Hà Nội: Lượng điện và tiền điện nhiều hộ tăng 3 lần

Thời gian qua, liên tục nhiều người dân phản ánh bức xúc trước việc hóa đơn tiền điện tháng 5 và 6 của gia đình mình đã tăng cao đột biến.

Thông báo của Tổng công ty điện lực Hà Nội ngày 19.6 cho biết, hóa đơn tiền điện tháng 6.2015 hội tụ các yếu tố đột biến dẫn đến khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt có sản lượng và số tiền thanh toán sẽ tăng so với tháng trước liền kề, nhiều trường hợp sản lượng tăng từ 1,5 đến 3 lần...

Thời gian qua, liên tục nhiều người dân phản ánh bức xúc trước việc hóa đơn tiền điện tháng 5 và 6 của gia đình mình đã tăng cao đột biến. Có gia đình tiền điện phải trả tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với tháng trước.

Chị Nguyễn Thị Hương nhà ở Vũ Thạnh (Hà Nội) cho biết, chị có hai nhà. Kỳ tính hóa đơn điện tháng 5 gia đình chị cho hai con về nhà mới ở phần lớn thời gian, song công ty điện lực Đống Đa thông báo, lượng điện gia đình chị sử dụng ở nhà cũ (Vũ Thạnh, ít ở) vẫn lên tới 313 kWh, tăng so với 250 kWh sử dụng tháng ở nhiều trước đó. “Số tiền điện tôi phải trả tháng 5 cũng tăng lên 645.000 đồng so với 485.000 đồng của tháng 4. Tôi không ở nhà nhiều lẽ ra lượng điện và tiền điện phải giảm nhưng lại tăng lên. Hầu hết các gia đình quanh nhà tôi cũng đều phải trả tiền điện cao hơn tháng trước” - chị Hương nói.

Trong văn  bản trả lời về vấn đề này chiều 19.6, EVN HA NOI đã thừa nhận: Hiện tượng hóa đơn điện sinh hoạt tăng cao khá phổ biến trong tháng 5 vừa qua. Nguyên nhân được đưa ra là nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng cao kỷ lục trên địa bàn thành phố.

 Hà Nội: Lượng điện và tiền điện nhiều hộ tăng 3 lần - 1

EVN cho rằng, nắng nóng kéo dài liên tục nên nhu cầu làm mát của các gia đình tăng cao. Từ đầu tháng 5.2015 đến nay, nhiệt độ tại thành phố Hà Nội tăng cao từ 33oC đến 40oC, đặc biệt nhiệt độ từ 36oC đến 40oC tập trung chủ yếu vào 10 ngày cuối tháng 5 và kéo sang đầu tháng 6, chênh lệch nhiệt độ ngoài trời so với trong nhà cao. Do đó nhu cầu sử dụng điện để làm mát của khách hàng tăng vọt trong khi hiệu suất làm lạnh giảm, thời gian dùng điều hoà nhiệt độ tại gia đình tăng cao so với thời điểm thời tiết bình thường, trung bình khách hàng sử dụng trên 10 giờ/ngày. Nhiệt độ ngoài trời càng nóng thì tổn thất nhiệt từ ngoài môi trường vào trong phòng càng tăng, máy phải làm việc đầy tải và hết công suất nên tiêu tốn điện năng sẽ rất cao.

Bên cạnh đó, tỷ lệ bê tông hoá nhà ở thủ đô cao dẫn đến độ hấp thụ nhiệt cao, làm không khí nóng đến tận đêm vẫn duy trì ở mức 30 độ C, thêm vào đó khoảng thời gian cuối tháng 5 và tháng 6 các cháu học sinh nghỉ hè, nhiều gia đình đã sử dụng điều hoà cả ban ngày và ban đêm. Do đó nhu cầu sử dụng điện để làm mát của khách hàng tăng vọt cả ban ngày lẫn ban đêm.

Mặt khác, giá điện sinh hoạt được xây dựng theo mức bậc thang, nếu khách hàng tiêu thụ điện năng càng nhiều thì mức giá điện càng tăng, dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng (từ kWh 401 trở lên khách hàng sẽ phải trả mức giá điện sinh hoạt bậc thang cao nhất là 2.587 đồng/kWh).

Theo Dân Việt




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.