- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô gái câm điếc bị hiểu lầm trong cửa hàng KFC và câu chuyện phía sau hé lộ sự thật đáng suy ngẫm
Đối với người khuyết tật, họ cần được “nhìn thấy”, thấu hiểu và tôn trọng hơn cả sự đồng tình hay bố thí.
Mới mấy ngày trước, tại cửa hàng KFC ở thành phố Thâm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc), một người quay lại đoạn video thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
Cô gái câm điếc ở cửa hàng KFC
Một cô gái đeo khẩu trang gọi video với bạn trai, cả quá trình không hề có một tiếng nói, chỉ có ngôn ngữ ký hiệu được thể hiện bằng đôi tay cực nhanh.
Người quay clip còn nghĩ rằng cô gái và người đàn ông bên kia đang thổ lộ tình cảm nên đã đính kèm nội dung khi đăng tải video: “Chỉ tình yêu là không có giới hạn”.
Sau đó, trong phần bình luận có người hiểu được ngôn ngữ ký hiệu và đã dịch lại lời cô gái như sau:
“Tại sao không trả tiền? Rốt cuộc thì anh có trả hay không? Lúc mượn tiền thì nói ngon nói ngọt, hứa 2 tháng sau sẽ trả. Nhưng bây giờ lại nói thêm 2 tháng nữa. Tôi khinh anh”.
Thì ra đây không phải là cặp đôi yêu nhau, mà là câu chuyện của cô gái khiếm thính vì cuộc sống đang khó khăn nên phải hối thúc người đàn ông trả tiền cho mình.
Biết được chân tướng, có người liền cảm thán: “Cuộc cãi vã không hề phát ra tiếng động. Người tức giận chỉ muốn hét lên thật lớn. Qua đó mới thấy cô gái đã phải chịu đựng như thế nào”.
Trên nền tảng Zhihu từng có một câu hỏi: “Trung Quốc có hơn 85 triệu người khuyết tật, tương đương với việc cứ hễ 15 người lại có 1 người khuyết tật, nhưng vì sao tôi ra đường hiếm khi bắt gặp họ?”.
Một người trả lời: “Chúng ta như những con vật trong thế giới hoang dã ngoài kia. Song, có người là sư tử, có người là con dê. Không nếm được vị đắng của khổ cực không phải là lỗi của bạn, chỉ là bạn may mắn mà thôi! Nhưng dùng kiến thức của mình để phủ định nỗi khổ của người khác, hay giúp đỡ mà trên miệng vẫn nói lời cay nghiệt là bạn đang tạo nghiệp”.
Đối với người khuyết tật, họ cần được “nhìn thấy”, thấu hiểu và tôn trọng hơn cả sự đồng tình hay bố thí.
Cách thể hiện ngôn ngữ của người câm điếc khác người bình thường
Trên nền tảng RED (tương tự Instagram) có một bài đăng của cô gái “bóc phốt” shipper câm điếc vì đã nhắn tin thể hiện thái độ vô cùng khó chịu.
Anh shipper đã nhắn tin với loạt câu như: “Vui lòng trả lời”, “Trả cho tôi 27 tệ”, “Đơn số bao nhiêu, nhanh lên”, “Sao tôi không nhận được 27 tệ?”...
Trong phần bình luận, một giáo viên từng dạy học ở trường dành cho người câm điếc lên tiếng phân trần:
“Cách biểu đạt ngôn ngữ của họ không giống người bình thường. Có thể diễn tả một câu đủ chủ ngữ và vị ngữ như vậy là quá giỏi rồi. Họ không thể sử dụng quá nhiều tính từ, ngữ khí hay kính ngữ. Vậy nên hãy thông cảm cho họ”.
Một người có em gái là người câm điếc cũng đứng ra lý giải: “Em gái tôi là người câm điếc. Cách sắp xếp trình tự câu từ của họ không giống chúng ta. Họ chỉ có thể cố gắng biểu đạt ý tứ, còn vào tai người nghe thì có lẽ sẽ hiểu khác đi khá nhiều”.
Thật vậy! Đối với người khiếm thính, nếu điều kiện gia đình khá giả thì từ nhỏ đã được sử dụng máy trợ thính, nhờ đó cách biểu đạt ngôn từ có thể giống với người bình thường hơn. Nhưng đây chỉ là thiểu số mà thôi.
Đa số người câm điếc sẽ thể hiện câu nói một cách trực tiếp. Logic của ngôn ngữ ký hiệu và nói chuyện đương nhiên khác nhau rất nhiều.
Với mong muốn hòa nhập vào thế giới, để người xung quanh hiểu được tiếng nói của mình, họ đã phải nỗ lực không ngừng nghỉ.
Cái chúng ta cho là chuyện bình thường, nhưng lại là sự khó khăn với nhiều người.
Hãy bao dung với những số phận không được may mắn
Điều đáng tiếc là xã hội này có quá nhiều người phiến diện, dễ hiểu lầm, thậm chí là miệt thị với người tàn tật.
Cũng giống như sự việc mới diễn ra gần đây. Một cô gái đăng tải nội dung đánh giá chê bai thậm tệ dành cho shipper vì nghĩ rằng anh ta dùng tấm giấy chứng nhận khuyết tật để cô phải quyên tiền.
Mặc dù khẳng định bản thân không hề kỳ thị người câm điếc nhưng giọng điệu và cách hành văn của cô đầy sự miệt thị và phiến diện.
Thật ra, đây hoàn toàn là hiểu lầm. Chàng shipper câm điếc này được công ty làm cho tấm thẻ công việc thể hiện nội dung như sau:
“Xin chào, tôi là nhân viên shipper của Meituan. Vì tôi bị câm điếc nên không thể nói chuyện. Xin bạn vui lòng kiểm tra các món đã đủ chưa, đồng thời tiến hành đánh giá đơn hàng giúp tôi. Cảm ơn!”.
Vì không thể giao tiếp với khách hàng nên công ty đã làm như vậy để giúp công việc của shipper câm điếc được thuận lợi hơn.
Trên ứng dụng thể hiện đầy đủ hình ảnh, nhưng cô gái này không hề xem kỹ càng mà đã phán đoán shipper có ý xin tiền, còn tức giận đánh giá 1 sao rồi đăng tải trên mạng xã hội.
Cô gái này chỉ là một ví dụ trong nhóm người ngoài kia. Họ không thể đồng cảm với người khuyết tật, không biết hạ mình một chút để nhìn vào những số phận thiếu thốn hơn mình.
Cơ thể lành lặn là may mắn của bạn. Người tàn tật cũng cần được thế giới công nhận.
Vậy nên, khi gặp các anh shipper, bác rửa xe, cô lao công, nhân viên bán hàng, thậm chí là nhân viên tiệm cafe bị tàn tật, mong bạn hãy dành cho họ sự nhẫn nại và bao dung hơn một chút.
Không ai là ốc đảo cô đơn. Chúng ta là một quần thể rộng lớn. Chỉ là sự tồn tại này có được tìm thấy hay không mà thôi!
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Đời sống9 giờ trướcỞ độ tuổi U50, mẹ Doãn Hải My vẫn tự tin diện đồ bó sát, khoe thân hình mảnh mai, vòng eo thon gọn, xương quai xanh gợi cảm.
-
Đời sống13 giờ trướcMới đây, TPHCM đã được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Condé Nast Traveller (CN Traveller) đưa vào danh sách những điểm đến hấp dẫn, đáng để ghé thăm nhất trong năm 2025.
-
Đời sống13 giờ trước"Manifest" không chỉ là một từ vựng mà còn đại diện cho một tư duy mới thể hiện một sự thay đổi trong cách con người đối diện với thách thức và cơ hội.
-
Đời sống14 giờ trướcMới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh một bà cụ bán bánh xèo ở Bình Định thoăn thoắt đổ bánh, nhấc chảo rồi tung chính xác vào đĩa cho thực khách.
-
Đời sống15 giờ trướcKỷ nguyên số, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội dẫn dắt thế hệ Z đi khắp những mê cung dường như không có điểm cuối trong thế giới ảo. Họ được gì, mất gì nếu cứ mải mê la cà trong thế giới ấy?
-
Đời sống19 giờ trướcBuổi tối đầu tiên ở Hà Nội, du khách Nhật cùng gia đình đến phố Hàng Thiếc để thưởng thức món ngan cháy tỏi. Họ nhận xét món ăn rất ngon và tiếc nuối vì ở Nhật Bản không có.
-
Đời sống19 giờ trướcTikToker đẹp trai có thân hình vạm vỡ của một gymer khiến chị em mê mẩn không chỉ vì ngoại hình mà nhờ tài móc len cực khéo, tạo ra những sản phẩm hết sức dễ thương.
-
Đời sống19 giờ trướcJess McHugh, cây bút của The New York Times, nhấn mạnh: "Không có gì ấn tượng bằng việc chứng kiến cảnh tượng thu hoạch hoa súng ở Việt Nam".
-
Đời sống20 giờ trướcTừ "slay" của gen Z đang được sử dụng rộng rãi và gây tò mò cho nhiều người thuộc các thế hệ trước đó, vậy "slay" là gì đối với các bạn trẻ?
-
Đời sống21 giờ trướcMỗi tháng một lần, chị Sa dọn dẹp sạch sẽ kệ gỗ, nơi đặt bộ sưu tập thú bông của mình. Những con lấm bụi, chị mang phủi, giặt và phơi cho thơm tho rồi lại bày lên kệ.
-
Đời sống21 giờ trướcMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.
-
Đời sống1 ngày trướcXu hướng yêu của Gen Z phản ánh giá trị tự do, tự chủ và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về mối quan hệ tình cảm.
-
Giới trẻ1 ngày trướcVào dịp cuối tuần, hàng nghìn bạn trẻ đã tìm về vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội) để săn mây, check-in bên những vạt hoa vàng rực rỡ trên sườn núi.