Bắc có thực sự nhảm? Nghệ sĩ Anh Vũ đã rất thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình, không ngại khen chê.
Táo miền Bắc hay hơn Táo miền Nam
Năm nay anh có tham gia chương trình Táo quân nào ở phía Nam không, thưa anh?
Mỗi năm, các đài đều làm Táo quân. Anh Vũ là một trong những diễn viên hầu như năm nào cũng tham gia Táo quân, chủ yếu là các đài tỉnh như Vĩnh Long, Đồng Nai, HTV9...
Năm nay, Anh Vũ được mời vào vai Nam Tào của chương trình Táo quân truyền hình Vĩnh Long 1.
Chương trình Táo của đài Vĩnh Long 1 quy tụ nhiều diễn viên nổi tiếng như NSƯT Bảo Quốc, Hồng Vân, Minh Nhí, Anh Vũ, Quốc Thuận, Thanh Thủy... Hy vọng sẽ được khán giả miền Tây và thành phố đón nhận nồng nhiệt.
Nghệ sĩ Anh Vũ tại văn phòng phía Nam báo Trí Thức Trẻ - ảnh: Châu Nguyễn
Là người từng tham gia đóng Táo quân miền Bắc, anh đánh giá như thế nào về Táo quân hai miền?
Khi nói đến chương trình Táo quân, khán giả thường nghĩ tới Táo quân miền Bắc nhiều hơn miền Nam. Tôi cũng không rõ tại sao mà vài năm gần đây, chương trình Táo miền Nam không có tiếng vang nữa.
Trong khi đó, điểm mạnh của Táo quân miền Bắc lại quá nhiều. Táo miền Bắc dám nói về những vấn đề nóng của xã hội đang diễn ra.
Còn miền Nam có Táo quân đấy nhưng mổ xẻ vấn đề chung chung, đưa ra cách giải quyết chung chung thôi chứ không dám đưa ra vấn đề rạch ròi như Táo miền Bắc.
Đặc biệt, ê kip của Táo miền Bắc rất mạnh. Đài truyền hình Việt Nam gom được hết những diễn viên nòng cốt để thực hiện Táo quân. Hơn nữa, diễn viên rất chịu khó tập tuồng.
Tôi đã từng ra miền Bắc tập Táo quân với các anh chị, tôi thấy họ tập tới khuya, tới sáng. Họ hẹn nhau tập răm rắp, rất nghiêm túc. Tôi ngưỡng mộ họ lắm. Để ra vở Táo, họ tập biết bao nhiêu buổi như thế.
Táo miền Nam không dám nói, vì khi đưa kịch bản lên duyệt, năm nào cũng bị cắt hết những đoạn nhạy cảm. Trong khi đó, diễn viên miền Nam không có được sự chịu khó và tập tành nghiêm túc bằng diễn viên miền Bắc.
Miền Nam tâp 1,2 buổi, xong duyệt rồi quay nên khi diễn, ngẫu hứng gì nói đó. Nghệ sĩ nổi tiếng và tài năng ở miền Nam không thiếu nhưng mình lại không gom được hết lực lượng diễn viên mạnh để làm Táo.
Lý do là ai cũng bận chạy show nhiều quá. Người kẹt show này, người chạy show kia, không có thời gian tập, lấy gì thời gian quay hình.
Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác để làm nên hài Táo hay, trong đó có kịch bản nữa. Miền Nam tuy nhiều kịch bản nhưng nội dung đơn giản, nhẹ nhàng, thậm chí hời hợt.
Táo quân miền Bắc được đánh giá là một chương trình rất tốt, không chỉ khán giả trong nước mà cả ngoài nước cũng rất thích.
Có những năm, Táo quân miền Bắc được mời đi châu Âu để trình diễn lại cho khán giả Việt ở châu Âu xem luôn. Đó cũng là điều Anh Vũ thích ở Táo quân miền Bắc.
Nhưng năm rồi thì Táo quân miền Bắc đưa vấn đề không được hay lắm. Hy vọng năm nay rút kinh nghiệm của năm trước, Táo quân sẽ hay hơn.
Lý do khán giả miền Nam không chờ đợi Táo miền Bắc
Dù vậy thì khán giả miền Nam không chờ đợi chương trình này như khán giả miền Bắc, theo anh lý do nằm ở đâu?
Nhiều người có cách nghĩ là miền Nam thì chỉ thích hài Nam thôi. Miền Bắc lại chỉ thích hài Bắc thôi. Ngoài ra vấn đề còn nằm ở phương ngữ nữa.
Anh Vũ nghĩ là những khán giả có thể nghe tốt giọng miền Bắc và hiểu được cách diễn của người miền Bắc và muốn biết xem cách nhìn, cách nghĩ của người dân thế nào về những vấn đề nổi cộm xã hội... thì họ sẽ thích Táo quân miền Bắc.
Phương ngữ miền Nam, người Nam nghe quen rồi, hiểu nên cười. Còn cách diễn của nghệ sĩ miền Bắc thì họ nhấn nhá từ ngữ riêng, nhiều người miền Nam nghe không hiểu nghệ sĩ nói cái gì, từ đó là từ gì thì làm sao họ thích được.
Anh Vũ ví dụ, người miền Bắc nói "yết kiêu" nghĩa là kiêu căng nhưng người miền Nam thì không hiểu. Bởi vì người miền Nam nói mấy người đó là "chảnh chọe".
Thực ra, người miền Nam cũng rất thích một số phim của miền Bắc, nhất là những phim làm về đề tài nông thôn. Vì hình ảnh, từ ngữ đều giản dị hơn. Người miền Nam coi thấy quê quê, chân chất là thích.
Còn với các phim hiện đại hay hài, người miền Bắc hay sử dụng những từ ngữ sang trọng, khách sáo chút, mà người miền Nam thì không thích vậy.
Có khán giả ở TP.HCM cho rằng, khung giờ chiếu Táo quân miền Bắc không hợp với khung giờ giải trí ở miền Nam. Anh nghĩ sao?
Cái này đúng. Vì Táo quân miền Bắc thường phát lúc 8, 9 giờ tối đêm giao thừa. Giờ đó, người Sài Gòn còn đang đi chơi.
Chương trình Táo quân miền Nam thường phát vào trước lúc giao thừa khoảng 11 giờ, thường hết tiểu phẩm là tới giao thừa luôn.
Mỗi miền có đặc thù riêng về giờ giấc để phù hợp với khán giả. Cung giờ đó có thể phù hợp với khán giả miền Bắc nhưng với khán giả miền Nam thì chưa được hay lắm.
Anh dự đoán những vấn đề gì nóng bỏng của năm nay sẽ được Táo miền Bắc khai thác?
Anh Vũ không diễn Táo miền Bắc năm nay nên không đoán được. Nhưng chắc chắn rằng, những vấn đề Táo miền Bắc đưa ra là những vấn đề xã hội quan tâm, nóng bỏng, thời sự, khán giả thích.
Riêng Táo miền Nam thì có đề cập tới một số vấn đề nổi cộm như thực phẩm bẩn như cơm bao no, thịt thối, thức ăn bỏ hóa chất... nhưng cũng chỉ chung chung vậy thôi chứ không dám đưa sâu sát như miền Bắc.
Còn vụ án con ruồi 500 triệu của Tân Hiệp Phát rất có thể Táo miền Bắc sẽ làm, còn Táo miền Nam thì đến giờ chưa thấy nhắc tới.
Cũng có thể showbiz Việt sẽ có một vài "vụ" được Táo miền Bắc chú ý nhưng tôi cũng không biết được. Theo Anh Vũ, ta nên chờ đợi sự bất ngờ hơn là dự đoán.
Hài Bắc nhảm vì diễn... đời không tới!
Là một nghệ sĩ, anh có nhận xét gì về hài của miền Bắc?
Hài của người miền Bắc có cái độc đáo riêng. Vấn đề là phương ngữ mỗi vùng miền mỗi khác. Khán giả không hiểu thì khó mà họ thích được.
Bản thân Anh Vũ mỗi lần ra Bắc đều phải nói chậm lại một nhịp để mọi người nghe được Anh Vũ nói gì. Họ nghe được thì họ mới hiểu. Hiểu thì họ mới cười.
Mỗi diễn viên của từng vùng miền cũng có cái hay riêng. Miền Bắc có Tự Long, Vân Dung, Xuân Bắc, Công Lý... và miền Nam cũng có rất nhiều nghệ sĩ hay như chị Hồng Vân, anh Hoài Linh...
Nhưng cũng có nhiều cho rằng hài miền Bắc nhảm?
Anh Vũ không thấy nhảm đâu. Nhưng cũng tùy người. Mỗi người mỗi ý mà. Người miền Bắc thì khách sáo, người miền Nam thì chân chất hơn, gần gũi hơn.
Theo Anh Vũ thì, hài của miền Bắc phải thâm thúy mới đúng chất miền Bắc và mới hay. Nhưng hiện nay có một số nghệ sĩ hài miền Bắc chạy theo kiểu diễn đời đời như miền Nam thì lại làm mất đi chất thâm thúy ấy.
Họ muốn diễn đời hơn nhưng lại không đạt, không tới. Người miền Nam đó giờ họ diễn vậy rồi, quen vậy rồi. Còn cái đặc trưng của hài miền Bắc phải là thâm thúy, sâu sắc.
Cũng phải thừa nhận là mỗi người có một cái hay riêng nên khán giả mới thích. Khán giả có thích thì họ mới có tên tuổi và sống lâu với nghề được.
Xin cám ơn anh về cuộc trò chuyện!
-
Điện ảnh10 giờ trướcKhi khán giả vẫn đang bức xúc vì cái kết đau đớn dành cho Hồng, ê-kíp "Độc đạo" xoa dịu người hâm mộ bằng một ngoại truyện đặc biệt quy tụ tất cả các nhân vật trong phim.
-
Điện ảnh11 giờ trướcChỉ một bức ảnh đã khiến khán giả xôn xao suy đoán phim giờ vàng VTV "Độc Đạo" phần 2 đã khởi quay. Có đúng vậy không?
-
Điện ảnh11 giờ trướcDiễn viên Thanh Huế cho biết cô bị “ném đá” dữ dội, thậm chí nhiều khán giả đòi đánh sau khi tập cuối bộ phim “Độc đạo” lên sóng.
-
Điện ảnh1 ngày trướcDiễn viên Minh Tiệp hé lộ dự án phim mới của VFC có sự tham gia của NSND Công Lý khiến khán giả tò mò.
-
Điện ảnh1 ngày trướcDiễn viên "Hồng lâu mộng" qua đời vì bệnh nan y. Hiện, gia đình đang tổ chức tang lễ cho cô tại quê nhà.
-
Điện ảnh1 ngày trước"Độc đạo" không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn được đánh giá cao nhờ cách dàn dựng, quay phim, và sự đầu tư công phu vào từng chi tiết. Bộ phim đã tạo nên một làn gió mới, khác biệt hoàn toàn so với những bộ phim cùng thể loại trước đây.
-
Điện ảnh1 ngày trướcHình ảnh Hồ Ngọc Hà vào vai cô giáo trong phim 'Chiến dịch trái tim bên phải' từ 19 năm trước bất ngờ được lan truyền khiến fan trầm trồ.
-
Điện ảnh2 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập cuối, Hồng đánh nhau, quyết chiến sinh tử với Quân "già" khi tên này đang tìm cách chạy trốn.
-
Điện ảnh2 ngày trướcNhững năm qua, nữ diễn viên "Hồng lâu mộng" có cuộc sống rất im ắng. Khi nghe tin nữ diễn viên xinh đẹp mắc căn bệnh hiểm nghèo, nhiều khán không khỏi bàng hoàng.
-
Điện ảnh2 ngày trướcKhán giả sốt ruột vì tìm mỏi mắt không có preview "Độc đạo" tập cuối trong khi hầu hết các tình huống họ đoán trong 35 tập phát sóng đều sai bét.
-
Điện ảnh3 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập 35, ông trùm Quân "già" giam giữ Khương, ép Hồng phải giao chuyến hàng cuối cho mình.
-
Điện ảnh3 ngày trướcTrong “Độc đạo”, Thu Huyền vào vai vợ ông trùm luôn phải tìm cách giữ chồng nhưng ngoài đời, chị có cuộc sống hạnh phúc bên ông xã là mối tình đầu.
-
Điện ảnh4 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập 34, Hồng hốt hoảng khi Quân "già" bắt cóc em trai trong chính ngày sinh nhật Tuyết.
-
Điện ảnh6 ngày trướcTrong 5 thầy trò Đường Tăng thì Sa Tăng là nhân vật gây nhiều tò mò nhất khi xuất thân thực sự cho đến nay vẫn là một bí ẩn nhất.