- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đại gia tranh mua khách sạn Kim Liên, ai giàu nhất?
Nhiều đại gia trăm, nghìn tỷ đã nhanh chóng "xắn tay" bước vào cuộc đua đấu giá cổ phần khách sạn Kim Liên, bất chấp số tiền phải chi có thể lên đến vài trăm tỷ đồng.
Nhiều đại gia trăm, nghìn tỷ đã nhanh chóng "xắn tay" bước vào cuộc đua đấu giá cổ phần khách sạn Kim Liên, bất chấp số tiền phải chi có thể lên đến vài trăm tỷ đồng.
Một tuần trước khi phiên đấu giá cổ phần Công ty cổ phần du lịch Kim Liên, danh sách các đơn vị tham gia đã được chốt.
Với giá khởi điểm 30.600 đồng một cổ phần, giá trị 3,6 triệu cổ phần khoảng 112 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo dự đoán của nhiều người, mức giá thành công có khả năng còn nhiều hơn mức này. Những cái tên xuất hiện trong danh sách các đơn vị tham gia thâu tóm khách sạn Kim Liên khi được công bố cũng khiến cho thị trường bất ngờ. Trong số này, có nhiều ông lớn với vốn điều lệ lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Ai giàu nhất?Nổi lên ở vị trí hàng đầu là Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourist), một đơn vị có thâm niên trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, lữ hành. Ngoài ra, đơn vị này đang sở hữu và vận hành rất nhiều khách sạn lớn nhỏ tại thủ đô như Sofitel Legend Metropole, InterContinental, Pullman Hanoi, Hilton Hanoi Opera và Hotel De L’Opera…
Vốn điều lệ của doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước này lên đến 2.850 tỷ đồng. Đây cũng được cho là đại gia “đầm” tiền nhất trong danh sách những ông lớn ngấp nghé khách sạn Kim Liên.
Nhiều doanh nghiệp đại gia đang chờ mua để được sở hữu phần đất vàng giữa trung tâm Hà Nội. Ảnh minh họa: BestPrice. |
Vị trí thứ hai trong cuộc chạy đua thâu tóm Khách sạn Kim Liên là Tổng công ty Cơ điện lạnh Hà Nội (REE) của doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh. Trong những năm qua, REE được biết là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả với vốn điều lệ 2.691 tỷ đồng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là cơ điện lạnh thì đơn vị này còn tham gia đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực như thủy điện, nhiệt điện, bất động sản, đầu tư chứng khoán,…
Vào ngày cuối cùng chốt danh sách đấu giá, cái tên gây bất ngờ là Tập đoàn Thaigroup của ông Nguyễn Đức Thụy. Doanh nghiệp này tiền thân là Tập đoàn Xuân Thành, thành lập năm 2007 với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng. Công ty của bầu Thụy kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, nghỉ dưỡng, xây dựng, sản xuất xi măng…
Thaigroup tiền thân là Tập đoàn Xuân Thành của doanh nhân Nguyễn Đức Thụy - thường gọi là Bầu Thụy. Công ty được thành lập năm 2007, có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng.
Hai tập đoàn có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng khác cũng tham gia đấu giá khách sạn Kim Liên là Tập đoàn Xây dựng Miền Trung và Tập đoàn Phúc Lộc. Hiện tại, Tập đoàn Xây dựng Miền Trung đã và đang thi công nhiều công trình xây dựng, đường giao thông, quốc lộ ở tỉnh Thanh Hóa. Tập đoàn Phúc Lộc là chủ đầu tư Vân Long Resort, dự án khu biệt thự sinh thái và nhà ở liền kề tại Hưng Yên.
Vị trí tiếp theo thuộc về hai công ty có vốn điều lệ xấp xỉ 1.100 tỷ đồng là Tập đoàn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi và Tập đoàn Trường Thịnh. Trong khi Cường Thịnh Thi là một doanh nghiệp khá kín tiếng thì Trường Thịnh được biết đến rộng rãi tại miền Trung do là đơn vị đầu tư khai thác Động Thiên Đường, khu nghỉ dưỡng Sun Spa Resort đầu tiên Quảng Bình và nhiều dự án xây dựng đường quốc lộ tại khu vực miền Trung.
Với tham vọng sở hữu khu đất vàng nên nhiều doanh nghiệp bất động sản có tiếng cũng tham gia cuộc đua như Văn Phú Invest (chủ dự án KĐT Văn Phú, Home City Trung Kính), Công ty Đầu tư phát triển Hoàng Thành (liên doanh dự án Park City Hà Nội, Hoàng Thành Tower), CTCP Đầu tư Hải Phát... Đây đều là những cá tên tham gia từ những ngày đầu khi có thông tin SCIC thoái vốn khỏi Công ty cổ phần du lịch Kim Liên.
Điểm chung thú vịCác đại gia nghìn tỷ muốn tham gia vào “trận đánh” quanh khách sạn Kim Liên có điểm chung tương đối thú vị là đều tham gia lĩnh vực bất động sản.
Thậm chí, trong số này, một đơn vị với ngành kinh doanh không liên quan gì đến nhà đất song muốn có cơ hội sở hữu khu đất vàng khách sạn Kim Liên đã bổ sung ngành nghề. Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện (PTI) là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với vốn điều lệ là 804 tỷ đồng. Ngày 2/12 vừa qua, Hội đồng quản trị doanh nghiệp này đã phải nhóm họp để bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh bất động sản và tham gia cuộc chạy đua thâu tóm khu đất vàng trên.
Thực tế, buổi đấu giá cổ phần Công ty cổ phần du lịch Kim Liên (KLC) được quan tâm đặc biệt bởi đơn vị này đang quản lý trực tiếp khách sạn Kim Liên. Khách sạn này tọa lạc trên khu đất 3,5 ha với thời hạn thuê 50 năm kể từ năm 1993, tiền thuê đất được trả hàng năm. Đây được cho là khu đất vàng hiếm hoi với diện tích rộng ở khu vực trung tâm Hà Nội.
Công ty Du lịch Kim Liên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ ăn uống, kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Năm 2014, doanh thu đơn vị này đạt 127 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 13,5 tỷ đồng.
Ngoài SCIC, hiện công ty còn có các cổ đông lớn như GPBank sở hữu 21,6%, Công ty Tài chính bưu điện PTFinace 6,7%, GP Invest chiếm 6,6%.
Theo Zing
-
Doanh nghiệp19/06/2020Đại gia Trần Văn Dĩnh nổi danh với các dự án sân golf đình đám như sân golf Kim Bảng, sân golf Hồ Núi Cốc và sân golf Việt Yên. Tuy nhiên, ít người biết "ông trùm sân golf" còn sở hữu tòa lâu đài độc nhất vô nhị ở làng tỷ phú Nam Định.
-
Doanh nghiệp10/06/2020Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động...
-
Doanh nghiệp04/06/2020Mức đóng BHXH vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp ... là những điểm mới sắp có hiệu lực.
-
Doanh nghiệp29/05/2020Bầu Đức, bà Nguyễn Thị Như Loan và ông Lê Phước Vũ đều có điểm chung là những đại gia trên thương trường nhưng lại chưa một ngày ngồi ghế giảng đường đại học.
-
Doanh nghiệp28/05/2020Chủ nhân của toà lâu đài này là doanh nhân Ngô Văn Phát (SN 1964) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thương mại Xăng Dầu Phát - Petraco
-
Doanh nghiệp21/05/2020Ở mức giảm trừ mới, các mốc thu nhập chưa phải nộp thuế sẽ được nâng lên là 11 triệu (0 người phụ thuộc); 15,4 triệu (một người phụ thuộc); và 19,8 triệu (2 người phụ thuộc).
-
Doanh nghiệp20/05/2020Ông Huy Nhật kêu gọi 4 công ty "rót" 25 triệu USD vào một dự án nghỉ dưỡng rộng 162ha tại Huế. Sau đó, nhà đầu tư phát hiện đây chỉ là dự án “ma” và Huy Nhật đã biến mất.
-
Doanh nghiệp19/05/2020Trên thương trường, họ là những cái tên nổi tiếng với tài kinh doanh giỏi, sở hữu khối tài sản khủng nhưng lại rất kín tiếng.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Dường như ai cũng bất ngờ và không thể tin nổi bầu Kiên - người đàn ông quyền lực thuộc hàng nổi danh trong giới tài chính ngân hàng và bóng đá Việt Nam lại có ngày vướng vòng lao lý.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Không chỉ tài giỏi, những người phụ nữ này còn là hậu phương vững chắc giúp chồng quán xuyến sản nghiệp lẫn công việc của gia đình.
-
Doanh nghiệp14/05/2020Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2020 sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng theo tinh thần của Nghị quyết 86 của Quốc hội.
-
Doanh nghiệp12/05/2020Ông Dũng "lò vôi" cho biết sẽ chính thức dừng việc kinh doanh kiếm tiền, chỉ tập trung vào công việc thiện nguyện.
-
Doanh nghiệp09/05/2020Từ 1-7-2020 sẽ thêm 6 trường hợp viên chức bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
-
Doanh nghiệp07/05/2020Cổ phiếu QCG nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla) tiếp tục có những biến động khó lường, tăng dựng đứng, giảm sâu rồi lại tăng vọt.