"Trận đánh" 3,5 tỷ USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được nhận xét như thế nào?

Dự án sản xuất ô tô Vinfast tại khu kinh tế Cát Hải, Hải Phòng được coi là một "trận đánh" lớn đầy mạo hiểm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Dự án sản xuất ô tô Vinfast tại khu kinh tế Cát Hải, Hải Phòng được coi là một "trận đánh" lớn đầy mạo hiểm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Sáng ngày 2/9, Tập đoàn Vingroup do tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị đã tổ chức lễ khởi công tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast tại khu kinh tế Cát Hải, Hải Phòng. Dự án này có tổng vốn đầu tư theo kế hoạch là 3,5 tỷ USD.

"Trận đánh" 3,5 tỷ USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được nhận xét như thế nào?
 

Theo Vingroup, Vinfast là từ viết tắt của cụm từ Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong với ý nghĩa tôn vinh xe thương hiệu Việt.

Mục tiêu của Vinfast là trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á với công suất thiết kế lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025, sản phẩm chủ lực là ô tô động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện và xe máy điện thân thiện với môi trường.

Nhằm hỗ trợ chiến lược mới này, Vinfast đã ký kết Biên bản ghi nhớ với Credit Suisse AG, theo đó tập đoàn tài chính này sẽ thu xếp cho Vinfast khoản vay lên tới 800 triệu USD.

Trận đánh 3,5 tỷ USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được nhận xét như thế nào? - Ảnh 1.
 

Phát biểu tạ buổi lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ô tô không chỉ là phương tiện mà còn là thương hiệu quốc gia.

"Dự án này có ý nghĩa rất lớn, giải quyết ngay 25.000 lao động, kéo theo hàng trăm nhà máy, xí nghiệp phụ trợ phục vụ ô tô và trong tương lai sẽ đóng góp ngân sách bằng mức thu nội địa của Thành phố Hải Phòng hiện nay", Thủ tướng nhấn mạnh.

Trận đánh 3,5 tỷ USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được nhận xét như thế nào? - Ảnh 2.
 

Cũng trong buổi lễ khởi công này, Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch Vingroup chia sẻ: "Tập đoàn Vingroup sẽ hợp tác với các nhà sản xuất Việt Nam để phát triển công nghiệp trụ trợ, cùng sản xuất và phát triển linh kiện, từng bước đạt được tỷ lệ nội địa hoá 60%, làm chủ công nghệ và hướng tới xuất khẩu".

Đồng thời, lãnh đạo của Vingroup cũng bày tỏ khát vọng xe thương hiệu Việt của tập đoàn sẽ không chỉ dừng lại ở tiêu dùng nội địa mà còn có thể vươn tầm thế giới: "Chúng tôi quyết tâm dùng mọi nguồn lực để xây dựng bằng được một thương hiệu ôtô Việt Nam có đẳng cấp và được công nhận trên thị trường quốc tế.

Đồng thời, mở ra cơ hội sở hữu ôtô, xe máy chất lượng cao, thân thiện với môi trường, và đặc biệt là phù hợp với thị trường, thị hiếu và thu nhập của người dân trong và ngoài nước.

Người dân Việt Nam có lòng yêu nước, tự lập, tự cường và luôn phấn đấu vươn lên sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Vì vậy, chúng tôi hy vọng khi Vinfast - một thương hiệu 100% Việt Nam - có chất lượng, đẳng cấp, chi phí phù hợp, thì sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ".

Trận đánh 3,5 tỷ USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được nhận xét như thế nào? - Ảnh 3.
 

Khát vọng này của Vingroup một lần nữa được khẳng định lại bởi bà Lê Thị Thu Thủy, phó Chủ tịch của Vingroup: "Vingroup muốn tạo ra chiếc ô tô có giá cả phải chăng và chất lượng tốt phục vụ người Việt Nam".

Tuy nhiên, chia sẻ trên Bloomberg, bà Thủy cũng tự nhận định: "Dự án này rất phức tạp, tôi không cho rằng nó sẽ dễ dàng".

Trận đánh 3,5 tỷ USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được nhận xét như thế nào? - Ảnh 4.
 

Với chuyên gia phân tích ngành ô tô của Bloomberg Intelligence là Steve Man, việc phát triển dự án sản xuất xe ô tô của Vingroup là một điều rất khó, Vingroup sẽ phải đối mặt với những thách thức tương tự như thách thức mà các nhà sản xuất Trung Quốc phải đối mặt.

Ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các công ty nội địa đang gặp khá nhiều khó khăn trong việc thu hút người mua. Các thương hiệu này đang gặp phải vấn đề cạnh tranh khá gay gắt.

Trận đánh 3,5 tỷ USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được nhận xét như thế nào? - Ảnh 5.
 

Là một người nuôi tham vọng sẽ sản xuất được ô tô "made in Viet Nam" nhưng lại bị chính giấc mơ này nhấn chìm trong nợ nần, Chủ tịch Vinaxuki bày tỏ niềm tin tưởng lớn dành cho "ông lớn" Vingroup.

Theo ông Huyên, cái khó khăn nhất của người Việt Nam khi đầu tư vào ngành ô tô là tài chính thì đã được giải quyết dễ dàng vì Vingroup có nền tài chính vững mạnh và lại vay được ngân hàng Thuỵ Sĩ 800 triệu USD với thời hạn không dưới 20 năm.

Bên cạnh đó, địa điểm nhà máy ở Cát Hải được ông Huyên nhận định là thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu vì đã có đường mới cầu mới, thêm nữa lại được Hải Phòng ưu đãi cho đất dự án. "Tôi tin họ sẽ thắng lợi thôi và nên ủng hộ Việt Nam làm những việc như thế" ông Huyên khẳng định.

Trận đánh 3,5 tỷ USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được nhận xét như thế nào? - Ảnh 6.
 

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng thể hiện thái độ lạc quan, tiên tưởng vào định hướng phát triển mới của Vingroup. "Tôi thấy rất phấn khởi, rất tự hào! Hy vọng và tin tưởng trong thời gian sớm nhất sẽ có xe ô tô thương hiệu Việt", ông Thanh nói.

Bàn về tính mạo hiểm của Vingroup với dự án 3,5 tỷ USD, ông Thanh khẳng định: "Mạo hiểm khi ông ta (Phạm Nhật Vượng – pv) không có tiền. Chúng ta không có tiềm lực mà kỳ vọng quá vào cái gì mà ta muốn mới là mạo hiểm. Chứ ông Vượng có tiền. Hiện nay, Phạm Nhật Vượng giàu nhất Việt Nam – ông ấy mà không dám làm ô tô thì chẳng ai dám làm cả".

Theo Pha Lê - Mạnh Quân (Nhịp Sống Kinh Tế

Phạm Nhật Vượng

Tâp đoàn Vingroup

sản xuất ô tô


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.