Kinh doanh gas sau ngày 30/9: “Cá lớn” sẽ nuốt “cá bé”?

Tuy nhiên, theo nhiều DN kinh doanh LPG, những quy định của NĐ 107 là quá chặt, sẽ gây ra những hậu quả không đáng có đối với hoạt động kinh doanh LPG và đời sống nhân dân.

Ngày 26/11/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 107/NĐ-CP "Về kinh doanhkhí dầu mỏ hoá lỏng" (NĐ107). Kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng là lĩnh vựckinh doanh có điều kiện. Việc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật đểquản lý chặt chẽ lĩnh vực kinh doanh này là cần thiết.

Tuy nhiên, theo nhiều DN kinh doanh LPG, những quy định của NĐ 107 là quá chặt,sẽ gây ra những hậu quả không đáng có đối với hoạt động kinh doanh LPG và đờisống nhân dân.

Đồng loạt... "hạ cấp" ?

Nội dung quan trọng nhất của NĐ107 là quy định về điều kiện kinh doanh đối vớithương nhân kinh doanh LPG đầu mối; thương nhân phân phối LPG cấp I, các tổngđại lý, đại lý...

Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối bao gồm: thương nhân XNK,  sản xuất, chế biếnvà phân phối LPG cấp I. Trong đó, quan trọng hơn cả là các thương nhân đang trựctiếp nhập khẩu LPG.

NĐ 107 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2010. Tuy nhiên, để các cơ sở kinhdoanh LPG đang hoạt động có thời gian nâng cấp, đáp ứng yêu cầu mới, NĐ cho phép"Các cơ sở kinh doanh LPG của thương nhân đang hoạt động không đáp ứng đủ cácđiều kiện quy định tại NĐ này được phép tiếp tục hoạt động đến hết ngày30/9/2010; sau thời điểm này phải tuân thủ các điều kiện quy định tại NĐ này".

Ngày hết hạn hoạt động nếu không thể nâng cấp đã cận kề. Song, phần lớn các cơsở kinh doanh LPG đang hoạt động đều cho biết, khó có thể nâng cấp để đáp ứngđược quy định mới. Chẳng hạn, khó khăn lớn nhất, gần như không thể vượt qua đốivới thương nhân kinh doanh XNK LPG là "Có cầu cảng thuộc hệ thống cảng biển VN...để tiếp nhận tầu chở LPG; có kho tiếp nhận LPG nhập khẩu với tổng dung tích cácbồn chứa tối thiểu 3.000 m³ để tiếp nhận LPG NK từ tầu hoặc phương tiện vậnchuyển khác...".

Điều kiện khó vượt qua của Thương nhân phân phối LPG cấp I là "Cókho LPG với tổng sức chứa các bồn tối thiểu 800 m3  để tiếp nhận LPG từ tầu hoặcphương tiện vận chuyển khác; nhãn hàng hóa và thương hiệu đã đăng ký theo quyđịnh của pháp luật tại cơ quan chức năng có thẩm quyền...".

Kinh doanh gas sau ngày 30/9: “Cá lớn” sẽ nuốt “cá bé”?
Kinh doanh gas sau 30/9/2010 được siết chặt nhưng sẽ tạo ra tính độc quyền?

Để đáp ứng được những điều kiện nêu trên, khó khăn lớn nhất là phải có số vốnđầu tư khá lớn. Bên cạnh đó, DN phải vượt qua được hàng ngàn thủ tục hành chínhrất nhiêu khê, phiền hà trong việc xin thuê đất, xin phép xây dựng và những lĩnhvực liên quan khác.

Hơn nữa, việc nâng quy mô kinh doanh của một DN còn phụthuộc vào một nhân tố đặc biệt quan trọng là thị trường tiêu thụ. Chẳng hạn,trên thị trường một tỉnh miền núi, một cơ sở kinh doanh được gọi là "Thương nhânphân phối cấp I" phải có tới 300.000 chai LPG là không cần thiết vì khó có thểtìm lượng khách hàng để sử dụng có hiệu quả số lượng chai khổng lồ đó.

Nếu không đáp ứng được những điều kiện mới, chắc chắn từ 1/10/ 2010, sẽ có hàngloạt cơ sở kinh doanh LPG... xuống cấp, đó là: Những cơ sở kinh doanh hiện nayđang là đầu mối nhập khẩu LPG sẽ trở thành Thương nhân phân phối LPG cấp I,những cơ sở kinh doanh phân phối LPG cấp I hiện nay sẽ trở thành tổng đại lýhoặc đại lý....

Ai thiệt ?

Việc một DN đang ở tuyến đầu phải lùi xuống tuyến sau, đang hoạt động kinh doanhphải tuyên bố giải thể, phá sản... là chuyện bình thường trong kinh tế thịtrường nếu nguyên nhân dẫn đến những điều đó là do năng lực quản lý, điều hànhcủa chủ DN.

Song, sự "xuống cấp" (nếu có) của hàng loạt DN kinh doanh LPG hiệnnay lại không do bản thân DN gây ra mà do sự thay đổi của cơ chế chính sách.Nhiều chuyên gia nhận định, sau ngày 30/9 năm nay, hàng loạt DN nhỏ và vừa tronglĩnh vực kinh doanh LPG sẽ bị các DN lớn thâu tóm. Điều đó, tất yếu dẫn đếnnhững hậu quả sau đây:

Thứ nhất, thế độc quyền trong kinh doanh LPG sẽ được thiết lập cả trong lĩnh vựcNK và phân phối LPG trong nước. Rõ ràng, với những điều kiện khắt khe của NĐ107, chỉ những DN có vốn đầu tư lớn và có những thế mạnh khác mới có thể trởthành DN đầu mối trong NK và là DN cấp I trong phân phối.

Câu hỏi đặt ra là, saungày 1/10, thị phần kinh doanh LPG sẽ rơi vào tay những DN nào? Bao nhiêu DN cóvị trí độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh LPG theo quy định của Luật Cạnh tranh? Như vậy, mục tiêu tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, tôntrọng các quy luật khách quan của kinh tế thị trường có còn được tôn trọng tronglĩnh vực kinh doanh LPG?

Kinh doanh gas sau ngày 30/9: “Cá lớn” sẽ nuốt “cá bé”?

Thứ hai, khi thế độc quyền được xác lập thì cạnh tranh lành mạnh trên thị trườngsẽ bị triệt tiêu. Từ đó, giá bán LPG trên thị trường sẽ do một hoặc một số DNđộc quyền quyết định. LPG không phải là mặt hàng do Nhà nước quản lý giá.

Do đó,Nhà nước khó có thể có những biện pháp hữu hiệu để bình ổn giá mặt hàng này. Vìvậy, vô hình trung, NĐ 107 đã trao cho một hoặc một số DN độc quyền thao túnggiá thị trường. Người tiêu dùng sẽ là đối tượng gánh chịu hậu quả của sự tănggiá LPG từ lợi thế dộc quyền của một hoặc một số DN lớn.

Thứ ba, các DN phân phối LPG cấp I hiện nay phần lớn là DNNVV. Tuy nhiên, để chủđộng trong kinh doanh, các DN này đã đầu tư xây dựng các trạm nạp LPG vào ôtô,trạm nạp LPG vào chai và đang trong quá trình khai thác để thu hồi vốn. Đến nay,bị "giáng cấp" từ cơ sở "phân phối cấp I" xuống "Tổng đại lý" hoặc "đại lý", vềnguyên tắc, các trạm nạp đã đầu tư không được hoạt động. Hàng loạt trạm nạp sẽbị bỏ không, vốn đầu tư chưa thu hồi đủ. Thiệt hại này các DN biết kêu ai?

Quản lý các cơ sở kinh doanh LPG là cần thiết nhằm ngăn chặn tình trạng nạpLPG không phép, gây cháy nổ, thậm chí gây thiệt hại tới sinh mạng con người.Để đạt được điều đó cần có những biện pháp quản lý phù hợp.

Tuy nhiên, NĐ107 đã thể hiện tư tưởng "Không quản được thì cấm" mặc dù NĐ không có một từnào về "cấm". Biện pháp "cấm" ở đây là quy định những điều kiện quá khắt kheđể nhiều DN, nhất là các DNNVV không đáp ứng được và ngừng hoạt động. Khoản1 Điều 8 Luật DN quy định về quyền của DN như sau:

"Tự chủ kinh doanh; chủđộng lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ độngmở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãivà tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụcông ích". Phải chăng những quy định nhắm hạn chế kinh doanh LPG tại NĐ 107là trái với quy định nêu trên của Luật DN?

Luật gia VũXuân Tiền -Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty TNHH tư vấn VFAM VN

Theo Diễn đàn doanhnghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.